Central Institute for Economic Management (ciem)


Tài khoản nguồn năng lượng



tải về 2.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/24
Chuyển đổi dữ liệu25.06.2022
Kích2.32 Mb.
#52478
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24
Bao cao chi so GDP xanh
Chương 9 CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH
Tài khoản nguồn năng lượng (Than, Dầu, Khí đốt) 
Trữ lượng nguồn (trong tự nhiên) 
Dự trữ mới 
Đã sử dụng:  1. Cho sản xuất 
2. Cho nhu cầu cuối cùng 
+ Tiêu dùng 
+ Tích lũy 
+ Xuất khẩu 
Nhập khẩu 
 
Tổng nguồn 
Tổng sử dụng 
 
 
Cân đối (trữ lượng còn lại) 
Phần bên trái của tài khoản tài nguyên hình chữ T phản ánh tài nguyên của một nước (ví dụ ở đây là 
than, dầu và khí đốt). Trong tài khoản chữ T này, các khía cạnh cung và sử dụng được nhấn mạnh 
hơn. Các tài nguyên đưa vào trong tài khoản này sẽ được xây dựng như là dự trữ của tài nguyên 
thiên nhiên, việc phát hiện các mỏ mới và nhập khẩu theo dạng của tài nguyên. Phần bên phải của 
tài khoản phản ánh việc sử dụng các tài nguyên bao gồm cả việc sử dụng cho sản xuất, nhu cầu cuối 
cùng là tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu. Cân đối tài nguyên là sự chênh lệch giữa tổng tài nguyên và 
tổng tài nguyên đã sử dụng hoặc dự trữ còn lại ở cuối giai đoạn hạch toán. 
Về các tài khoản bằng tiền của tài nguyên thiên nhiên: Những tài khoản này, về nguyên tắc, là 
chuyển đổi của các tài khoản hiện vật tương ứng thành giá trị. Tuy nhiên, trong quá trình này, hai 
khoản liên quan đến giá trị nên được bổ sung vào Bảng 2. Chúng là: i) Đánh giá lại tăng lên trong 
trường hợp “tăng trữ lượng” hoặc đánh giá lại giảm trong trường hợp “giảm trữ lượng”; và ii) Phân 
loại lại của một trong hai trường hợp (SEEA 2012). 
Theo (SEEA 2012), có một số giao dịch đối với các nguồn năng lượng và khoáng sản, việc xác định 
giá trị các tài sản này đòi hỏi việc sử dụng cách tiếp cận giá trị hiện tại ròng (NPV). Như trình bày ở 
phần trên về sổ tay SEEA, giá trị trữ lượng của nguồn tự nhiên được tính toán là giá trị hiện tại ròng 
của một chuỗi các lợi tức trong tương lai do nguồn tự nhiên sinh ra cho đến khi cạn kiệt. 
Giá trị của nguồn tự nhiên ở thời điểm t được ước lượng như sau: RVt = 

RRt / (1+ r)^t (Tổng 
theo năm từ năm 1 đến năm n) 


22 
Trong đó, RVt là giá trị của nguồn lực ở thời điểm t; RRt là lợi tức của nguồn ở thời điểm t; r là suất 
chiết khấu, n là độ dài sống của nguồn tự nhiên. 
Giá trị của tổn thất (hay hao mòn) của nguồn tự nhiên trong thời kỳ hạch toán được ước lượng bằng 
công thức sau:

RVt = RRt – r RVt 
Trong đó 

RVt là giá trị tài nguyên bị hao mòn trong kỳ hạch toán t;
Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng tài khoản tài nguyên dạng hiện vật được tính theo công thức trên thì 
khấu hao tài nguyên (sự hao tổn giá trị tài nguyên) vào thời điểm t bằng sự thay đổi giá trị của tài 
nguyên (thuần) của tài nguyên đó trong thời kỳ hạch toán t, hay tính theo công thức sau: 
dt = Vt-1 – Vt = RRt – rVt,
trong đó: d là tài nguyên khai thác, rVt là lãi do sử dụng tài nguyên, RR là lợi tức của tài nguyên, và 
r là tỷ lệ chiết khấu. Lợi tức tài nguyên thường được ước lượng dựa trên thông tin về thu nhập và chi 
phí vận hành của ngành công nghiệp khai thác. Lưu ý rằng, phương pháp trên có thể áp dụng chung 
cho xây dựng tài khoản tài nguyên không tái tạo và tái tạo. Vì vậy, phương pháp này có thể được áp 
dụng cho các tài khoản khác như đối với tài nguyên rừng, tài nguyên nước v.v.. 
Ở Việt Nam, không có đủ các số liệu yêu cầu cho việc ước lượng các tài khoản năng lượng. Đặc 
biệt, không có dữ liệu tin cậy về trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của than, dầu và khí đốt. Một điều 
may mắn là có các số liệu nhập khẩu của than, dầu, khí đốt từ báo cáo của Tổng cục Thống kê và 
các số liệu về sản xuất và nhu cầu cuối cùng của than, dầu, khí đốt đã được ước lượng từ Bảng vào – 
ra (Bảng vào – ra gần đây nhất của Việt Nam là ước lượng cho năm 2007). Từ những số liệu này, 
giá trị của tổn thất tài nguyên hoặc tài nguyên được sử dụng có thể tính toán được. Tuy nhiên, không 
thể ước lượng được tài khoản năng lượng ở dạng hiện vật do đã có nhiều loại giá khác nhau được áp 
dụng trong nền kinh tế. 
Mặc dù có những khó khăn trong việc xây dựng các tài khoản tài nguyên năng lượng hoàn chỉnh, 
việc ước lượng “GDP xanh” (hay GDP thực) là hoàn toàn có khả năng một khi việc ước lượng giá 
trị tiêu dùng tài nguyên trong thời kỳ hạch toán thực hiện được. GDP xanh “một phần” có tính đến, 
trước hết là tài nguyên thiên nhiên được sử dụng có thể được biểu hiện bởi công thức sau
8

Y
G
= Y – R 
8
 Theo Yusuf & Alisjahbana (2003) 


23 
Trong đó:
Y
G
là GDP xanh; 
Y là GDP truyền thống; và 
R: Tổn thất tài nguyên/giá trị đã sử dụng 
R trong nghiên cứu này bao gồm các chí phí của than, dầu thô và khí đốt. Vì vậy, cần chú 
ý đó chỉ là công thức GDP xanh “một phần” do còn có rất nhiều các thành phần cấu thành 
khác của GDP xanh như được trình bày trong công thức chung trong phần 2.1. 

tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương