CHÚa nhậT 2 MÙa vọng a lời Chúa: Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12 MỤc lụC


Lời nói thật thì khó nghe – Lm. Đam Trần Đình Nhi



tải về 302.18 Kb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích302.18 Kb.
#32041
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

7. Lời nói thật thì khó nghe – Lm. Đam Trần Đình Nhi


(Suy niệm của Lm. Đaminh Trần Đình Nhi)

Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng

Ngôn sứ Isaia đã nói trước về ông Gioan Tẩy Giả, gọi ông là “tiếng người hô trong hoang địa”. Hôm nay tiếng hô ấy không lọt tai chút nào, trái lại ít ra làm cho nhiều người thuộc phái Pharisêu và Xa-đốc phải khó chịu hoặc choáng váng mặt mày. Tại sao thế? Vì ông Gioan thẳng thắn sửa sai họ. Vậy chúng ta hãy xem tiếng hô đã nói gì về nhóm người ấy và có lẽ cả về chúng ta hôm nay nữa.

Chúng ta thử hình dung khung cảnh bờ sông Gio-đan, khuôn mặt ông Gioan Tẩy Giả, nhóm người Pharisêu và Xa-đốc. Nét mặt ông Gioan không dữ dằn hay đỏ gay vì nóng giận, nhưng nghiêm nghị và đượm một chút thất vọng. Ông nhìn thẳng vào họ và cất tiếng nói. Ông không nói bóng gió hay rào đón, nhưng đi thẳng vào vấn đề của họ. Họ đến xin ông làm phép rửa như bao người thì đâu là vấn đề? Theo lời ông Gioan, đây là vấn đề thứ nhất của họ. Họ đến xin ông làm phép rửa chỉ là “cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống” thôi, chứ họ đâu có thực lòng sám hối. Họ coi phép rửa của ông Gioan là một thứ nghi thức hay phù phép để giữ cánh tay trừng phạt của Thiên Chúa lại. Cái chứng đặt nặng hình thức bề ngoài vẫn là căn bệnh trầm kha của nhóm người tự cho mình là công chính! Nhưng thực ra phép rửa của ông Gioan chỉ là dấu hiệu mời gọi họ hãy thay đổi cuộc sống mà “sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối”.

Vấn đề thứ hai của nhóm Pharisêu và Xa-đốc là tính tự tôn, dựa vào gốc gác là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Quả thực họ mang cái vỏ là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham, nhưng trong lòng họ đâu còn chút tinh thần nào của tổ phụ Áp-ra-ham nữa! Tổ phụ Áp-ra-ham là cha của đức tin. Còn họ thì sẽ chẳng tin vào Chúa Giêsu và sứ mệnh cứu độ của Người (xem Gioan 8:31-41). Tổ phụ Áp-ra-ham “đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của [Chúa Giêsu]”. Còn họ thì “lượm đá để ném Người” (8:56-57).

Để sửa sai các “vấn đề” của họ và cũng là vấn đề của chúng ta hôm nay, ông Gioan Tẩy Giả kêu gọi tất cả hãy thực lòng sám hối và tin vào Đấng sẽ đến sau ông, tức là Chúa Giêsu, Đấng “sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa, tay cầm nia rê sạch lúa trong sân”. Nói khác đi, chúng ta phải tin vào sứ mệnh của Chúa Giêsu là làm cho chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và sẽ tiếp tục thanh tẩy chúng ta thành “thóc mẩy” để được thu vào kho lẫm đời đời của Thiên Chúa.

Sống sứ điệp Tin Mừng

Có lẽ chúng ta tự hào mình không giống như những người nhóm Pharisêu và Xa-đốc, và những lời cảnh báo của ông Gioan Tẩy Giả không nhắm vào chúng ta. Không phải vậy đâu! Cách sống đạo của chúng ta nhiều khi không khác gì “cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”, làm mọi sự vừa đủ để khỏi bị xuống… hỏa ngục! Chúng ta đi lễ Chúa Nhật vì luật buộc, đọc kinh hạt theo số lượng mà không có lòng. Chúng ta cứ tưởng hễ mình mang danh Công giáo là mai sau sẽ ung dung bước vào thiên đàng. Chúng ta không cần để ý phải “sinh quả tốt” là đời sống Kitô hữu đích thực với đức tin sống động ngay ở đời này.

Sứ điệp của ông Gioan Tẩy Giả thuộc loại “sự thật mất lòng”! Nó đòi chúng ta phải can đảm nhìn thẳng vào cuộc sống mình, để nhận diện những “vấn đề” trong đời sống thiêng liêng cũng như gia đình và xã hội của chúng ta. Sứ điệp của ông Gioan không đe dọa, nhưng thành thực giới thiệu với chúng ta Đấng cứu độ là Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Vậy thì mùa Vọng cũng là thời gian để chúng ta thay đổi lối sống và theo Chúa Giêsu làm môn đệ Người.

8. Hãy sám hối ăn năn – Lm. Phêrô Trần Minh Đức


Thế giới đang chuẩn bị một trang sử mới. Mọi công sở đều lo tính sổ sách. Nhiều người đưa ra những dự đoán cho năm mới. Báo chí, truyền hình làm thống kê, thường đề cập tới những chuyện không may trong thời gian qua: nơi này phong ba bão tố; nơi kia hạn hán mất mùa, chiến tranh. Ngoài những tai nạn xe cộ, còn có tai nạn máy bay, thậm chí còn đụng nhau trên bầu trời bao la nữa! Sắp tận thế chăng? Khắp nơi đều cho thấy những dấu hiệu bất ổn về mọi phương diện, nhất là về an ninh và kinh tế. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta không phải là ngồi cắt nghĩa điềm thiêng dấu lạ, mà là giữa một thế giới hỗn độn chúng ta sáng suốt nhận ra dấu chỉ của thời đại và lời kêu gọi sám hối ăn năn. Tất cả đều tuỳ thuộc vào đó.

Năm xưa, Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong một hoàn cảnh cụ thể. Ông được kêu gọi và sai đến với dân Do thái. Sứ mạng của ông luôn gắn liền với khởi điểm của cuộc đời công khai của Đức Giêsu. Điều này được tất cả bốn tác giả Phúc âm nói đến. Sứ mạng của Gioan được thánh Mátthêu trình bày tóm tắt qua bài Phúc âm Chúa nhật hôm nay. Ngài nhấn mạnh tới lời kêu gọi sám hối ăn năn hơn là phép Rửa. Có thể nói, phép Rửa của Gioan Tẩy giả là dấu chỉ dành cho những người đã nhận biết lỗi lầm của mình, đồng thời sẵn sàng sám hối ăn năn.



Sám hối trước hết là từ bỏ nếp sống giả hình, nếp sống ‘khẩu phật tâm xà’: môi miệng đọc hết kinh này sang kinh khác nhưng lòng dạ đầy những toan tính xấu xa; ngoài xã hội thì khuyên người khác ăn ngay ở lành còn riêng mình thì lại sống bê tha, khuyên mọi người hãy thương mến nhau nhưng sau lưng thì toàn đi nói xấu kẻ khác!

Sám hối có nghĩa là từ bỏ những hình thức suy tôn tạo vật, những hình thức ỷ lại vào danh vọng, tiền tài. Đừng nghĩ rằng đậu được bằng bác sĩ kỹ sư thì tự cho rằng mình là bậc thông thái, biết hết mọi chuyện. Đừng nghĩ rằng mình sinh ra trong một gia đình giầu có, muốn gì cũng được. Đừng nghĩ rằng mình là con nhà gia giáo, là con ông cháu cha, có quyền ngồi xét đoán kẻ khác. Giống như thái độ kiêu căng tư phụ của dân Do thái xưa: Họ nhìn đời bằng nửa con mắt, vênh vang tự đắc, khinh khi người khác vì nghĩ rằng mình là con cháu Ápraham.

Sám hối không có nghĩa chỉ là nhìn nhận lỗi lầm của mình nhưng còn phải đi xa hơn một bước nữa. Sám hối phải dẫn tới việc sửa đổi đời sống như Gioan đã nói: ‘Hãy làm việc lành cho xứng với lòng sám hối’, và cụ thể như thánh Phaolô khuyên: ‘Anh em hãy tiếp rước nhau như chính Đức Giêsu đã tiếp nhận anh em’.

Sám hối ăn năn chính là ngưỡng cửa bước vào ‘trời mới đất mới’ mà tiên tri Isaia đã diễn tả: sói sống chung với chiên con, beo nằm chung với dê, trẻ con măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, … Khi vợ chồng con cái yêu thương hoà thuận với nhau, khi con người sẵn sàng trở về làm lành với Thiên Chúa thì cuộc sống sẽ trở thành một mảnh thiên đường. Chúng ta không cần phải đợi sau khi chết mới được hưởng phúc thiên đàng, nhưng ngay trong lúc này nếu như chúng ta muốn, chúng ta có thể biến cuộc sống thành thiên đường. Hạnh phúc thiên đàng có nghĩa là sự hiệp thông của con người với Thiên Chúa và giữa con cái loài người với nhau.

Để có thể sám hối ăn năn, chúng ta phải nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa. Một tấm lòng hỗn độn, đầy những lo âu và tham vọng chắc chắn không thể nào nhận ra. Lời kêu gọi của Gioan Tẩy giả phát xuất từ sa mạc. Cũng vậy, chỉ khi trong tâm hồn có một chỗ trống, có nghĩa là sẵn sàng dẹp bỏ mọi lo âu bận rộn qua một bên, trở về với lòng mình trong thinh lặng, chúng ta mới nhận ra tiếng Chúa. Chính lúc đó Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ làm việc trong chúng ta. Ngài sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan và thông suốt để phận biệt đâu là công minh chính trực, đâu là gian tà, phận biệt đâu là lúa, đâu là rơm. Ngài sẽ tăng sức giúp chúng ta đạt tới đích điểm.




tải về 302.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương