Chiến tranh lớN



tải về 7.88 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích7.88 Mb.
#36539
  1   2   3   4   5   6
CHIẾN TRANH LỚN.

Cuộc họp lần thứ ba tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn diễn ra vào hai ngày 9 và 10 tháng 5-2011, giữa hai phái đoàn đại diện chính thức của Hoa Kỳ và Trung-Cộng, nhằm trao đổi quan điểm liên quan đến hai vấn đề mang tính nền tảng là chiến lược và kinh tế thật đáng để ta quan tâm phân tích, khi cả hai phía đều thẳng thừng bày tỏ lập trường khó xoay chuyển của mỗi phía liên quan đến cục diện phức tạp của thế giới hiện nay.Các phía tham gia thực hiện hai diễn đàn riêng biệt.Diễn Đàn liên quan đến chiến lược được đặt dưới sự đồng chủ tọa của bà Hillary Clinton, Ngoại Trưởng Mỹ, cùng ông Đới Bình Quốc là Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc. Diễn Đàn kinh tế được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Phó Thủ Tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cùng Ông Tim Geithner Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ.Cuộc họp lần này rất đáng để ta lưu tâm theo dõi, khi so sánh với hai kỳ họp trước.Thật rõ ràng là mâu thuẫn ngày càng trở nên công khai, không đơn giản chỉ vì gần đến mùa bầu cử tại Mỹ vào năm 2012, mà chủ yếu bị chi phối bởi hàng loạt các diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới đòi hỏi mỗi phía phải minh thị lập trường của mình về từng vấn đề cụ thể.Sự minh định lập trường như thế lại định ra hướng đi chiến lược mà mỗi phía đều kiên định trong chủ trương không thể xoay chuyển của mình.Việc này thực ra trực tiếp liên quan đến điều mà những nhà chiến lược gọi là quyền lợi sinh tử của mỗi phía.


Cái thế Do or Die nay trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Việc này liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của rất nhiều quốc gia trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, đặc biệt là VN cùng nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á và về lâu về dài cả Ấn Độ Dương, cũng như tương lai toàn cầu.
1 - Đối Thoại trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Thế Chiến II kết thúc với việc hình thành Cơ Quan Liên Hiệp Quốc cùng hàng loạt các tổ chức quốc tế khác trên quy mô toàn cầu đã mở ra một chương mới trong quan hệ quốc tế.Các tổ chức quốc tế đó thực tế trở thành các diễn đàn để các phía đối nghịch phát biểu lập trường, chủ trương của mình.Chiến tranh lạnh kéo dài trong 45 năm cuối thế kỷ 20 đã chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại như vậy là hữu ích nhằm ngăn chặn một cách nào đó đối với khả năng sảy ra một cuộc chiến toàn diện, bởi các các hệ thống vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả hai phía đều sở đắc trên quy mô lớn, có khả năng hủy diệt văn minh này một cách dễ dàng.Hình thức đối thoại thông qua tổ chức quốc tế như vậy hầu như chưa bao giờ sảy ra trong quan hệ quốc tế trước cuối thập kỳ 1930, khi phe Trục tung quân gây chiến mở đầu cho cuộc chiến thảm khốc hồi thế chiến II.
Khi các phía chấp nhận đối thoại, mặc nhiên họ cũng nhìn nhận rằng giữa họ với nhau vẫn tồn tại một số mâu thuẫn nhất đinh.Do thế các phía đều ra sức tìm kiếm một giải pháp cho mâu thuẫn quyền lợi giữa hai phía.Thực tế lịch sử cho thấy, mâu thuẫn quyền lợi sinh tử luôn dẫn đến đụng độ theo một cách nào đó, làm suy yếu để rồi dẫn đến sự phân rã của một trong hai phía tương tranh.Như vậy đối thoại chiến lược-kinh tế Mỹ,Hoa hiện nay nên được coi như đánh dấu thời kỳ hai phía cố tìm cách tránh đụng độ trực tiếp trong khi cả hai vẫn tìm cách hạ đối phương nhằm khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới của mình.Một cuộc chiến như vậy sẽ hủy diệt sức mạnh của phe này hoặc phía kia, sẽ mở ra cơ hội cho thế lực khác nổi lên chi phối chính tình thế giới. Lịch sử nhân loại đã chứng tỏ như vậy rất nhiều lần từ đông sang tây.
Tuy vậy, các diễn đàn đối thoại giữa Đông-Tây, giữa Bắc-Nam (nước giầu với nước nghèo) trong suốt thời gian chiến tranh lạnh sảy ra giữa Liên Xô và Phương Tây được lãnh đạo trực tiếp bởi Hoa Kỳ, thường chỉ là các diễn đàn vô thưởng vô phạt mà thôi.Cuộc đối thoại có thực chất trong chiến tranh lạnh chính là việc Nga-Mỹ đồng ý trao đổi quan điểm liên quan đến vũ khí chiến lược được gọi tắt dưới tên là Strategic Arms Limitation Talk, SALT.Các cuộc trao đổi này đã dẫn đến chỗ hai phía Nga, Mỹ đồng ý thiết lập đường dây diện thoại đỏ trực tiếp giữa cấp lãnh đạo cao nhất của hai nước. Thỏa Hiệp SALT 2 được hai phía ký kết hồi 1972 tuy không chấm dứt việc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường, nhưng ít ra cả hai phía đều đồng ý với nhau điều căn bản, đó là: “cần tránh tối đa các hiểu lầm giữa quân đội hai phía.Các hiểu lầm khi sảy ra dễ dàng dẫn đến các cuộc leo thang trả đũa lẫn nhau bằng các loại vũ khí tiến công chiến lược, nguy hại khôn lường đối với tương lai của nhân loại. Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, hai phía Nga, Mỹ đều quyết liệt tung ra các đòn chí mạng đánh vào đối thủ dựa trên lý thuyết chiến tranh gián chỉ.Nhưng hai phía không đặt ra vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế như ta đang chứng kiến trong mối quan hệ Trung Cộng với Mỹ như hiện nay”.
Liên Xô tự tuyên bố bỏ cuộc tỷ thí giữa đế quốc Thảo Nguyên Nga được khoác cho bộ áo Cộng Sản với thế lực hàng hải Phương Tây được lãnh đạo trong thực tế bởi Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ 1945 đến 1990. Chính thời điểm Liên Xô và Mỹ ký kết thỏa hiệp SALT 2, cũng đánh dấu thời kỳ Mỹ chuẩn bị xuống thang chiến tranh trên khắp mọi mặt trận trên lục địa Á, Phi, Mỹ Latinh được đánh dấu bởi Thông Cáo Chung Thượng Hải ký kết giữa Chu Ân Lai với Richard Nixon Tổng Thống Mỹ. Trong khi Mỹ chuẩn bị lui binh trên lục địa và một phần trên vài vùng hải phận đầy tranh chấp (như vùng Biển Đông nước ta) lại chính là thời kỳ đánh dấu giai đoạn Mỹ củng cố con chủ bài Hoa Lục dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông.
Thời kỳ này đánh dấu giai đoạn đầy tế nhị và bí ẩn trong quan hệ giữa Mỹ với các nước một thời đã là đồng minh của Mỹ trong chiến tranh lạnh, cũng chính là thời kỳ uy tín của Mỹ bị xói mòn nhiều nhất trước các chủ trương bỏ bạn cũ bắt bạn mới, cũng chính là thời kỳ các quân nhân Mỹ tham chiến gian khổ trong cuộc chiến VN phải chấp nhận đánh chỉ để thua chứ không được phép huề trên chiến trường. Hàng loạt mưu kế chính trị, tình báo được tung ra trong giai đoạn này đã tạo ra đầy dẫy ngộ nhận đối với khối quần chúng thông thường, đồng thời cũng đẩy Liên Xô đến chỗ phải lao vào cuộc chạy đua chiến lược cân não một mất một còn đối với Phương Tây.
Nhưng đòn chiến lược gây nhiều tranh cãi nhất chính là xây dựng sức mạnh cho Trung Cộng, trong khi Mỹ cũng như Âu Châu kể cả Nga đều biết rất rõ là: “Trung Cộng chủ trương bành trướng lãnh thổ trên lục địa cũng như trên biển và không gian và chính Trung Cộng mới là hiểm họa lớn nhất đối với phần còn lại của thế giới, vô luận là phương tây hay phương đông”. Việc củng cố con chủ bài Hoa Lục dẫn đến chỗ Đài Loan bị hất văng ra khỏi Liên Hiệp Quốc, VNCH bị thí không thương tiếc để quân CS Miền Bắc thi hành chủ trương thân Liên Xô mau chóng thôn tính Miền Nam.Nhưng vài điều vừa kể chỉ mới là một phần nhỏ trong toàn kế sách nhắm vào Hoa Lục trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. Việc này Mỹ đã âm thầm giúp Mao vẫn nắm vững cục diện tại Hoa Lục, cho dù Lâm Bưu là người thân Nga muốn chủ trương lật đổ Mao để nắm cục diện Hoa Lục vào thời điểm năm 1969 khi Mao quyết định theo Mỹ. Trong suốt thập kỳ 1960, cái thế của Mao khá bấp bênh trong việc đu dây giữa Mỹ với Liên Xô dưới thời Kruschev, Lâm Bưu sẵn sàng lật đổ Mao để đưa Trung Cộng đứng hẳn trong hàng ngũ với Nga.Chính sự trợ giúp kỹ thuật cũng như tin tức tình báo mà Mỹ thâu thập được đã giúp Mao, Chu Ân Lai lật ngược thế cờ, khiến Lâm Bưu cùng giới tướng lãnh thân cận phải bôn tẩu sang Nga.

Việc này sảy ra năm 1969 khi quân đội Nga, Hoa đụng độ trực tiếp trên hai bờ sông Ussurry phân chia lãnh thổ hai nước.Nhưng trên đường bôn tẩu sang Nga, máy bay chở Lâm Bưu bị không quân Trung Cộng bắn hạ trên lãnh thổ Nội Mông. Mao cho phát động cách mạng văn hóa nhằm mục đích đè bẹp các nhóm chống đối chủ trương chuyển hướng chiến lựợc của Mao là : “từ bỏ con đường thân Nga, theo Mỹ để phát triển Hoa Lục thành thế lực kinh tế, quân sự, chính trị hùng mạnh đúng theo truyền thống Hán Tộc khi xưa”. Như thế, Mao tồn tại trên đỉnh quyền lực được là do sự trợ giúp bí mật của Mỹ về tin tức tình báo cũng như khoa học kỹ thuật trong việc chế tạo hỏa tiễn cũng như kỹ thuật nguyên tử, những thứ mà Nga không dám cung cấp cho Mao, mặc dù Mao nhiều lần khẩn khoản yêu cầu Nga trợ giúp.


Mỹ còn trợ giúp Mao sâu rộng trong giai đoạn chuyển quyền từ Mao qua Đặng Tiểu Bình, trong đó vai trò của nhóm Tứ Nhân Bang được lãnh đạo bởi Giang Thanh, Vương Hồng Văn thực ra chỉ là bộ phận còn sót lại của thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa mà thôi. Đặng là người thực tiễn, nhìn thấy rõ nhu cầu cấp bách của Hoa Lục là cần gấp rút cải cách toàn diện kinh tế Trung Hoa trong tiến trình dài hạn nhằm thực hiện dân chủ Hoa Lục theo cách Trung Hoa. Đặng cũng thấy rõ chỉ có sức mạnh quân sự không thôi sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không nói là sẽ trở thành gánh nặng khủng khiếp đối với xã hội, kềm chế đà tiến của xã hội như kinh nghiệm tại Liên Xô đã chứng nghiệm như vậy. Trung Hoa nếu muốn vươn lên thành siêu cường, cần biết vận dụng mối quan hệ với Mỹ cũng như Phương Tây trong việc xây dựng sức mạnh kinh tế, bằng vào việc xử dụng vị thế của mình trong các tranh chấp Nga, Mỹ để đòi hỏi các nhượng bộ từ phía Mỹ đối với việc chuyển giao kỹ thuật cho Hoa Lục được coi là mấu chốt cho sự thành công của Trung Hoa trên bước đường canh tân toàn diện về mọi mặt trước khi vươn cánh tay thép bọc nhung đi xâm lăng thế giới.
Do thế, khi Đặng bị Mao thông qua Cách Mạng Văn Hóa đầy đọa, một con trai của Đặng bị đánh đến đỗi bị liệt, việc này cần được xem là cách thức để Mao củng cố quyền lực vào thời điểm được coi là tế nhị nhất trong việc chuyển hướng chủ trương của Mao theo Mỹ. Như thế chủ nghĩa CS chỉ còn là vỏ bọc bề ngoài mà thôi, nhưng mặt khác cũng là để thử thách lập trường của giới lãnh đạo tương lai sau Mao-Chu. Đặng là nhân vật sáng chói nhất trong tất cả nhóm Ủy Viên Cao Cập Bộ Chính Trị Trung Cộng. Đặng đã từng chỉ huy quân đội ở cấp cao, thực tiễn trong sách lược thân Mỹ để phát triển nước Trung Hoa đã bị tàn phá nặng nề bởi chính chủ nghĩa CS, nên Đặng là người đủ uy tín để thay Mao-Chu trong việc canh tân Hoa Lục. Việc này cũng hù hợp với yêu cầu của phía Mỹ, Mỹ cũng như Phương Tây không thể chuyển giao kỹ thuật nếu Hoa Lục không đề ra được một đường lối cụ thể khả thi và được lãnh đạo bởi những người đủ bảo đảm cho sự thành công của các dự án đầu tư sâu rộng vào Hoa Lục. Trong trường hợp này, để cụ thể hóa vấn đề chính trị và kinh tế giữa Hoa, Mỹ: ta hãy quan niệm như việc Mỹ trở thành nhà ngân hàng, Công Ty Đầu Tư (Investment Corp), Hoa Lục được ví như người đi vay, mặc dù hai phía đã có Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 làm căn bản, nhưng Hoa Lục vẫn phải trình cho nhà đầu tư Business Plan khả thi và cần thực hiện các cải tổ tối thiểu để tiếp nhận đầu tư quốc tế vào khu chế xuất khổng lồ Hoa Lục. Đó chính là những gì đã diễn biến tại Hoa Lục từ sau khi hai bên ký Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 đến nay.
Mỹ củng cố Chủ Nghĩa Tư Bản tại Hoa Lục như thế nào?
Đối với một chế độ độc tài cai trị một đất nước rộng 10 triệu Km vuông, bao gồm hàng trăm chủng tộc khác biệt về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ.Do thế nỗ lực thống nhất Hoa Lục vào một mối như tham vọng mà các cấp lãnh đạo Hán Hoa -vô luận là Quốc Dân Đảng hay CS Trung Hoa- luôn cố theo đuổi, nhưng không dễ thực hiện.Tham vọng này luôn được các Hoàng Đế Trung Hoa xưa thực hiện, nhưng chỉ đem lại thành quả rất giới hạn mặt ngoài mà thôi. Lịch sử Hoa Lục luôn cho thấy chỉ là một tập hợp nhiều sứ quân địa phương như thời nhà Chu hay nhà Hán mà thôi.Tranh chấp Quốc-Cộng tại Hoa Lục sẩy ra sau Cách Mạng Tân Hợi 1910, về thực chất chính là thể hiện cách thức mà Hoa Lục thực hiện chủ trương thống nhất Hoa Lục vào một mối trước khi thực hiện ý đồ thôn tính các lân bang gần, để về lâu về dài mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới.Một thế giới mà Hán Hoa coi là thế giới đa cực, hoặc quan niệm cụ thể hơn chính là thế giới Lưỡng Cực chỉ có Mỹ và Hán Hoa.Nhưng Lưỡng Cực cũng chỉ là tạm thời đối với lịch sử trước khi chuyển qua thế giới đơn cực chỉ còn duy nhất Hán Hoa mà thôi.Bất cứ ai muốn được coi là thế lực chính thống lãnh đạo Hán Hoa đều phải chủ trương chiến lược như vậy, vô luận là phong kiến hay CS hoặc Quốc Dân Đảng.
Sau khi thông cáo chung Thượng Hải được ký kết giữa Richard Nixon, Tổng Thống Mỹ với Chu Ân Lai, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Hoa năm 1972 đặt nền tảng cho mối quan hệ Mỹ-Hoa và cũng là tiêu biểu cho quan hệ Đông-Tây.Trên nền tảng đó, Nga, Nhật cũng như các thế lực khác tại ĐNÁ bị gạt ra ngoài cuộc chơi lớn này.Nhưng tranh chấp giữa các khuynh hướng khác nhau trong nội bộ Hoa Lục lại có cơ hội bùng phát.Hai vấn đề được đặt ra, thứ nhất là chủ trương dân chủ hóa Hoa Lục càng mau càng tốt, kế đến là chủ trương cần tập trung giải quyết kinh tế trên nền tảng củng cố kinh tế thị trường để tạo dựng sức mạnh vật chất cho Trung Hoa Vĩ Đại trong tương lai. Chủ trương dân chủ hóa Hoa Lục một cách mau chóng được đại diện bởi những nhân vật như Hoa Quốc Phong, Triệu Tử Dương đã dẫn đến chỗ cao trào Thiên Ân Môn năm 1989. Cao trào này bị nhóm thực tiễn được lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình, được thi hành trực tiếp bởi Lý Bằng đã thẳng tay đàn áp cao trào này một cách mạnh bạo.Như thế, chủ trương thực tiễn đã thắng thế đối với cao trào dân chủ đi quá sớm, quá xa so với sự sẵn sàng của xã hội Hoa Lục vào thời điểm 1989 vẫn còn quá lỗi thời lạc hậu.
Mỹ trong thực tế làm ngơ để Đặng đàn áp cao trào đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 vì nhiều lý do chiến lược khác nhau

a - Chủ yếu liên quan đến Liên Xô.Vào thời điểm nổ ra biến cố Thiên An Môn, trước đó Ông Gorbachev trên đường đến thăm Bắc Kinh ghé lại Vladivostok đã tuyên bố khái niệm về ngôi nhà toàn cầu. Lời tuyên bố của Ông Gorbachev thể hiện kết quả của các sắp xếp giữa Giáo Hoàng John Paul II cùng Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan liên quan đến các bảo đảm chiến lược để Liên Xô từ bỏ chủ nghĩa CS, trao trả độc lập cho các nước Đông Âu nằm trong đế quốc Nga từ sau thế chiến II.Nhưng như vậy Liên Xô vẫn chưa thực hiện cải cách toàn diện, việc này vẫn cần chờ thời gian lâu dài đến mấy chục năm sau để các tàn dư của chế độ CS còn sót lại bị đào thải tự nhiên. Do thế một sự thay đổi quá mau chóng trong con cờ Hoa Lục (tức là dân chủ hóa song song với cải tổ thị trường theo như chủ trương của Triệu Tử Dương) sẽ trở thành lý do khiến cho các nhóm cựu CS trong nội bộ nước Nga nổi lên chống lại cao trào cải cách do Ông Gorbachev thực hiện.Việc này cũng giải thích lý do tại sao, khi Sadam Hussein xâm lăng Kuwait, Ông Bush già năm 1991 đã bất thần quyết định không đánh tan chế độ Sadam Hussein tại Irak. Lý do là tình hình Trung Cận Đông chưa chín mùi cho các cải cách xã hội thuộc thế giới Hồi Giáo nói chung, việc này cũng đòi hỏi thời gian dài để xây dựng sức mạnh cho các thế lực cực đoan Hồi Giáo đại diện bởi các nhóm giáo sỹ tại Iran, cũng như thế lực Hồi Giáo trẻ đã được xây dựng qua cuộc chiến với quân Nga tại Afghanistan.

b – liên quan đến nội tình xã hội Hoa Lục. Lịch sử nhân loại đã để lại, cải cách kinh tế phải được thực hiện trước để đặt nền tảng cho cải cách chính trị, khi trình độ dân trí cũng như mức sống được tăng tiến trong lòng xã hội nhằm tạo dựng sức mạnh cho các thế lực nồng cốt cho cao trào cách mạng dân quyền, dân sinh, dân chủ như đã được thực chứng trong các xã hội Âu Châu trong thế kỷ 19. Trung Hoa với khối dân số trên 1 tỷ, với lịch sử cướp bóc truyền thống, với nước Tầu hải ngoại trở thành thế lực kinh tế lớn chi phối chính tình Đông Nam Á, cần được xử sự khác hẳn so với Liên Xô. Nhóm lãnh đạo Hán Hoa biết rõ cách vận dụng các con chủ bài đó để xây dựng kế tầm ăn dâu đối với thế giới nhằm thiết lập trật tự kiểu Hán trên quy mô toàn cầu là vậy.Mỹ cũng như thế giới cũng thấu hiểu các toan tính của Hán nên cứ tương kế tựu kế nuôi cho Hán tạo dựng sức mạnh, để đẩy Hán đi vào chiến tranh với lân bang, như lịch sử Âu Châu trong thế kỷ 19 và 20 được tái lập tại Á Châu trong thế kỷ 21 vậy.

c – Họa da vàng là mối đe dọa lớn nhất đối với phần còn lại của thế giới. Trong cuộc cờ này, không thể xử dụng cách thức nuôi dưỡng chiến tranh hủy diệt như kiểu hai thế chiến trong thế kỷ 20 nhằm khuất phục chủ nghĩa quốc gia Đức-Ý-Nhật, cũng như làm tan rã chủ nghĩa đế quốc cũng như trật tự tại Âu Châu cổ. Thực tế chiến tranh không bao giờ là giải pháp tối hậu nhằm áp đặt trật tự của phe nọ trên phái kia.Trong thế đa số của người da vàng đối với người da trắng hoặc các da mầu khác, thế giới một mặt cần giúp đỡ cho các dân tộc khác nhau cùng phát triển hài hòa tùy thuộc sự chín mùi của từng vùng, nhưng mặt khác lại cần khống chế mọi khuynh hướng bành trướng chắc chắn sẽ phát sinh đối với các nước lớn trên bước đường phát triển kinh tế của mình.Hoa Lục là điển hình của tình thế đó.

d – Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Hán-Hoa nhắm vào các vùng lãnh thổ xung quanh Hoa Lục trên lục địa cũng như trên biển là một thực tế hiển nhiên. Trong điều kiện thực tế là : Hoa Kiều trong gần hai thế kỷ đã củng cố sức mạnh kinh tế chính trị tại Đông Nam Á, trong khi các nước ĐNÁ không thể hình thành được một chiến lược toàn diện thống nhất, hữu hiệu nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh. Chính thái độ của người dân trong vùng ĐNÁ dễ dàng chấp nhận chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh ở những mức độ khác nhau , thực tế trở thành mối đe dọa tiềm tang về an ninh đối với vùng ĐNÁ cũng như toàn Á Châu nói chung về lâu về dài.

e - Do thế, việc giải quyết chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa không thể không tính đến chủ nghĩa Hồi Giáo Cực Đoan cũng chủ trương bành trướng dựa trên tinh thần tôn giáo.Hai thế lực này chắc chắn sẽ cấu kết với nhau như một tất yếu lịch sử nhằm loại bỏ ảnh hưởng của văn minh Phương Tây. Đó chính là diễn biến thực tế của họa Da-Vàng, được thể hiện qua mọi hình thái chiến tranh trên quy mô toàn cầu như chiến tranh di dân, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh văn hóa, chiến tranh khoa học kỹ thuật, thương mại, hay tiền tệ tài chánh. Bắc Kinh xử dụng khái niệm dân chủ sơ kỳ dựa trên số đông để tạo dựng thế lực chính trị-kinh tế-quân sự nhằm cố đạt được mục tiêu tối hậu là thực hiện tham vọng thống lĩnh toàn cầu vào lúc nào đó trong tương lai.Hình thức chiến tranh nay được nâng lên mức cao hơn hẳn so với chiến tranh lạnh như: chiến tranh giữa các vệ tinh, trên mạng, chiến tranh truyền thông, chiến tranh khủng bố và chống khủng bố trên quy mô toàn cầu, chiến tranh ma túy cùng các tổ chức tội ác xuyên biên giới, chiến tranh thiên tượng với các loại vũ khí vô hình mà loài người đã phát triển trong 30 năm trở lại đây.


Như thế chiến tranh hiện nay khác hẳn về mục tiêu cũng như cách thức tiến hành chiến tranh so với những gì đã diễn biến trong thế kỷ 20 vừa qua.Ba cuộc chiến lớn trong thế kỷ 20 về căn bản vẫn là nhằm giải quyết tranh chấp giữa các nước Âu-Châu với nhau.Tình hình này từng bước dẫn đưa Á-Châu nổi lên như thế lực tự khẳng định mình đối với trào lưu văn hóa từ Phương Tây lan đến Phương Đông được đánh dấu bởi cao trào thực dân chủ nghĩa Âu Châu vào thế kỷ 18 và 19.Cũng giống như lịch sử Âu Châu vào thế kỷ 19, khi Đức dưới quyền của Otto von Bismarck canh cải Đức vào năm 1862 đã mau chóng dẫn đến chiến tranh giữa các thế lực Âu Châu trong suốt trên trăm năm sau đó.Các thế lực trụ cột tại Á Châu nổi lên vào thế kỷ 20, tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh giữa các thế lực ấy với nhau: Ấn với Hoa đụng nhau là tất yếu lịch sử.

Một lần nữa, Mỹ ở trong vị thế thuận lợi nhất để thúc đẩy tiến trình thống nhất các quốc gia dân chủ trên thế giới một cách sâu rộng hơn nữa.Trên nền tảng đó, bài học lịch sử tại Âu Châu trong thế kỷ 19 nay được ứng dụng tại Á Châu Thái Bình Dương liên quan đến tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh.Việc này tất yếu sẽ dẫn đến chạy đua vũ trang đối với các nước trong vùng, đặc biệt là Ấn Độ cùng các nước ĐNÁ.Chạy đua vũ trang tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh trong vùng.

Âu Mỹ cứ tĩnh tọa chiêm quan, không vọng động, ngoài việc giữ mối quan hệ cân bằng với các thế lực trong vùng nhằm cố ngăn chặn một cuộc chiến đang hình thành chủ yếu do việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng Biển Đông của nước ta, hiện đang trong vòng tranh chấp của nhiều quốc gia xung quanh vùng biển này. Như thế chủ trương của Âu Mỹ là không thể trực tiếp can dự vào các vấn đề của Á Châu Thái Bình Dương. Vấn đề Á Châu là của người Á Châu phải tự giải quyết lấy. Âu Mỹ đã hoàn tất trách nhiệm của mình là cung cấp cho Á Châu cơ hội để trở nên giầu có sung mãn, được coi như sự trả nợ đối với thời kỳ thực dân chủ nghĩa. Như vậy cho dù bất cứ tình huống nào sảy ra, sự can dự trực tiếp của Âu Mỹ vào vùng này sẽ mau chóng bị quy kết tội xâm lăng; một việc mà Mỹ quyết không can dự khi thời điểm cũng như điều kiện thực tế chưa đủ chín mùi với lời yêu cầu của các nước Á Châu.

Vấn đề Á Châu phải để cho Á Châu tự giải quyết, Hoa Kỳ chỉ can dự khi có yêu cầu chính đáng phù hợp với điều kiện cụ thể của thế giới mà thôi.Dĩ nhiên trước các đe dọa về an ninh mà Bắc Kinh vẫn thường thực hiện theo nhiều cách khác nhau đối với các nước láng diềng phương nam, Hoa Kỳ trong thế bất đắc dĩ phải củng cố mối quan hệ an ninh với từng nước riêng rẽ phù hợp với điều kiện của mỗi nước.Chủ trương như vậy thực tế không thể coi là Hoa Kỳ chủ trương bao vây Trung Cộng được.Các nước ĐNÁ thực tế muốn kết thân với Mỹ để giữ quân bình với Bắc Kinh bành trướng xuống Phương Nam.Như vậy việc Mỹ trở lại ĐNÁ chính là đáp ứng đối với yêu cầu chính đáng của các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương.Nhưng Hoa Kỳ có thể ngăn chặn được chiến tranh trong bao lâu? Đó là câu hỏi chính yếu hiện nay.Việc này tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh liên quan đến đủ mọi hình thái chiến tranh mà Bắc Kinh muốn tung ra để tạo lợi thế trong cuộc thương thuyết với thế giới về quyền lợi của Bắc Kinh.


Lập Trường của Bắc Kinh
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong gần 30 năm qua trung bình hàng năm 10% thực ra lại là thong lọng siết cổ Hán Hoa, trước sau gì cũng đẩy Hán Hoa đến chỗ bị phân rã tự bên trong khi mức sống của người dân được nâng lên đến mức nào đó đủ để thúc đẩy cuộc cách mạng xã hội như đã từng trải qua trong xã hội Âu Châu hồi giữa thế kỷ 19.Như lịch sử đã để lại cảm tưởng rằng tộc Hán đã có công thống nhất vùng Trung Nguyên về một mối cách nay 2,000 năm, để hình thành nhà nước trung ương tập quyền trên phạm vi rộng lớn tương đương với toàn vùng Lưỡng Hà, Ai Cập cùng Persia (Iran) cộng lại.Thực tế các nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải chưa bao giờ thống nhất toàn vùng vào một mối như căn bản của một quốc gia thống nhất. Về mặt này đủ xác nhận là học thuyết Khổng Tử đã thất bại trong thực tế khi học thuyết ấy không đóng góp gì đáng kể vào việc làm tăng mức độ giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại.Do thế toàn vùng vẫn đắm chìm trong kiểu dáng xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp trong điều kiện dân số khổng lồ so với các châu lục khác khiến tạo ra bất quân bình về dân số trên phạm vi toàn cầu..

Bất cứ ai muốn lãnh đạo thống nhất Trung Nguyên, tâm niệm phải là: “Chủ trương đế quốc bằng mọi giá.Nếu không họ sẽ không thể nắm được một thứ chính nghĩa giả tưởng phù phiếm do lịch sử nòi Hán để lại, họ sẽ bị các nhóm khác lật đổ” Nhận định này được chứng nghiệm cụ thể với mọi vua chúa cai trị Trung Hoa vô luận có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, và được Mao xử dụng như vũ khí tinh thần nhằm biện minh cho mọi hành vi tàn bạo của mình.Mao thực tế đã hành xử đúng theo truyền thống Hán Hoa để lại.Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chẳng thể thay đổi được vận mệnh nước Hán.

Một nước Hán như vậy không thể tự mình cách tân được, cho nên cần phải trải qua những biến cố tác động từ bên ngoài làm cho xã hội ấy phải đối diện với sự tan rã từ bên trong để tạo điều kiện cho các cải cách sâu rộng về mặt xã hội cũng như nhận thức của người dân toàn vùng.

Lịch sử toàn vùng Trung Đông Hồi Giáo, Châu Phi, Á Châu Thái Bình Dương bước vào khúc rẽ quan trọng vào chính thời điểm này đây, sau suốt trên 60 năm chuẩn bị kể từ sau thế chiến II nhằm tàn phá mọi trật tự cũ của vùng này đồng thời xây dựng lớp tín đồ mới của trào lưu dân chủ hóa toàn cầu để thực hiện cách mạng thật sự.

Tiến trình này sảy ra tại Bắc Phi Hồi Giáo vốn là nơi ảnh hưởng của Hồi Giáo nói chung vẫn giữ sự quân bình so với ảnh hưởng của văn minh Âu Châu, kết hợp với các chuẩn bị cụ thể của phía Mỹ như tại Ai Cập cùng các nơi khác trong thời gian trên 30 năm qua. Cho nên các cuộc cách mạng hồng, cách mạng nhung sảy ra tại vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ về căn bản chưa thể coi là cách mạng dân chủ thật sự, đó chỉ mới đánh dấu tiến trình chuyển hướng lên dân chủ sơ kỳ tại Trung Á mà thôi.Vì dân chủ phải đi liền với nền kinh tế thị trường tự do dựa trên sáng kiến cá nhân thì nền dân chủ ấy mới có nền tảng vững chắc trên bước đường giải phóng con người khỏi các ràng buộc do lịch sử để lại để từng bước xã hội tự hoàn thiện mình.

Đối với vùng Nam Á, Viễn Đông, các chuẩn bị mấu chốt vẫn là về vấn đề Trung Hoa.Các chủ trương chính sách đối với Hoa Lục trong 40 năm qua thực tế chính là vừa cung cấp cơ hội để Bắc Kinh thực hiện chủ trương bành trướng của mình, vừa xây dựng tầng lớp trung lưu tại Hoa Lục để biến tầng lớp này thành các tín đồ của thị trường tự do.Từ thị trường tự do sẽ dẫn đưa Hoa Lục đi vào con đường dân chủ.Do thế, việc đầu tư biến Hao Lục thành khu chế xuất khổng lồ chủ yếu tập trung ở vùng duyên hải, việc này sẽ tạo bất quân bình về lợi tức giữa nông thôn với thị thành tại Hoa Lục.Như vậy mầm mống của nội chiến thực ra đã được gài vào nội địa Hán Hoa sẽ nổ ra khi quyền lực trung ương phải đối diện với các thách đố do tình hình bên ngoài tạo ra.Việc cung cấp súng đạn, dollars cho Hoa Lục là rất cần thiết để giữ cho khối dân khổng lồ này có công ăn truyện làm, việc này cũng chính là nhu cầu cấp thiết của các nền kinh tế thế giới.

Mối tương tác giữa các nước trên thế giới là thực tế không thể coi thường khi mọi vùng nay lệ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại.Vấn đề là làm thế nào để thực hiện cho được hài hòa trong quan hệ quốc tế hiện nay mà thôi.Con đường duy nhất chính là chấm dứt các hình thức của chủ nghĩa đơn lập, thay vào đó bằng chủ trương hợp nhất nhân loại vào một mối để hạn chế tối đa các mâu thuẫn do quyền lợi phát sinh. Chủ nghĩa quốc gia phải bị suy yếu đi như một đáp ứng tất yếu của lịch sử nhân loại, để tạo cơ hội cho chủ nghĩa quốc tế, để chấm dứt chiến tranh trên quy mô toàn cầu.

Sự giầu có của Hoa Lục đâu phải tự nhiên mà có; các quốc gia mới nổi, đặc biệt nhóm bốn nước Nga, Ấn, Hoa, Brasil vốn được gọi tắt là Nhóm BRIC’s; cũng như thặng dư thương mại mà nhiều quốc gia có được đều xuất phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ thâm thủng thương mại của Mỹ, Anh mà ra.

Hán Hoa quyết bành trướng trên bộ cũng như trên biển chính là đầu mối của bất ổn thế giới hiện nay, việc này đã được nhìn thấy từ rất lâu dựa vào lịch sử tranh chấp Việt Hán suốt mấy ngàn năm qua, cụ thể liên quan đến tranh chấp quyền lợi trên phạm vi toàn vùng rộng lớn xung quanh Hán như: Nga ở phía Bắc, Ấn Độ ở phía Tây Hy Mã Lạp Sơn, Đông Nam Á ở phía Nam trong đó VN là con chủ bài nằm giữa vùng sung yếu chiến lược bành trướng của Bắc Kinh.

Bài học lịch sử này thực ra đã sảy ra tại Âu Châu khi Đức củng cố thế lực vào thế kỷ 19.Sức mạnh của Đức hiện nay cũng xuất phát từ thời điểm này.Nhưng Đức là quốc gia nằm giữa Âu Châu cho dù muốn bành trướng trên biển cũng vẫn bị giới hạn trong tham vọng tranh đua với Đế Quốc Anh.Một khi Đức hùng mạnh cũng không làm lệch thế chiến lược toàn cầu, việc này cũng đúng đối với Nga.Mặt khác Nga hay Đức đều thuộc văn hóa Phương Tây nên dù có chiến tranh, việc thống nhất vào một mối được thực hiện để chấm dứt các tranh chấp tại Âu Châu.Đó là hình thái chiến tranh mã thượng cuối cùng sảy ra giữa các thế lực Âu Châu với nhau.

Tại Á Châu cũng như Châu Phi-Trung Đông mọi hình thái chiến tranh như kiểu đã sảy ra trong thế kỷ trước hoàn toàn không thể ứng dụng được trong thế kỷ 21 này.Việc đó dễ bị quy kết là thực dân, làm mất chính nghĩa nhân loại như Hiến Pháp mỹ đã tuyên xưng. Một lần nữa, Mỹ lại ứng dụng chủ trương đứng giảng hòa giữa các thế lực Á Châu với nhau.Cụ thể ở đây là giữa Hán Hoa với các lân bang, trong khi vẫn củng cố các quan hệ toàn diện với từng nước trong khu vực nhằm đề phòng các bất trắc do bất cứ phía nào có thể bất ngờ gây ra.Các lời phát biểu của nhiều giới chức Mỹ, trong một số trường hợp nhiều khi có vẻ trái ngược với các diễn biến cụ thể của tình hình là vậy. Người quan sát phải rất tinh khôn và cần rất am tường lịch sử mới thấy được sự thực đằng sau các diễn biến phức tạp của thế giới hôm nay.

Bắc Kinh là thế lực đang lên, nuôi tham vọng lớn, tuy chưa dám ra mặt kình chống thế lực siêu cường số một thế giới là Mỹ vào lúc này.Nhưng 20 năm tới thì sao khi Bắc kinh đã xây dựng đủ vây cánh tại các nước thuộc Á Châu lớn, Nam Mỹ cũng như Châu Phi cùng.Lúc đó thế giới sẽ phải đến Trung Nam Hải để xin ân huệ.



Chính trị xét về mặt chiến lược đâu có tính trong vài chục năm ngắn ngủi được, phải tính truyện trăm năm và phải theo dõi thật sát mọi diễn biến lớn nhỏ tác động đến cục diện toàn cầu.Do thế, cho dù Bắc Kinh giải thích cách nào đi nữa, Mỹ cùng các nước Phương Tây vẫn phải ra sức đề phòng.Sự đề phòng này được giả định là để tránh các hiểu lầm tự hai phía, đồng thời tìm cách giải quyết các bất đồng phát sinh trong quan hệ của Bắc Kinh đối với phần còn lại của thế giới.Đối Thoại Chiến Lược-Kinh Tế Mỹ-Hoa được mở ra từ năm 2009 chính là nhằm mục đích này.

tải về 7.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương