CHÚa nhậT 2 MÙa vọng a lời Chúa: Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12 MỤc lụC



tải về 302.18 Kb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích302.18 Kb.
#32041
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

20. Gioan Tiền Hô


Để hiểu được vai trò và sứ mạng của Gioan tiền hô, chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh xã hội của người Do Thái thời bấy giờ. Thực vậy, thời bấy giờ là thời đô hộ của đế quốc La mã, thời ra oai tác quá của Hêrôđê, thời dân Do Thái tìm mọi cách để được giải phóng. Giữa lòng dân tộc và đặc biết tại thủ đô Giêrusalem, nhiều phe nhóm đã được hình thành với những khuynh hướng và lập trường khác biệt nhau.

Trước hết là nhóm Biệt phái. Nhóm này phát sinh từ thời Macabêô, qui tụ chừng sáu ngàn người, trong đó có một vài tư tế, các tiến sĩ luật, ký lục và thường dân. Nhờ trung thành với lề luật và truyền thống của cha ông, họ trở nên những nhà lãnh đạo tinh thần của dân chúng. Do đó, họ có một ảnh tưởng đáng kể về phương diện tôn giáo và luân lý. Riêng trong lãnh vực chính trị, họ bênh vực sự tự trị của dân tộc Do Thái và tỏ ra dè dặt đối với việc tiếp xúc với người La mã.

Bên cạnh họ là nhóm Sađucêô, con cháu của Sađốc, vị thượng tế thời Salomon. Vì thế họ làm thành phái các tư tế vì qui tụ những gia đình tư tế khá giả. Họ chấp nhận các phong tục Hy Lạp và thích nghi với chế độ thống trị của đế quốc La Mã. Về phương diện tôn giáo, họ chối bỏ truyền thống và niềm tin về sự sống lại, sự hiện diện của các thiên thần cũng như sự quan phòng của Thiên Chúa.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải ghi nhận nhiều khuynh hướng cực đoan, chẳng hạn nhóm Zélote, là một đảng phái chính trị và tôn giáo quá khích, được Giuđa người xứ Galiêa thành lập vào năm thứ sáu với ước vọng hình thành một quốc gia thần quyền, trong đó chỉ mình Đức Giavê mới là vua dân Do Thái, đồng thời chủ trương dùng bạo lực để bẻ gẫy ách thống trị của đế quốc La mã. Họ từ chối đóng thuế và lánh vào hoang địa để chuẩn bị một cuộc thánh chiến. Và cuộc thánh chiến này đã bùng nổ vào năm 66.

Ngược lại, những người phái Esseni cũng vào hoang địa, nhưng để âm thầm sửa soạn cho một cộng đồng thiên sai của giao ước. Chính trong môi trường đa diện ấy, khuôn mặt Gioan xuất hiện như một con người đang cực lực kêu gọi toàn dân Israel hãy ăn năn sám hối và quay trở về cùng Thiên Chúa.

Vậy lời kêu gọi của ông có ý nghĩa gì?

Đối với Gioan, lời kêu gọi ấy xác quyết rằng:



  • Sự nong chờ của toàn dân đã đến ngày toại nguyện.

Cũng như những người đương thời, ông tin rằng:

  • Niềm chờ mong sẽ được toại nguyện khi Đấng Thiên sai xuất hiện, Đấng mà ông giới thiệu như vị thẩm phán của thời sau hết…

Thực vậy, giữa thời Gioan rao giảng và thời sau hết, giữa lúc bấy giờ và ngày cuối cùng chỉ còn chỗ cho một biến cố duy nhất, đó là việc quang lâm của Đấng sẽ đến để chấm dứt mọi sự. Cũng như các vị tiên tri đi trước, Gioan tố cáo sự giả hình và thái độ tự mãn của người Do thái chỉ vì mình là con cháu Abramham.

Thế nhưng, đức tin không phải là một di sản của giống nòi, của chủng tộc, nhưng là một cuộc dấn thân đích thực, một cuộc tự đặt lại vấn đề không lúc nào nguôi. An phận trong ơn gọi là một cạm bẫy không ngừng đối với dân Do thái,trong lúc sự hối cải đích thực đòi hỏi phải luôn canh tân và đổi mới.

Thái độ của người Do thái phải chăng cũng là thái độ của chúng ta, những người luôn tự hào: - Tôi là người đạo gốc, tôi là người đạo dòng, tôi giữ đạo từ bé, tôi luôn thuộc về Giáo Hội, tôi xưng tội rước lễ thường xuyên và như vậy đã bảo đảm cho tôi phần rỗi linh hồn.

Gioan trả lời: - Không phải là như thế.

Chính Chúa Giêsu cũng xác quyết:


  • Thiên Chúa có thể biến những hòn đá trở nên con cháu Abraham…Và như vậy trong ngày sau hết, con cháu trong nhà sẽ bị loại ra ngoài.

Thực vậy, danh hiệu người có đạo mà thôi không đủ để miễn cho chúng ta bổn phận phải sám hối ăn năn, phải uốn nắn sửa đổi những thói hư tật xấu, nhờ đó thăng tiến bản thân và đổi mới cuộc đời. Bởi vì sống là bơi ngược dòng nước, nếu không cố gắng bơi, chúng ta sẽ bị dòng nước là những đam mê tội lỗi cuốn trôi.

21. Suy niệm của JKN


Câu hỏi gợi ý

  1. Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta sám hối để đón Chúa đến. Nhưng để sám hối một cách hữu hiệu và nền tảng, chúng ta cần thay đổi cái gì?

  2. Để đón Chúa đến và để được cứu rỗi thì việc lãnh nhận bí tích rửa tội để trở thành Kitô hữu đã đủ chưa? Còn thiếu điều gì nữa?

  3. Gioan yêu cầu mọi người “sửa lối cho thẳng”. Chúng ta phải thực hiện lời yêu cầu ấy một cách cụ thể như thế nào?

Suy niệm

1. Điều căn bản nhất trong việc sám hối là điều chỉnh lại quan niệm của mình theo Tin Mừng

“Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”. Câu nói ấy của Gioan Tẩy Giả cho thấy: nếu Nước Trời sắp đến thì con người cần phải sám hối. Sám hối là gì? Sám hối trước tiên là nhận ra mình đã phạm sai trái, lầm lỗi hay có tội, đồng thời hối tiếc vì thấy được hậu quả tai hại của chúng, sau đó quyết tâm thay đổi, sửa chữa, không tái phạm nữa. Nhưng điều quan trọng cần sám hối và sửa sai chính là quan niệm của mình. Quan niệm sai lầm sẽ dẫn đến tư tưởng và hành động sai lầm. Nhưng nhận ra quan niệm hiện có của mình là sai lầm là một điều hết sức khó: ai cũng cho quan niệm của mình là đúng. Vì có cho là đúng thì mình mới dùng nó làm căn bản để tư tưởng và hành động. Tuy nhiên, có một tiêu chuẩn để biết quan niệm của mình đúng hay sai, đó là đối chiếu nó với quan niệm của Thiên Chúa, được bầy tỏ trong Tin Mừng qua Đức Giêsu.

Chẳng hạn, rất nhiều Kitô hữu quan niệm sai lầm về đạo đức, về sự thánh thiện. Họ nghĩ đạo đức thánh thiện là siêng năng làm các “việc đạo đức”. Đối với họ, các “việc đạo đức” chủ yếu là tham dự thánh lễ, xưng tội, rước lễ, đọc kinh (chung hoặc riêng), lần chuỗi, bỏ tiền vào nhà thờ, v.v… Và khi siêng năng làm các việc ấy, họ cảm thấy an tâm về phần rỗi của mình vì nghĩ rằng mình là một người đạo đức, mặc dù họ thường cư xử thiếu tình nghĩa với những người chung quanh, mặc dù những “việc đạo đức” ấy chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đến cách sống và hành xử của họ.

Quan niệm như thế quả rất khác với quan niệm của Tin Mừng. Theo Tin Mừng, người đạo đức là người biết quên mình, biết coi nhẹ “cái tôi” và quyền lợi riêng của mình, biết vượt thắng bản năng ích kỷ để yêu Chúa và thương tha nhân hữu hiệu hơn, sẵn sàng hy sinh, chịu thiệt chịu khổ vì tình yêu ấy. Đạo đức thật sự phải được thể hiện cụ thể qua cách sống, cách cư xử đầy công bình và bác ái với mọi người. Các “việc đạo đức” như tham dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích… chỉ là những phương tiện đem lại ơn Chúa và sức mạnh để ta thật sự yêu Chúa và tha nhân bằng những hành động cụ thể. Nếu ta không nhắm thực hiện sự yêu thương ấy như là điều cốt yếu nhất của đạo đức, mà lại coi những “việc đạo đức” kia là chính yếu, thì những “việc đạo đức” ấy trở nên phản tác dụng. Chúng có thể thành cớ để ta tự mãn và lên mặt với mọi người, đang khi thực tế trước mặt Chúa ta chẳng có giá trị gì. Còn biết bao nhiêu quan niệm sai lầm khác ảnh hưởng tai hại đến đời sống tâm linh của ta.

Vì thế, để sám hối, không gì quan trọng và nền tảng bằng lấy ánh sáng Tin Mừng để chỉnh đốn lại những quan niệm sai lầm đang chi phối tư tưởng và cách hành động của ta. Tư tưởng và hành động mà sai trái chính là vì quan niệm chưa đúng. Khi đã sửa đổi quan niệm cho đúng, tự khắc tư tưởng và hành động cũng sẽ đúng theo. Điều này đòi hỏi ta phải dành nhiều thì giờ đặt mình trước mặt Chúa để suy nghĩ, phản tỉnh và tự xét.

2. Đừng tự hào mình là người Kitô hữu

Biết bao người cảm thấy an tâm về phần rỗi đời đời của mình, đồng thời tự hào trước mặt mọi người vì mình là Kitô hữu, là tín đồ của một tôn giáo do chính Thiên Chúa thiết lập… Nhưng Gioan Tẩy Giả đã cảnh cáo bọn kinh sĩ: “Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Abraham”. Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham”. Điều quan trọng là “hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối”, “cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”. Như vậy, điều quan trọng và cần thiết để được cứu rỗi không phải là chuyện có là Kitô hữu hay không, mà là có sống tinh thần Kitô hữu, tức tinh thần yêu thương của Đức Kitô hay không.

Nếu Thiên Chúa có thể biến những hòn đá thành con cháu Abraham, thì cũng có thể biến chúng thành những Kitô hữu. Điều Thiên Chúa đòi hỏi ta chính là tình yêu, là hoa quả tất yếu của lòng sám hối. Và tình yêu ấy cũng phải sinh hoa kết trái thành hành động, để đem lại bình an, hạnh phúc và những điều tốt đẹp khác cho những người chung quanh ta, cho Giáo Hội và xã hội. Tôi rất thích tư tưởng sau đây của Raoul Follereau: “Thiên Chúa không thích những bàn tay tinh sạch nhưng trống rỗng cho bằng những bàn tay tuy hơi dơ nhưng lại đầy quà dâng lên Ngài”. Ngài đòi hỏi chúng ta nếu có 5 nén thì phải làm lợi thành 10 nén, nếu chỉ có 2 thì cũng phải làm thành 4 (x. Mt 25,14-30, Lc 19,12-27). Nếu không sinh hoa kết trái, chúng ta chỉ là những Kitô hữu “hữu danh vô thực”. Chúng ta cần phải tỏ ra mình là người Kitô hữu qua cách hành xử của chúng ta trong mọi tình huống và qua cách cư xử của chúng ta đối với mọi người. Phải làm sao để người khác nhìn thấy Chúa Kitô và tinh thần của Ngài trong cách sống của chúng ta.

3. Sứ điệp của Gioan: “Hãy sửa lối cho thẳng để Ngài đi

Gioan dùng lời của ngôn sứ Isaia để nói lên sứ điệp của mình: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, hãy sửa lối cho thẳng để Ngài đi”. “Đường” và “lối” ở đây chắc chắn không hiểu theo nghĩa vật chất, mà chủ yếu theo nghĩa tâm linh. Nghĩa là tâm hồn chúng ta phải thật thẳng, không quanh quéo. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa của Công Lý, Ngài ưa thích sự công minh chính trực, đường đường chính chính, luôn luôn sáng tỏ. Ngài rất ghét sự quanh co, mờ ám, dối trá. Tuy rất ghét sự xấu, sự ác, nhưng Ngài vẫn sẵn sàng tha thứ cho người xấu người ác khi họ hối cải. Điều Ngài ghét thậm tệ là sự xấu ác được che đậy bằng cái vỏ thánh thiện, đạo đức. Ta thấy: Đức Giêsu cũng như Gioan Tẩy Giả không hề kết án hay chửi rủa những người tội lỗi như bọn đĩ điếm, thu thuế. Đối tượng để các Ngài kết án và chửi rủa là:



  • những hạng đạo đức giả hình kiểu “khẩu Phật tâm xà”: “bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong thì toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23,28), “rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ” (23,25).

  • những người có chức có quyền trong đạo Do Thái nhưng đã dùng những chức quyền ấy chẳng phải để bênh vực người nghèo, người bị áp bức, mà trái lại để hà hiếp bóc lột họ: “họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ” (Mt 23,14). Những người này đã coi tôn giáo như một cơ hội thuận lợi giúp mình thăng quan tiến chức hầu có thể sống trên đầu trên cổ người khác.

Các Ngài chửi rủa họ một cách thậm tệ, có thể nói là cạn tàu ráo máng: nào là “Nòi rắn độc kia!” (Mt 3,7), nào là “mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế” (Mt 23,27), v.v…

Vì thế, để đón Chúa đến, người Kitô hữu phải tránh tất cả mọi thứ quanh quéo trong tâm hồn, lời nói và hành động. Không dùng những xảo thuật như treo đầu dê bán thịt chó, lập lờ đánh lận con đen, tráo trở, có nói không không nói có, nói một đằng làm một nẻo. Trái lại, cần phải có tâm hồn ngay thẳng: “hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,36). Khi phải lên tiếng thì cứ theo công tâm mà nói, không thiên lệch bên nào, không nói lấy được cho mình, cho phe của mình, cho tôn giáo của mình. Điều chúng ta phải bênh vực là công lý và tình thương, chứ không phải một đối tượng nào khác. Nếu có bênh vực người nghèo thì không phải vì họ nghèo, mà vì họ thường là nạn nhân của bất công. Đừng để cho quyền lợi cá nhân hay tập thể chi phối lời nói và hành động của ta, làm ta mất đi sự trong sáng và công tâm của mình. Đừng nói quá nhiều quá hay, mà làm thì quá ít quá dở; đó cũng là một thứ thiếu thẳng thắn.

Là người Kitô hữu, môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta phải hành xử làm sao để mọi người có thể tin vào lương tâm, vào lời nói của chúng ta, nhất là những người chính thức mang danh theo Chúa. Nếu không, chúng ta sẽ làm ô danh Đức Giêsu và tôn giáo mà chúng ta theo. Đó là cách tốt nhất để đón Chúa đến trần gian, nhất là đến trong tâm hồn mình.

Cầu nguyện

Lạy Cha, chúng con đang đón chờ Đức Giêsu trở lại trần gian lần thứ hai. Xin cho chúng con biết đón Ngài đến bằng sự sám hối, bằng một sự thay đổi hữu hiệu, mà quan trọng nhất là thay đổi quan niệm. Xin cho chúng con quan niệm mọi sự giống như Đức Giêsu đã quan niệm, được bày tỏ trong các sách Tin Mừng. Xin cho chúng con biết yêu những gì Ngài yêu như sự ngay thẳng, công bình, trong sáng, và ghét những gì Ngài ghét như sự giả hình, quanh co, che đậy. Để càng ngày chúng con càng nên hoàn hảo, giống Ngài hơn. Amen.

22. Chú giải của Noel Quesson


Hồi ấy...

Ta hãy ngờ vực. Ta đừng bị lẫm lẫn. Cách nói này không chỉ là câu nói tầm thường chuyển tiếp theo thói quen: Nhưng ngày mà Matthêu muốn nói đến là những ngày quyết định.:. Có một sự khẩn trương đang đến gần. Ngày mai thì quá trễ rồi. Đó là ngày N, đó là Giờ G sắ đến ngay bây giờ.



Ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng

Nếu ta đọc Matthêu như những người đọc ông ban đầu, không biết đến Tin Mừng Luca (trong đó Gioan Tẩy Giả đã choán hết thời thơ ấu của Đức Giêsu), thì mọi chuyện diễn ra ở đây như thể chúng ta đang chứng kiến một ‘khởi đầu tuyệt đối’: “Hồi ấy, Gioan Tẩy Giả đến”. Giáo Hội sơ khai khi ấy bắt đầu Tin Mừng trực tiếp bằng hoạt động của Gioan Tẩy Giả (Cv 10,37; Mc 1,4; Ga 1,19). Những Tin Mừng thời thơ ấu chỉ được đưa vào sau này, như một thứ dẫn nhập thần học trước.

Ta hãy thử tưởng tượng mình vào trong sa mạc này ở bên bờ sông Giođan. Tất cả lịch sử Kitô giáo bắt đầu bằng tiếng kêu của Gioan:

Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”

Đấy là chuyện “khẩn trương”. Đấy là “Tin Mừng” Thiên Chúa sắp ngự trị. Ta đang ở vào mùa thu năm 27, có thể như thế. Ta khó tưởng tượng ra một “tiếng kêu” như thế sẽ gợi ra chuyện gì Đối với những người vào thời đó, thì nó có tác dụng như một trái bom. Đấy là một chàng điên nói... hay nếu đúng thế, thì đấy là cả một sự chờ đợi hừng hực của Do Thái sắp được mãn nguyện: một “chồi non của cội nguồn Đavít sẽ nảy sinh”; “một nhánh lá, một hy vọng điên cuồng”; “Người sẽ dùng công lý phán xét những kẻ bé mọn”; “một nền hòa bình phổ quát và dứt khoát sẽ thành hình trên mặt đất: Sói sẽ ở với chiên. Sư tử và bò cùng ăn cỏ với nhau, trẻ thơ sẽ vui đùa trên ổ rắn hổ mang”; “sẽ không còn sự ác nữa”; “mọi người sê nhận biết Thiên Chúa” (Is 11,1-10).

Chính đó là tin vui: đấy là “Tin Mừng”, là “loan báo tốt lành”; “eu-angelion” trong tiếng Hy Lạp, “besôrâ” trong tiếng Do Thái. Đó là “tin lành” mà, trong hai năm Đức Giêsu đến lượt Người bắt đầu kêu lên. Đó chính là cùng một thứ tin vui mà Đức Giêsu rao giảng (Mt 4,17). Thiên Chúa đến gần rồi. Thiên Chúa ở giữa người ta, Thiên Chúa ở trên đường đi, Nước Người đang đến gần! Hãy đến! Hãy đến! Chớ chi Nước người ngự đến! Chớ chi tình yêu Người đến! Chớ gì hòa bình đến! Chớ chi công lý đến! Tất cả những của cải mà loài người khát mong.

Tất cả đều ở đó! Gioan Tẩy Giả nói. Ta hiểu rằng cái “tin” này không thể để cho ai còn dửng dưng được. Còn tôi, tôi có phải là một người khát khao không? Tôi có biết phát hiện ra trong thế giới thực tế mỗi ngày, tất cả những khát vọng sâu xa này không? Cái “mong chờ” này không?

Nhưng, chú ý! chú ý! Gioan Tẩy Giả kêu lên. Đừng chỉ mong chờ, khát khao suông. Hãy xây dựng “Nước Thiên Chúa” này, hãy làm đi. Đi đi, lên đường đi, hãy năng động, hãy sám hối; hãy thay đổi!



Gioan chính là người đã được ngôn sứ Isaia nói tới: “Có tiếng người hô trong sa mạc. Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để người đi”.

Lạy Chúa, chúng con được “giải ngũ”, chính chúng con, so với những người kia, thế đấy! Chúng con đã làm dịu bớt Tin Mừng. Chúng con đã làm cho Tin Mừng thành một sức mạnh “truyền không”. “bảo thủ” quá khứ. Và khi đó chính là niềm hy vọng lớn lao của quần chung muốn biến đổi xã hội. Thế thì chúng ta hãy cứ lạ lùng trước các chủ nghĩa vô thần hiện đại đã đến tiếp sức khi chúng ta bỏ chạy: “đó là cuộc đấu. tranh cuối cùng. Chúng ta hãy tập hợp lại và ngày mai cuộc đấu tranh quốc tế sẽ là loài người?, là Kitô hữu, chúng ta có say mê xâydựng một thành thị mới không? Chúa chúng ta không phải chỉ “ở trên cao”, Người “ở phía trước”. Người đến, người gần quá rồi; bạn hãy làm cho Người đến, hãy dọn đường cho Người!



Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn.

Đó là một “tay cứng cỏi”, một “anh chàng nổi tiếng”, cái gã đó, đã kêu lên: “hãy sám hối”. Chính bản thân anh, anh ta đã bắt đầu thực hiện. Anh ta sống một cuộc đời đạm bạc, sơ khai, hợp với môi sinh một cách lành mạnh từ lâu rồi: Không có vấn đề béo phì, nhồi máu cơ tim, hay dư cholesterol!



Khi đó người ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê đến với ông.

Chốn hoang mạc này đang đầy nghịt những đám đông! Nó sống lại! Chốn hoang mạc ở chỗ bờ sông Giođan này trở thành một trung tâm, khởi động một phong trào từ khắp nơi: từ thành thị (Giêrusalem!) ở phía Tây, miền thôn dã (sông Giođan!) ở phía Đông.



Họ thú tội và ông làm phép rửa cho họ trên sông Giođan.

Vâng đúng là hoang mạc tâm hồn bỗng nhiên bắt đầu sống lại trong khiêm tốn và sám hối. “Thay đổi xã hội” không chưa đủ nhưng cũng phải thay đổi chính bản thân mình. Thời gian của Mùa Vọng trước hết không phải thời gian bày ra những mặt hàng đầy thực phẩm và tặng phẩm. Chính là thời gian trở về lòng mình. Thời gian Mùa Vọng trước hết không phải thời mơ mộng của những bé ngoan: đó là thời gian ‘phải quyết định’. Đối với truyền thống Kinh Thánh: “sám hối” chính là quay trở lại hoàn toàn để đi theo chiều hướng ngược lại với chiều mà ta đã đi theo. Tiếng La tinh “conversio”, từ đó mới có tiếng “conversion”, phiên dịch tiếng Hy Lạp “metanoia”, có nghĩa theo sát chữ là: ‘thay đổi’= meta, ‘não trạng’= noia’. Và hai từ này phiên dịch tiếng Do Thái “shub”, đặc trưng về rao giảng có tính ngôn sứ. Mùa Vọng năm nay, đối với tôi, phải chăng sẽ là một thời gian ‘trở lại’, một thời gian ‘canh tân’, một thời gian ‘thay đổi’, một thời gian ‘sám hối’? Hay là phải chăng tôi cứ tiếp tục cuộc đời rong ruổi của tôi, đôi chân rúc vào đôi giày bố xó nhà, và ngồi ghế bành thoải mái bên tách cà phê? Khi nghe loan báo “Tin mừng về Nước Thiên Chúa đã gần kề, người người thời đó chạy bộ tuồn đến hoang mạc, và nhận ra tội lỗi của mình. Còn chúng ta ngày nay thì sao? Phải chăng lương tâm của ta có lẽ không bị va chạm với tội lỗi? Chúng ta có lẽ bị mù quáng chăng? Có lẽ chúng ta thiếu một sự trong sáng cơ bản nhất? Để chuẩn bị cho con đường Giáng sinh, ta có “nhận ra” điều xấu trong ta không? Và đón nhận “nhiệm tích thánh tẩy thứ hai”, nhiệm tích kỳ diệu của hòa giải không? Hay là có lẽ ta giống như người Pharisêu và Xa-đốc chăng?



Thấy nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa. ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia. ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa kết quả đế chứng tỏ lòng sáng hối “. Đấng tưởng có thế bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Abraham”. Vì tôi nói cho các anh hay, “Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham”.

Khi có một điều gì hoàn toàn mới đang bắt đầu đối với tất cả những người sáng suốt, thì một số người nào đó lại không “động đậy”, dù một cách lầm lẫn, bọ đã trấn an mình bằng những điều chắc chắn: nhưng cứ xem kìa, chính họ, chẳng có gì thay đổi nơi họ, họ thuộc “chủng người được tuyển chọn”.

Họ tưởng là mình tự do. Họ không nhận thức được rằng họ chịu ảnh hưởng của “một người khác”. Một người bí nhiệm chống lại dự tính về Nước Thiên Chúa trên họ: Một người “không được nhận dạng”. “Ai” đã chứng minh cho bạn cách thoát khỏi Thiên Chúa? Kẻ đối phương là người không lộ mặt đối mặt, nhưng hành động không cho ai biết. Gioan Tẩy Giả đã lột mặt nạ của hắn: chính là Con Rắn tứ thời Eva, đã xúi đàn ông và đàn bà cứ ăn trái cấm không có gì liều lĩnh đâu; và đã biến đổi một cách tinh ma tất cả những người nghe nó thành “nòi rắn” (St 3,15), thành “nòi rắn độc” (Mt 3,7). Không “trở lại”, thì chính là thần phục “nòi kia”.

Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.

Khẩn cấp! Khẩn cấp! Ta hãy mau lên!

Chỉ nữa giây, lưỡi dao sắc bén của cây rìu sẽ làm cho cây đổ máu và hạ nó xuống, để quăng vào lửa, cái cây vô ích kia không sinh hoa trái. Và chúng ta hé thấy số phận của “cây vả không sinh sản” trên đường Giêrusalem, hai năm sau (Mt 21,18). Lạy Chúa, xin giúp con sản sinh được những quả “tốt”.

Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và Lửa.

“Người ngự đến... còn mạnh mẽ hơn” (x. Mc 1,7; Lc 3,16). ở nơi Gioan Tẩy Giả, người cuối cùng trong các ngôn sứ, đấy không phải là một tuyên ngôn khiêm tốn: Tôi không đáng là đầy tớ của Người; chính là một tuyên ngôn đức tin: “Người ngự đến, đó là một linh thể” đó là Vua của Nước Thiên Chúa, đó là phán quan thời thế mạt, đã mặc lấy cơn lôi đình của Thiên Chúa chống lại cái ác.



Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu và kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.

Những hình ảnh Kinh Thánh truyền thống để chỉ về Ngày Phán xét! Cuộc phán xét chỉ dành cho một mình Thiên Chúa! Và tất cả bối cảnh của truyện kể buộc chúng ta phải nhận diện. “Người” ngự đến là chính Đức Giêsu! Tuyên ngôn thuộc lãnh vực thần học. Sân rê lúa là nơi phân biệt hẳn ‘lúa mì’ và ‘trấu'. Một thứ thì đem vào lẫm, còn thứ kia chỉ đáng bỏ vào lửa. Xấu và Tốt không thể đánh đồng với nhau. Ai có dị ứng khi “xưng thú tội lỗi mình”, nếu người đó nhận thức ra, hắn sẽ đắn đo khi phải nhận các trọng lượng nhẹ nhõm của cái vỏ trấu phù du, thay vì làm “lúa mì”.





tải về 302.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương