Central Institute for Economic Management (ciem)


 Mở rộng SNA để tính toán thêm cho tổn thất, chi tiêu phòng ngừa và suy thoái tài



tải về 2.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu25.06.2022
Kích2.32 Mb.
#52478
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24
Bao cao chi so GDP xanh
Chương 9 CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH
2.2.4. Mở rộng SNA để tính toán thêm cho tổn thất, chi tiêu phòng ngừa và suy thoái tài 
nguyên
 
Việc này liên quan đến vấn đề điều chỉnh SNA hiện hành như thế nào đối với những tài khoản ảnh 
hưởng của kinh tế đến môi trường liên quan đến chi phí ô nhiễm, tổn thất vốn tự nhiên và xuống 
cấp, và các chi phí cho môi trường có tính chất phòng vệ cũng như những ảnh hưởng của môi 
trường đến nền kinh tế bằng việc sử dụng các công cụ kinh tế để tính toán giá trị của việc tăng giảm 
các tài nguyên thiên nhiên bằng giá trị tiền tệ.
Trong SEEA, điều này không chỉ bao gồm khấu hao các tài sản sản xuất/cố định (không của tự 
nhiên) như SNA mà còn bao gồm khấu hao các tài sản tự nhiên, các giao dịch bằng tiền liên quan 
đến môi trường, đặc biệt là các công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, 
như là thuế môi trường, chứng nhận và giấy phép sở hữu tài nguyên thiên nhiên. Những tài khoản 
này được sắp xếp thành một ma trận, bao gồm nguồn thu thuế và thanh toán cho người sử dụng, 
tương tự với SAM. Những tài khoản này cũng được coi như bảng tổng hợp bao gồm các dữ liệu 
bằng hiện vật và bằng tiền của đầu vào và đầu ra môi trường trong các tài khoản dòng của SNA. 
2.3. Đề xuất phương pháp tiếp cận xây dựng thử nghiệm tài khoản “xanh” cho Việt 
Nam
 
2.3.1. Các tiếp cận đối với việc áp dụng GDP xanh ở Việt Nam 
Việc áp dụng GDP xanh với việc gắn kết các tài khoản “xanh” vào các tài khoản kinh tế quốc gia 
hiện nay sẽ rất phức tạp và khó khăn. Cho đến nay, những nước trên thế giới đã thử nghiệm việc này 
đều không có ý định đưa tất cả các khía cạnh của SEEA vào trong đánh giá GDP xanh của họ. Phần 
lớn các nước này đều áp dụng SEEA theo từng phần, có nghĩa là chỉ tập trung vào xây dựng các tài 
khoản xanh được xem là quan trọng nhất đối với nền kinh tế của họ và sau đó, gắn kết các tài khoản 
này thành tài khoản kinh tế quốc gia hiện nay. Việc này được thực hiện hàng năm ở một số nước 
phát triển như Đan Mạch, Úc, nhưng ít thường xuyên hơn (một lần sau 2 – 3 năm hoặc thậm chí 5 
năm) ở nước khác. Đối với các nước đang phát triển, xây dựng các tài khoản xanh vẫn được xem là 
giai đoạn thử nghiệm. Hơn nữa, sáng kiến xây dựng các tài khoản xanh và gắn kết chúng vào hệ 
thống tài khoản quốc gia hiện hành là tự nguyện chứ không phải là đã được thể chế hóa và cần phải 
được áp dụng bắt buộc đối với một nước. Mặc dù vậy, việc xây dựng các tài khoản xanh theo cách 
để đảm bảo cấu trúc của các tài khoản thống nhất với thiết lập tài khoản quốc gia hiện hành sẽ có 
một ngụ ý chính sách quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách. Việc này cung cấp thông 


16 
tin hữu ích cho họ để xem xét phương thức tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững. Nói 
tóm lại, các ngụ ý chính sách của việc áp dụng GDP “xanh” không chỉ được đưa ra khi GDP đã 
được điều chỉnh sau khi các khía cạnh tài nguyên và môi trường đã được tính đến mà còn được đưa 
ra khi xây dựng các tài khoản xanh – thông tin đầu vào đối với chỉ số GDP xanh. Gắn kết các tài 
khoản “xanh” vào SNA giúp chúng ta thấy được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi 
trường, hoặc là những ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối với môi trường và ngược lại, những 
ảnh hưởng của các chính sách bảo vệ môi trường đối với nền kinh tế. 
Tính linh hoạt của việc áp dụng hạch toán xanh theo khuôn khổ SEEA ở nhiều nước cho thấy rằng 
Việt Nam có thể áp dụng tương tự mặc dù sẽ có một số thách thức ban đầu. Phát triển các tài khoản 
“xanh” gắn kết với SNA cung cấp một số ý nghĩa chính sách quan trọng. Thứ nhất, biên soạn các tài 
khoản “xanh” sẽ giúp Tổng cục Thống kê trong việc thực hiện Quyết định số 43 của Thủ tưởng về 
hệ thống chỉ số thống kê của Việt Nam. Theo Quyết định này, GDP xanh được xem là chỉ tiêu ở 
nhóm B (phân loại ưu tiên trong việc áp dụng, trong đó nhóm A được ưu tiên cao nhất và nhóm B 
tiếp theo) và sẽ được áp dụng trong năm 2013. Điều đó có nghĩa là Việt Nam còn 2 năm để chuẩn bị 
cho việc áp dụng này. Thứ hai, Việt Nam đang trong quá trình phát triển chiến lược tăng trưởng 
xanh. Xây dựng các tài khoản “xanh” cho thấy một cam kết thực tế trong việc thực hiện chiến lược 
này. Việc này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức quản lý nhà nước, đặc biệt là các tổ 
chức có liên quan trong lĩnh vực này như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài chính để hướng dẫn việc thực hiện 
chiến lược này trong tương lai. 

tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương