Chiến tranh lớN


– Tranh chấp Biển Đông Nam Á



tải về 7.88 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích7.88 Mb.
#36539
1   2   3   4   5   6

53 – Tranh chấp Biển Đông Nam Á.
Bắc kinh tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên 80% vùng biển Đông Nam Á mà Bắc Kinh gọi là vùng biển lưỡi bò phải được xem là mũi tấn công xuống phía nam trên biển nhắm vào VN, phối hợp với mũi tiến công xuống phía nam qua ngả Miến Điện để mở đường đi vào Ấn Độ Dương, đó là hai mũi tiến công chính của Bắc Kinh hiện nay. Để bảo vệ cạnh sườn cho hai mũi tiến công này, Bắc Kinh mở mặt trận phía Pakistan để đe dọa Ấn Độ, tung hải quân đe dọa lực lượng Nhật Bản, Úc cũng như Đại Hàn. Việc Bắc Kinh phái đoàn chiến hạm nổi gồm 11 chiếc thêm vào số tầu ngầm tấn công loại Tống không rõ bao nhiêu (ước tính cũng khoảng 10 chiếc thuộc hạm đội tầu ngầm của Bắc Kinh đi kèm phân đội này) ; việc điều động này nhằm thực tập cho hải quân Hán thực hiện các chiến dịch từ xa để bảo vệ quân Hán trên vùng Biển Đông nếu đụng độ sảy ra.Trong cuộc chiến hải quân nếu sảy ra thì tầu ngầm sẽ là lực lượng chủ lực do Hán Hoa tung ra nhắm đánh lực lượng đối nghịch trong vùng (như Đức trước đây với loại U Boat vậy).

Phía Mỹ cũng phản ứng dữ dội khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á trong hai năm qua.Bắc Kinh tất hiểu rõ là khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển ĐNÁ sẽ gây bất đồng lớn đối với Mỹ cũng như các nước trong vùng. Do thế Bắc kinh chủ trương tương nhượng quyền lợi với Mỹ, song song với việc gia tăng áp lực quân sự chính trị và kinh tế đối với các nước trực tiếp liên hệ để đẩy các nước này đến chỗ phải nói truyện tay đôi với Bắc Kinh, nhằm vô hiệu hóa chủ trương can thiệp bằng ngoại giao có kết hợp với hợp tác quân sự của Mỹ. Trong cuộc cờ này VN là con bài chính yếu.Một khi bóp cổ được VN thì các nước khác trong vùng sẽ mất hướng chống đối.

Trong các năm qua, áp lực của Bắc kinh đối với VN ngày càng gia tăng.Sau khi ép VN ký hiệp ước biên giới trên bộ cũng như trên vịnh Bắc Việt, bây giờ là lúc Bắc Kinh ép VN phải nhượng bộ để tiến tới việc ký kết hiệp ước trên biển nơi được đánh giá là đầy tài nguyên dầu khí. Đây lại là vấn đề sinh tử đối với thế giới cũng như đối với VN, do thế tranh chấp Biển Đông mau chóng trở thành tranh chấp quốc tế.Muốn giải quyết chẳng dễ chút nào.Để so sánh nồng độ chiến tranh leo thang thế nào trong mấy năm qua, chúng ta có thể ước tính năm 2009 chỉ khoảng 10% năm 2010 tăng lên 20%, năm 2011 tăng lên 40%. Như vậy chiến tranh chưa thể sảy ra trong năm nay được vì các phía chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn.

Phía Mỹ mở Hội Thảo về an ninh hàng hải trên vùng Biển Đông với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế cũng như các quan chức chính phủ các nước liên quan.Đại Diện Bắc Kinh đã đưa các dẫn chứng lịch sử không liên tục về vùng biển này để khẳng định là Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi.Quan điểm của Bắc Kinh bị phản đối kịch liệt, cứ y như là các vị tham dự chỉ đến đây để tố cáo Bắc Kinh đã gây bất ổn trong vùng biển này. Ông John Mc Cain Thượng Nghị Sỹ Mỹ nói đến xa lộ 8 làn xe được Bắc Kinh xây dựng tại Miến Điện mà chẳng có xe nào chạy, ngoài chiếc xe duy nhất của ông chạy trên xa lộ đó mà thôi.Ông gián tiếp tố cáo Bắc Kinh xâm lăng bằng di dân và chiếm đoạt tài nguyên các nước, đồng thời chuẩn bị chiến tranh.

Xin lưu ý là, các phía không thể tự ý muốn phát khởi chiến tranh tùy tiện theo ý nghĩ chủ quan của mình được.Trước khi khởi chiến, các phía liên can còn phải trải qua nhiều bước can gián của quốc tế song song với việc gia tăng áp lực của mỗi phía lên phía kia. Về phương diện lý thuyết chiến tranh hiện đại kết hợp với chính trị, cách nay trên 40 năm đã được các học giả Mỹ xem xét tỷ mỷ và đưa ra kết luận thường gồm trên 30 step (chuyên môn gọi là Rungs tức là bậc thang) khác nhau kể từ khi bất đồng phát sinh cho đến khi hai phía lâm chiến. Tranh chấp thế giới hiện nay không đơn giản chỉ là tranh chấp song phương mà là trên quy mô toàn cầu, nên thế giới vẫn tìm cách giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.

Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội mới hôm qua đều ngỏ ý muốn giải quyết trong ôn hòa.Việc này ngay tức khắc đặt ra vấn đề liên quan đến Hội Nghi Quốc Tế về vùng biển Đông Nam Á nhằm tìm cách phân chia quyền lợi hài hòa cho các bên liên quan.. Tạp chí Time số June-27 trích dẫn các cuộc xuống đường của người dân VN trong nước nổi lên chống Hán Hoa, song song với lập trường có vẻ cứng rắn hơn của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Bắc Kinh khi thực tập bắn đạn thật trên vùng biển tranh chấp, đã trưng dẫn một bản đồ được cho biết là đề nghị của LHQ theo nguồn tin của CIA theo đó VN được hưởng phần phía đông của Trường Sa đến phía nam Hoàng Xa ước lượng khoảng 35% lãnh thổ trên biển. Phi hưởng phần phía tây Trường Sa đến phía tây nam Hoàng Sa, khoảng 25% lãnh thổ, Bắc kinh và Đài Loan được hưởng phần lãnh hải phía bắc Hoàng Sa, Bắc Kinh hưởng phần phía tây bắc Hoàng Sa đến một phần vịnh Bắc Bộ, Đài Loan phần phía đông bắc Hoàng Sa.Theo đề nghị này, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei đều có phần lãnh hải trong vùng biển Đông Nam Á.

Điều này giải thích lý do tại sao Bắc Kinh lồng lộn trong việc đòi chủ quyền 80% vùng biển ĐNÁ. Sau khi hùng hổ tưởng như muốn ăn tươi nuốt sống VN cùng các nước khác trong vùng, Bắc Kinh nay thấy hố nên tạm lui binh để vớt vát thể diện. Các diễn biến trong vài tháng qua cho thấy, Bắc Kinh hầu như chẳng thống nhất chủ trương gì cả, trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Điều này cho thấy thực trạng sức mạnh của Đảng CS Bắc Kinh đang bị sói mòn như thế nào.Xem ra Hồ Cẩm Đào đang buông lỏng quyền lãnh đạo trong lúc chờ cho Tập Cẩm Bình lên thay thế trong vai trò Tổng Bí Thư Đảng CS Tầu. Sau bẽ bàng đó, Bắc Kinh chủ trương tiếp tục chính sách bẻ đũa từng chiếc một bằng cách nói truyện hòa hoãn bằng đường lối ngoại giao với VN, Hà Nội dĩ nhiên phải đáp ứng.Hai phía đã đồng ý thảo luận nhằm tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp Biển ĐNÁ

Một số người không am hiểu chính trị thế giới nên vội lên tiếng đả kích Hà Nội là nhu nhược khi nói truyện với Bắc Kinh.Thực ra Hà Nội đã hành động đúng theo quy tắc hành xử trong quan hệ quốc tế. Vấn đề quan trọng không nằm trong quyết định nói truyện song phương, mà là chính nội dung các vấn đề mà Hà Nội đặt ra với đối phương, cũng như lập trường kiên định của VN trước các vấn đề nền tảng bất khả tranh cãi đó. Đánh giá Hà Nội phải dựa trên nội dung cùng cách thức Hà Nội tiến hành thương thuyết với Bắc Kinh. Cần nắm vững điều sau đây: “cho dù ai cũng biết là cuộc thương thuyết sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng thương thuyết vẫn là sự chọn lựa khôn ngoan trong khi chờ cho tình hình diễn biến trong thực tế”.


Nhiều bài học lịch sử đã qua để Hà Nội rút tỉa kinh nghiệm:
a - Vấn đề Biển Đông là vấn đề đa phương chứ không phải là song phương, nên Hà Nội cần hiểu rẳng cuộc thương thuyết giữa hai phía chỉ là một mảng nhỏ của cục diện toàn cầu mà thôi.Chiến tranh lớn mới giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề thế giới trong đó có vấn đề Biển Đông.

b - Vấn đề Biển Đông thực tế đã được quốc tế hóa, được thế giới hỗ trợ bằng các cuộc hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, bằng nghị quyết của Quốc Hội Mỹ lên án Trung Cộng xử dụng tầu hải quân cùng tầu hải giám trong vùng Biển Đông.Mặc dù Nghị Quyết này không phải là Luật, nhưng cũng cho thấy Quốc Hội Mỹ muốn nhìn thấy các phía giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết.

c – Nắm vững đề nghị của LHQ đã được tờ Time đăng tải.Việc này thật không vô tình, việc đăng tải này nhằm hỗ trợ cho các nước ĐNÁ nói truyện tay đôi với Bắc Kinh trong khi chờ cho tình hình diễn biến. Cần lưu ý là: thơ do Phạm Văn Đồng ký cho Bắc Kinh năm 1958 hoàn toàn không có căn bản pháp lý chiếu theo công pháp quốc tế hiện hành. Cũng năm này khá nhiều lính Tầu giả dạng ngư dân đã bị Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt tại Hoàng Sa khi chũng xâm nhập các hòn đảo này, đó là cuộc chiến Hoàng Sa năm 1958 như vậy thơ của Phạm Văn Đồng cũng như Ung Văn Khiêm ký với Bắc Kinh là vô nghĩa.

d – Cần lưu ý vấn đề Biển Đông hôm nay cần được nhìn trên căn bản mới. Trong mọi văn bản chánh thức VN cũng như các nước ĐNÁ chỉ xử dụng từ ngữ duy nhất là: Biển Đông Nam Á; gạt bỏ hẳn từ ngữ Biển Nam Trung Hoa do sự ngộ nhận của các nhà hàng hải Âu Châu trong thế kỷ 16 khi thám hiểm vùng đất này.Danh có chính thì ngôn mới thuận là vậy.Một khi ĐNÁ xử dụng tên gọi này, chắc chắn sẽ được thế giới đồng tình.

e – Cần lưu ý là đừng bao giờ để vấp ngã như kiểu hội nghị Thành Đô năm 1990. Khi ấy các cấp lánh đạo ĐCS Hà Nội bồng bế nhau qua dự hội nghị mà không hề chuẩn bị Agenda cho Hội Nghị, cuối cùng trúng kế do Tầu dương ra (những người này đáng tội nặng). Tình hình nay đã thay đổi rất nhiều, cả thế giới quay lưng lại với Tầu, trong khi năm 1990 cả thế giới đứng sau Tầu.Vấn đề lãnh hải trên Biển Đông Nam Á (gọi tắt là Biển Đông) là vấn đề quốc tế, VN không có thẩm quyền pháp lý để bàn luận tay đôi với Bắc Kinh. Đây không phải là vấn đề biên giới trên bộ hay vịnh Bắc Bộ để Hà Nội có thể thỏa hiệp cho dù VN bị thiệt do sức ép từ Bắc Kinh.Cần đặc biệt lưu tâm: “sẵn sàng xử dụng vũ lực để lấy lại chủ quyền trên biển là lãnh thổ hợp pháp được thế giới công nhận theo Luật Biển được LHQ thông qua năm 1982”.Bắc Kinh đang cố tình mô tả cứ y như rằng VN đã đồng thuận với Bắc Kinh để lung lạc tinh thần dân Việt quay lại chống giới cầm quyền Hà Nội hiện nay.

Xin tất cả hãy nhớ, mọi toan tính từ Hà Nội vẫn không thể đi ngược lại với các toan tính của quyền lực được.Cho nên chẳng có giải pháp nào có giá trị dựa trên thỏa hiệp tay đôi theo chủ trương của Bắc Kinh có giá trị thi hành cả. Bản đồ do LHQ đưa ra là định hướng để các bên có bổn phận phải thi hành.Tuy vậy, nếu khéo tranh thủ dư luận thế giới cũng như biết cách thực thi các chính sách để củng cố vai trò của VN trong lâu dài thì tỷ lệ trong thực tế của VN đối với Biển Đông Nam Á sẽ tăng lên đến 50% như đã trình bày trên Diễn Đàn Dân Chủ với Nguyễn Đình Toàn.

Câu hỏi mà nhiều người âu lo là: liệu Mỹ có can thiệp giúp VN một khi Bắc Kinh tung quân đánh VN để gây sức ép buộc VN phải ký kết thỏa hiệp phân chia thềm lục địa hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào thời điểm, cũng như quy mô mở rộng chiến tranh đến đâu.Do thế trong giới hạn hẹp và chưa đúng lúc, Mỹ sẽ không can thiệp, Mỹ vẫn chủ trương giải quyết trong hòa bình và thương thảo giữa các phía liên quan. Nhưng khi chiến cuộc leo thang đến mức độ nào đó bắt buộc Mỹ cũng như các nước khác phải can dự.Do thế, nếu không thấy thế giới can thiệp bằng quân sự như mong đợi của nhiều người, xin cứ bình tĩnh.Vì chiến tranh này là chiến tranh cực lớn, thế giới gọi là thế chiến III hay Apocalypse hay ngày tận thế cũng đúng thôi; vấn đề biển Đông chỉ là một trong nhiều mặt trận, trong đó chúng ta phải tham dự theo cách riêng của mình.

Nhà cầm quyền Hà Nội về mặt chánh thức đại diện cho quyền lợi của VN trong mọi hội nghị quốc tế cũng như các chính sách đường lối nhằm bảo vệ độc lập cho nước nhà.Trong quá khứ Đảng CSVN đã phạm quá nhiều sai lầm chết người như công hàm do Phạm Văn Đồng ký với Bắc Kinh, hay hội nghị Thành Đô năm 1990 là cụ thể. Các hành động như vậy phải được coi là hành động bán nước để lại tiếng dơ muôn đời như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống khi xưa.Quyền lực toàn cầu giàn dựng để Mao tiến hành thao túng VN trong suốt trên 60 năm mới chỉ là một trong nhiều yếu tố mà thôi. CSVN không nhất thiết phải đâm đầu ký công hàm như Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 hay mù quáng đến dự hội nghị Thành Đô năm 1990. Phạm Quang Cơ là người khôn ngoan, các đám Tổng Bí Thư như kiểu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đều là những người đắc tội với tổ quốc. Nhưng bây giờ không phải lúc lên án truyện cũ, thế hệ lãnh đạo CSVN hiện nay lúc đó còn quá nhỏ cấp bậc nên có rất ít trách nhiệm về các sai lầm đã qua, nhưng họ phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trước đất nước cùng dân tộc trong điều kiện Bắc Kinh đã tung nanh vuốt quấn chặt lấy con mồi VN.

Do thế, khi nói đến đoàn kết, người Việt còn tấm lòng với tiền đồ dân tộc cần biết thật rõ là: “đoàn kết với ai, trên vấn đề gì”.Việc này không dễ biết cụ thể tỏ tường trong mặt trận tình báo gài người khắp nơi trong nước cũng như hải ngoại.

Hội Nghị an ninh hàng hải Biển Đông cho thấy,Hà Nội hoàn toàn không biết vận động dư luận thế giới.Nhiều vấn đề liên quan, nhưng quan trọng nhất chính là các cấp cán bộ CS trong nước vẫn chưa dám khẳng định lập trường chống Tầu khi tình hình chưa đủ chin mùi. Họ tỏ ra thực tiễn của kẻ bàng quan trước vận mệnh đất nước.Những vị nằm ngoài chính quyền cũng như hải ngoại làm công việc vận động dư luận thế giới thuận tiện và hữu hiệu hơn người Việt trong nước.Nhưng người hải ngoại cần biết vận động dư luận quốc tế hoặc cần biết xử dụng các chiêu thức đặc biệt để tranh thủ quyền lực toàn cầu ở cấp cao.Việc này không dễ, nhưng nếu biết cách ta vẫn có thể tác động theo cách riêng của ta.

Đoàn kết trong ngoài là rất mực cần thiết để thống nhất sức mạnh chống kẻ thù chung của cả dân tộc cũng như của nhân loại, như lời Đức Cha Hợp địa phận Vinh mới đây trả lời phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do.Việc này thực ra cũng chỉ một số bộ phận tinh anh người Việt mới thực sự biết đoàn kết với ai và như thế nào mà thôi, quần chúng sẽ rất khó hiểu được cụ thể diễn biến bên trong hậu trường chính trị toàn cầu, trong đó VN chỉ là một mảng nhỏ, nhưng là mảng nhỏ rất quan trọng.

Một lần nữa, đất nước lại trải qua cuộc chiến hiệp ba kể từ năm 1946 đến nay.Các chế độ CS VN, Hán Hoa hay VNCH thực ra cũng chỉ là công cụ do quyền lực toàn cầu nặn ra tùy theo nhu cầu mỗi lúc khác nhau.Với quyền lực toàn cầu, ai cai trị ở Bắc Kinh hay Hà Nội chả quan trọng. Kịch bản đã viết và giàn dựng như vậy, các phía phải thi hành.Bắc Kinh vẫn tưởng mình là người chơi cờ, thực ra cũng chỉ là con rối.Nhưng trước Công Pháp Quốc Tế, mọi sự phải được sắp xếp đúng theo thủ tục trong chiến tranh cũng như hòa bình để xây dựng một khung pháp lý để các phía thi hành sau này. Ta gọi đó là sự giàn dựng (Scenario, hay Conspiracy cũng đúng thôi).

Cho nên tất yếu ta phải quyết liệt đi vào cuộc chiến tranh hiệp III này một cách thật tỉnh táo và đầy trí tuệ.Thế giới họ trọng ta là ở chỗ đó, những ai ở trong nước được chọn để thi hành những kế khác nhau, cứ việc thi hành bất chấp các chống đối đến từ bất cứ đâu. Bắc Kinh thực tế ngày càng sa lầy ngay trong mưu kế của mình.Quyền lực họ cho được thì họ lấy lại được, đơn giản vì cho mà anh không biết đem lại phúc lợi cho người dân nước anh cũng như cho con người nói chung.Tất cả những diễn biến đã qua cho thấy Bắc Kinh đã hoàn toàn không chấp nhận cách hành xử của người văn minh và cũng không thể tự quản trị đất nước Hán Hoa được, cho nên Hán Hoa có bị phân rã làm nhiều mảnh quả là đúng với thực trạng của xã hội Hán Hoa.

Phần trên có nói đến nấc thang chiến tranh (tiếng Anh là Rungs theo thuật ngữ chuyên môn).Đối với các nhà nghiên cứu, khi xem xét một cuộc chiến đơn lẻ thường phải trải qua khoảng 32 rungs (nếu tôi nhớ không lầm, vì học lâu quá rồi, đã hơn 40 năm).Nhưng cuộc chiến ở một vùng nào đó chỉ là một phần của chiến tranh rộng lớn hơn nên nấc thang chiến tranh khu vực lại lệ thuộc vào nấc thang chiến tranh toàn cầu. Do thế, người quan sát phải biết nhìn toàn cảnh để biết vùng nào sãn sàng cho chiến tranh, vùng nào chưa sẵn sàng, nên phải chờ cho cuộc chiến lớn nổ ra trên căn bản toàn diện. Trên căn bản đó, nếu ta đánh giá là thế giới chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn, nếu một khi chiến tranh nhỏ cấp vùng sảy ra (như Irak, hay Afghanistan chẳng hạn), ta tính toán được ngay mục tiêu cùng các hệ lụy của cuộc chiến khu vực đó, ý đồ chiến lược của cuộc chiến đó, cùng các đối sách của các phía liên quan.

Lịch sử VN cận đại cần được thẩm định lại toàn diện trên nền tảng mới, theo đó mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta đã bị đẩy vào chiến tranh đầy phức tạp trong suốt thế kỷ 20.Thực ra chúng ta CS cũng như VNCH, chả có quyền hành gì thực tế cả, tất cả bị đẩy vào vòng xoáy của lịch sử toàn cầu. Nhìn trong nghĩa hẹp thì rõ ràng đó là chiến tranh giữa người Việt với người Việt.Vì các cuộc chiến đó nên Bắc Kinh đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để xâm lăng chúng ta trong suốt thời gian dài kể từ năm 1945 đến nay.Nhìn trong toàn cảnh của cục diện toàn cầu, chiến tranh hiệp III này sẽ giải quyết một lần mọi tồn đọng của lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh giữa Việt với Hán.

Cánh cửa lớn của lịch sử hàng ngàn năm mới mở ra một lần là vậy.Đây là vận hội để cả dân tộc ta biết chọn lựa hướng đi phù hợp với đà tiến hóa của lịch sử nhân loại, gạt hẳn ra ngoài mọi tàn tích của nọc độc Hán đã cố tình gài vào lòng dân ta để biến ta thành nô lệ cho Hán.Những ai có duyên được đi vào vận hội lịch sử ngàn năm này dường như đang xuất hiện từ từ.

Trong điều kiện hiện nay khi đất nước tiến vào cuộc chiến tranh hiệp ba với kẻ thù đích thực truyền kiếp của nòi Việt.Khác hẳn với hai cuộc chiến trước đây, cuộc chiến này ta toàn quyền quyết định về vận mạng của dân tộc trong hướng đi chung của thế giới; cho nên ta cần đoàn kết một lòng đánh trả kẻ thù truyền kiếp là Hán, các vấn đề khác sẽ được giải quyết sau này khi chiến tranh chấm dứt (cũng chẳng còn lâu nữa đâu).

Đối với những ai còn nghi ngờ, xin hãy cứ xem cách thức Hoa Kỳ tiếp cận toàn vùng cũng đủ thấy chủ trương chiến lược cũng như cung cách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi toàn diện so với thời chiến tranh lạnh (báo chí VNCH đã từng gọi ông Bunker Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn là Toàn Quyền).Ngày nay Mỹ chủ yếu dựa vào thuyết phục, giải thích chứ không áp đặt. Nhà cầm quyền nào trong vùng không đủ nhận thức để nhìn thấy các thay đổi căn bản đó, vẫn không chịu thay đổi thì phương pháp thuyết phục có thể khác hơn như tại Ai Cập hay Libya là cụ thể.Ngay cả trong trường hợp như vậy mọi việc cũng phải diễn biến theo đúng luật pháp quốc tế như qua LHQ (như tại Lybia với nghị quyết 1973 của LHQ), hoặc nhân dân đứng lên lật đổ như tại Ai Cập, Tunisia, Yemen, sắp tới đây là Syria và cả Iran).

Thế lực do tình báo Bắc Kinh dăng mắc trong nước lẫn hải ngoại là một thực tế hiển nhiên. Các nhóm tình báo văn hóa, truyền thông, tổ chức tội ác, tình báo thương mại, tài chánh vẫn luôn xử dụng các chiêu thức để đánh lạc hướng hoặc lung lạc tinh thần người Việt chủ yếu bằng cách phao tin đồn nhảm, tuyên truyền xám, mạ lỵ người khác để làm mất đoàn kết trong người Việt nói chung.Chúng sẽ thất bại vì lực lãnh đạo cuộc chiến này vẫn lặn sâu nên kẻ thù chẳng thể biết được.Dĩ nhiên mặt nổi vẫn là Đảng CS cũng như nhà cầm quyền trong nước trong mọi quan hệ quốc tế.

Như đã trình bày trên, tranh chấp Biển Đông là vấn đề quốc tế, chẳng bao giờ là vấn đề song phương như Hán nghĩ.Không một thỏa hiệp song phương nào ký kết giữa Hán với bất cứ nước nào có giá trị thi hành; tất cả chỉ là chiêu thức ngoại giao của Hán để trưng dẫn trong các hội nghị quốc tế sau này mà thôi.Đảng CSVN phải ý thức thật rõ điều này.Sai một ly đi một dặm là vậy, nếu không sẽ trúng kế do Hán dăng ra ngay lập tức.



Nhưng cứ thương thuyết, nếu không sẽ trúng kế Hán, ta không tranh thủ được dư luận quốc tế, Hán sẽ tố ta cứ khăng khăng chủ chiến.Nhưng thảo luận - chứ chưa phải thương thuyết, chủ yếu là thăm dò và làm sáng tỏ lập trường và quan điểm của ta trước dư luận thế giới - cần dựa trên một số định hướng căn bản như sau:

- Nắm vững nguyên tắc nhất lý nhì lỳ trong thảo luận với Hán.Kỹ thuật thương thuyết này cần được nghiên cứu học tập thật kỹ lưỡng đối với đoàn VN tham gia thảo luận với Hán về hồ sơ Biển Đông.Cần nhớ là thảo luận để chờ cho tình hình diễn biến cụ thể trong vài năm tới đây.

- Nắm vững định hướng do bản đồ do LHQ đề nghị, được coi là khung chánh thức sẽ được thi hành trong tương lai tới đây. Không nước nào cãi được đâu.

- Nắm vững nguyên tắc ứng xử tại Biển Đông (DOC) đã được các bên liên quan chấp nhận.

- Nắm vững Luật Biển 1982 của LHQ được các bên thông qua.Đó là Luật Quốc Tế hiện hành, cho dù bất cứ ai ký hay không ký vào Công Ước này, họ vẫn thi hành trong thực tế.

- Nắm vững nguyên tắc thương thuyết trong thế mạnh.Đàm đàm-đánh đánh. Trong khi nói truyện luôn đề cao cảnh giác với các nhóm tình báo của Bắc Kinh trong nước, quân đội cần sẵn sàng bảo vệ đất nước cũng như tham gia vào cuộc chiến lớn trên quy mô toàn cầu.Trong nước cần kín đáo mở rộng hợp tác với hải ngoại để tranh thủ dư luận thế giới.Nên khiển trách nặng nề Đoàn VN tham gia hội thảo an ninh hàng hải trên Biển Đông tại Washington DC mới đây, tin cho hay đoàn này đã dùng nĩa gõ vào thành ly để phản đối bài phát biểu của ai đó.Hành động như vậy là thiếu văn minh làm nhục quốc thể nhất là đối với nhà ngoại giao hoặc đại diện chính phủ.Thế giới họ đánh giá kỹ lắm đấy.


6 – Các hình thái chiến tranh khác.
Chiến tranh nguyên tử hay hỏa tiễn đạn đạo sảy ra giữa ba anh có đủ loại đồ chơi này là truyện phải xét đến, vì khi chiến tranh leo thang các phía không thể tự chế được nữa; nhất là Hán Hoa cũng như Pakistan đều là các thế lực có truyền thống hành động bất chấp luật lệ quốc tế. Do thế, ta cần xét đến các bất ổn khác cũng có thể dẫn đưa thế giới vào chiến tranh toàn diện.

Các học giả Phương Tây trước đây luôn nói đến ngày tận thế, 21-12-2012 theo Maya, Cựu Ước, cũng như theo Dịch Lý khi mặt trời đi vào giữa giải ngân hà.Theo Maya chỉ duy nhất một cuốn sách còn sót lại hiện để tại hạt Bavaria/Đức (lại Hội Kín nữa rồi) thì ngày đó chỉ sảy ra mỗi 26,000 năm.Maya cho biết thế giới chuyển qua một đại chu kỳ mới chứ không nhất thiết là ngày cuối cùng của trái đất như phim ảnh Hollywood cố tình thổi phồng lên để gây chú ý dư luận (như phim The Last Day of the World).

Nhưng quả thực thế giới đang trải qua một khúc rẽ mới để chấm dứt văn minh cũ, chuyển sang văn minh mới đối với loài người.Đó là một việc mà loài người này chưa hề trải qua bất cứ kinh nghiệm nào.

Văn minh cũ đã để lại đầy mâu thuẫn cùng bất trắc do tôn giáo, chủ nghĩa quốc gia, chủng tộc với khối tài nguyên thiên nhiên do mỗi nước chiếm cứ làm của riêng của mình (như hầm mỏ hay Bắc Cực cũng như Nam Cực là cụ thể), trình độ khoa học kỹ thuật mỗi nước khác nhau cho nên chiến tranh liên miên chẳng thể giải quyết được. Không giải quyết đến nơi đến chốn, loài người kể như tuyệt vong; có thể chấm dứt hẳn văn minh này để đưa trái đất trở lại với chu kỳ lạnh, để mở đầu cho văn minh mới sẽ hình thành trong vài trăm ngàn năm tới chăng. Do thế, thế giới cần cấp bách cần thống nhất về một mối, chấm dứt chủ nghĩa quốc gia, đặt mọi loại tài nguyên trong quyền điều tiết của Quyền Lực Toàn Cầu Mới, bao gồm chính quyền đại diện cho các khu vực địa lý văn hóa chủng tộc khác nhau.Như vậy thể hiện sự hợp nhất Đông/Tây để cứu trái đất này, văn minh này.Mọi thế lực chống đối cần phải bị dẹp tan, chính nghĩa nhân loại là vậy.

Bà Hillary Clinton trả lời phỏng vấn của Jeffrey Goldberg trên tạp chí Atlantis khi nhắc đến chủ nghĩa thực dụng kiểu von Bishmack nước Đức thế kỷ 19 để so sánh với chủ nghĩa thực dụng Tầu hiện đang theo là có ý muốn nhấn mạnh một cách khéo léo đến lý tưởng mà nước Mỹ noi theo trong mục đích thống nhất loài người hiện nay.Bà Clinton rõ ràng cho biết là trong thời gian dài đã qua, Mỹ là quốc gia đã không theo chủ nghĩa thực dụng trong chính trị mà đeo đuổi lý tưởng vì nhân loại. Do thế, Mỹ đã đứng lên dẹp chủ nghĩa thực dân Âu Châu cổ, chủ nghĩa bành trướng Đại Nga, nay dẹp chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc cùng Hồi Giáo cực đoan cũng là rất chính đáng.Điều này khiến cho các thế lực thù nghịch nhắm đánh Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ cùng theo đuổi chủ trương Toàn Cầu Hóa. Do thế, ta cần xem xét đến các hình thái chiến tranh khác nhau do các thế lực chủ trương phá hoại thế giới cố tình gây ra trong tương lai tới đây.

Chiến tranh khủng bố quốc tế

Osama bin Laden bị hạ sát mới đây tại Abbottabat, người kế vị là Ilyas Kashmiri cũng bị máy bay mỹ hạ sát sau đó hôm 1 tháng 6-2011.Các cuộc tấn công này sảy ra song song với việc NATO cũng như CIA đứng sau các cao trào đòi dân chủ thuộc thế giới Hồi Giáo Bắc Phi-Trung Đông.Syria xuống đường đã hơn tháng nay, Assad đã huy động quân đội đàn áp lực lượng biểu tình thuộc đa số Suni chiếm 70% dân số Syria trong khi giới cai trị thuộc dòng Assad chỉ là một bộ tộc nhỏ chiếm 10% dân số Syria. Số dân bị quân đội Syria bắn chết đã lên đến trên một ngàn, căng thẳng giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng.Việc này cho thấy tại sao trong 42 năm qua, Thổ lại ủng hộ phe Assad cai trị đa số theo Suni cùng gốc tôn giáo với đa số người Thổ Nhĩ Kỳ. Giải thích việc này bằng cách nhìn xem tình hình tại Irak khi Sadam Hussein gốc Suni lãnh đạo nước Irak mà đa số dân gồm 60% lại theo hệ phái Shia song hành với dòng Assad tại Syria.

Nay là lúc cần lật đổ Assad sau khi phái Shia tại Irak được củng cố để giữ sự quân bình trong vùng.Mặt khác giải quyết vấn đề Syria thì mới giải quyết vấn đề Palestine với Do Thái được; cho dù điều này sẽ đụng với Iran là nước ở xa nhưng hỗ trợ Assad để thêm vây cánh. Iran tự biết là làn sóng chống đối đang lan rộng trong vùng.Iran cũng đang phải đối diện với cao trào du kích chiến, bất ổn chính trị cũng như kinh tế, trong khi Tầu không thể giúp được nhiều vì biện pháp cấm vận của Phương tây đối với Iran. (Iran còn đang phải chờ Tầu mở đường vào Pakistan thì mới vô Iran được) Iran tất phải nghĩ đến kế trực tiếp tấn công vào quyền lợi của Mỹ trong vùng cũng như ngay cả nước Mỹ hoặc Âu Châu; nếu không làm gấp, chế độ giáo trị Iran sẽ bị dân chúng nổi lên lật đổ.Iran mới tuần rồi đã thực hiện cuộc họp của các tổ chức khủng bố quốc tế, đã cho thử hỏa tiễn tầm trung.Tình hình khủng bố quốc tế có nhiều khả năng leo thang trong thời gian sắp tới đây, điều này cũng phù hợp với chủ trương của Hán Hoa khi Bắc Kinh đang bị vây khốn nhiều mặt.

Nếu tiện nghi dầu khí của Ả Rập Seoud bị khủng bố đánh thì sao, thảm họa môi sinh sẽ khủng khiếp đối với thế giới, giá dầu thô sẽ tăng lên 250 dollars ngay tức thì.Các tiện nghi dầu khí trong vùng rất khó bảo vệ, một khi sảy ra sẽ đưa thế giới vào chiến tranh toàn diện.




tải về 7.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương