Chương 1: Bệnh cây rừng và các nguyên nhân gây bệnh cây rừng I. Những khái niệm cơ bản


* Đặc điểm chung: tầm gửi có khoảng 54 loài thuộc 5 chi ký sinh trên cây gỗ và cây ăn quả. Trong đó các loài bị hại là cây keo, bồ kết, xoan, sau sau, trẩu, mỡ, mít, na, bưởi, vải, nhãn, khế



tải về 181.59 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích181.59 Kb.
#31397
1   2   3   4   5   6   7   8   9

* Đặc điểm chung: tầm gửi có khoảng 54 loài thuộc 5 chi ký sinh trên cây gỗ và cây ăn quả. Trong đó các loài bị hại là cây keo, bồ kết, xoan, sau sau, trẩu, mỡ, mít, na, bưởi, vải, nhãn, khế.

  • Nó thuộc cây bụi gỗ hoặc nửa bụi

  • Có lá xanh có thể quang hợp để tổng hợp một phần dinh dưỡng cho cây, có lá đơn mọc cách hoặc mọc đôi, hoa lưỡng tính

  • Thường làm cho cây lệch tâm, lệch tán, chết khô.

* Đặc điểm xâm nhiễm, lây lan

  • Đến mùa tầm gửi cũng ra hoa kết quả như các TV #

  • Hoa có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn các loài côn trùng thụ phấn. Quả là dạng thịt khi chín có vị ngọt hấp dẫn các loài chim thú ăn quả, bên ngoài hạt quả có lớp màng nhầy, chim thú không có khả năng tiêu hoá và được bài tiết trên cành cây hoặc quả có cị đắng chim thú ăn xong nhè hạt trên cây.

  • Khi gặp ĐK thuận lợi thì hạt nảy mầm, dùng rễ mầm chọc thủng tầng biểu bì của vỏ để xuyên vào libe gỗ và thiết lập quan hệ kí sinh ổn định trên cây chủ.

* Biện pháp phòng trừ

  • Cần theo dõi và phát hiện sớm để nhổ bỏ tầm gửi trên cây chủ

  • Phun thuốc hoá học loại diệt cỏ (Star) vào giai đoạn trước khi tầm gửi ra hoa và khi mới xuất hiện trên cây.

  • Hạn chế các loại chim thú ăn quả tầm gửi

  • Chặt bỏ kịp thời những cây bị tầm gửi hại nặng

d2. Họ tơ hồng (cuscutaceae)

+ Đặc điểm chung:

  • Tơ hồng cũng có nhiều loại, thuộc loại dây leo, không phân biệt thân, cành, lá.

  • Không có khả năng quang hợp => lấy toàn bộ dinh dưỡng của cây chủ (Chuyên ký sinh)

  • Gây nên bệnh thắt nghẹt, lệch tâm, lệch tán ở cây => làm cây sinh trưởng kém.

  • Có nhiều màu sắc: Vàng cam,vàng nhạt, xanh vàng, tím xanh

  • Kí sinh trên cây nhãn, bạch đàn, keo, mõ, trẩu, hồi

* Đặc điểm xâm nhập lây lan

  • Đến mùa tơ hồng cũng ra hoa kết quả như các TV khác. Mùa quả chín trùng mùa thu hái hạt cây rừng

  • Quả là dạng quả nang mở vách .Vì vậy nên hạt tơ hồng thường lẫn với hạt cây rừng

  • Số còn lại thì rơi rụng trong đất, mùa xuân năm sau khi gặp ĐK thuận lợi thì hạt tơ hồng nảy mầm, lúc đầu dùng rễ mầm cắm xuống đất lan vào cây bụi rồi lan sang cây chủ

  • Khi gặp cây chủ tơ hồng xuất hiện rễ mới, xâm nhập trực tiếp và thiết lập quan hệ ký sinh ổn đinh trên cây chủ, rễ trong đất dần dần thối đi.

* Biện pháp phòng trừ

  • Theo dõi và kịp thời nhổ bỏ khi tơ hồng mới xuất hiện trên cây

  • Phun thuốc diệt cỏ, giai đoạn tơ hồng mới xuất hiện hoặc trước khi ra hoa kết quả

  • Chặt bỏ kịp thời những cây đã bị tơ hồng hại nặng.

  • Trong vườn ươm trước khi gieo hạt phải loại bỏ hết hạt tơ hồng khỏi hạt cây rừng.

  • Cây lật đất để hạn chế tơ hồng nảy mầm. Kết hợp với chăm sóc rừng xuyên, phát dây leo vào đầu mùa xuân cuối mùa khô.




Chương II: Sinh thái và biến động bệnh cây

I - Quy luật biến động bệnh cây

1. Quá trình biến đổi bệnh cây

  • - Vật gây bệnh trong quá trình phát sinh, STPT và xâm nhập vào cây chủ phải trải qua hàng loạt các biến động trong cây bệnh => thay đổi về sinh lý sinh hoá => Thay đổi về hình thái, giải phẫu.

Sinh thái và biến động bệnh cây

a. Những thay đổi về sinh lý, sinh hoá

* Sự thay đổi về chế độ nước:

  • Bình thường cây biểu hiện cân bằng về nước còn khi cây bị bệnh sự cân bằng về nước trong cây bị phá vỡ, phần lớn thì hàm lượng nước giảm (khô héo, cháy lá) đặc biệt đối với các bệnh hại lá (Do ở lá có nhiều lỗ khí khổng, mở to khí khổng, cây bị bệnh thì hô hấp nhiều hơn => khô héo lá)

  • Một số bệnh vi khuẩn xâm nhập vào mô bệnh=> tắc ống mạch dẫn => giảm khả năng dẫn nước.

  • Một số ít bệnh A0 đất cao, nhiệt độ không khí cao => thối rễ, làm cho cây bị sũng nước => chết

Sinh thái và biến động bệnh cây

* Sự thay đổi về tính thẩm thấu của tế bào chất

  • Bình thường thì áp lực thẩm thấu của TBC diễn ra một cách bình thường, không tăng, không giảm => h/động sinh lý diễn ra bình thường

  • Khi cây bị bệnh áp lực thẩm thấu trong TBC bị thay đổi. Tuỳ theo từng loại bệnh, loài cây mà áp lực thẩm thấu có thể tăng hoặc giảm theo từng loại bệnh và thời kỳ sinh trưởng của từng loại cây => phá huỷ sự hút nước bình thường của tế bào.

Sinh thái và biến động bệnh cây

* Thay đổi về khả năng quang hợp

  • Phần lớn khi cây bị bệnh thì k/năng quang hợp giảm

  • Đối với các bệnh hại lá: Phấn trắng lá keo, gỉ sắt bạch đàn, rơm lá thông, cây kí sinh. Khi cây bị bệnh thì hàm lượng diệp lục giảm từ 24-36%, khả năng quang hợp giảm 40%.

  • Đối với bệnh hại thân cành: loét thân cành, mục thân cành, giảm ít hơn (Cây kí sinh do cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây chủ làm giảm k.năng QH của cây)

Sinh thái và biến động bệnh cây

* Thay đổi về khả năng hô hấp

  • Khi cây bị bệnh thì cường độ hô hấp tăng đặc biệt các bệnh hại lá, ng.nhân do VGB ức chế các hoạt động về hô hấp của cây làm cho các lỗ khí khổng mở to hơn bình thường. Khả năng hô hấp phụ thuộc và giai đoạn phát triển của bệnh và tăng nhiều nhất ở cuối thời kỳ ủ bệnh.

* Thay đổi về nhiệt độ trong cây

  • Khi cây bị bệnh thì nhiệt độ của cây thường tăng lên, đối với các bệnh hại lá thì tăng 0,5 -10C (tuỳ theo thời kỳ phát triển của bệnh và tuổi của cây), đối với bệnh hại thân cành thì tăng nhiệt độ ít hơn.

Sinh thái và biến động bệnh cây

b. Thay đổi về hình thái, giải phẫu

Là kết quả của hàng loạt quá trình thay đổi về các hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây chủ.

1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương