Central Institute for Economic Management (ciem)


 Tiêu chí lựa chọn và những gợi ý về các tài khoản xanh thực hiện ở Việt Nam



tải về 2.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu25.06.2022
Kích2.32 Mb.
#52478
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24
Bao cao chi so GDP xanh
Chương 9 CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH
2.3.2. Tiêu chí lựa chọn và những gợi ý về các tài khoản xanh thực hiện ở Việt Nam
Dựa vào kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là những kinh nghiệm của các nước đang phát triển đã trình 
bày ở phần 2 của báo cáo, việc lựa chọn các tài khoản xanh để phát triển cho Việt Nam dựa vào các 
tiêu chí sau: 
a. Tập trung vào các tài khoản “xanh” quan trọng đối với nền kinh tế. Ví dụ, đối với các tài khoản 
tài nguyên thiên nhiên, các tài khoản quan trọng đối với nền kinh tế như tài nguyên khoáng sản, 
nước, rừng, đất, v.v. có thể được lựa chọn. Tương tự như vậy, liên quan đến môi trường, các tài 
khoản liên quan đến một vài vấn đề môi trường nổi bật hiện nay như ô nhiễm nước, ô nhiễm không 
khí (đặc biệt là khí thải CO
2
), chất thải rắn cũng có thể được lựa chọn. Ngoài ra, chi tiêu cho môi 


17 
trường cũng nên tách ra khỏi chi tiêu khác của hệ thống tài khoản quốc gia để phân tích vai trò và 
trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình trong bảo vệ môi trường. 
b. Bước đầu tập trung vào các tài khoản mà thông tin đầu vào hoặc là có sẵn hoặc là có thể thu 
thập được trong tương lai. Hệ thống thống kê hiện nay của Việt Nam có thể cung cấp thông tin đầu 
vào cơ bản cho một số tài khoản xanh như tài khoản tài nguyên khoáng sản, tài khoản chi tiêu công 
cho môi trường, v.v.. mặc dù thông tin có thể còn phân bố rải rác và chưa thống nhất. Việc lựa chọn 
các tài khoản “xanh” để phát triển dựa trên nguyên tắc này sẽ giúp Việt Nam (đặc biệt là cơ quan 
thống kê) một mặt sử dụng được thông tin có sẵn và mặt khác tích cực xác lập nguồn thông tin đầu 
vào. Đó chính là nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển thành công các tài khoản “xanh” cho 
Việt Nam. 
c. Cần xây dựng các tài khoản mà phương pháp luận tính toán đã rõ ràng và thống nhất. Theo sổ 
tay hướng dẫn SEEA của Liên Hiệp quốc cũng như kinh nghiệm của nhiều nước, việc tiếp cận phát 
triển các tài khoản xanh và gắn kết các tài khoản này vào hệ thống SNA là rõ ràng nhưng cũng có 
một vài vấn đề với phương pháp tính toán và việc áp dụng trong thực tế. Trong một vài trường hợp, 
nó được dựa trên một số giả định trừu tượng. Đối với Việt Nam, các tài khoản mà đã có phương 
pháp tính toán rõ ràng nên được lựa chọn để tránh thảo luận không cần thiết sau đó. 
d. Các tài khoản “xanh” được lựa chọn nên được xây dựng ở cả hai dạng hiện vật và giá trị. Các tài 
khoản “xanh” cần được xây dựng ở dạng bằng tiền để gắn kết được với hệ thống tài khoản quốc gia 
hiện hành. Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều nước về việc áp dụng hạch toán xanh cho thấy phân 
tích các tài khoản “xanh” về mặt hiện vật trong nhiều trường hợp có thể đưa ra nhiều gợi ý chính 
sách có ý nghĩa hơn là mặt tiền tệ. Tuy nhiên, các tài khoản về mặt hiện vật có thể được sử dụng để 
tính toán hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc cường độ phát thải – các chỉ số 
được nhiều tổ chức quốc tế gợi ý
4

Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hạch toán “xanh” ở Việt Nam đưa ra các gợi ý 
về các tài khoản “xanh” nên được thực hiện ở Việt Nam. Một vài nghiên cứu trong số đó như sau: 
- Nghiên cứu của Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004)
5
về “Hạch toán Môi trường trong hệ thống tài 
khoản quốc gia” đề xuất một vài tài khoản có thể được xây dựng như các tài khoản tài nguyên (đất, 
khoáng sản (dưới lòng đất), rừng, tài nguyên thủy sản, nước); ô nhiễm; chi tiêu cho môi trường. 
4
Xem UNCTAD: Manual for preparers and users of Econ-efficiency Indicators. UN New York and Geneva, 2004 
5
Xem Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004) 


18 
- Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia UNDP (2006)
6
về “Khả năng và phạm vi về hạch toán môi 
trường ở Việt Nam”. Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia từ các tổ chức có liên quan 
của Việt Nam, nhóm đã đề xuất một danh sách các tài khoản xanh mà Việt Nam có thể phát triển 
như các tài khoản tài nguyên (rừng, tài nguyên ven biển, đa dạng sinh học), ô nhiễm (nước, chất thải 
rắn đô thị, khí thải từ phương tiện giao thông), chi tiêu công cho môi trường.
- Ngoài ra, trong hội thảo tập huấn về môi trường do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 
(CIEM) và dự án CIEM – DANIDA tổ chức năm 2010 với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ 
Cơ quan Thống kê Úc, sau khi thảo luận, những người tham gia đã nhất trí rằng Việt Nam nên tập 
trung vào xây dựng một số tài khoản như tài khoản tài nguyên (nước, thuỷ sản, năng lượng không tái 
tạo, rừng); ô nhiễm (nước, không khí), chi tiêu cho môi trường.
Những gợi ý trên cho thấy sự nhất trí đối ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, tất cả các tác giả trên 
dường như chỉ dựa vào nguyên tắc đầu tiên đã trình bày ở trên, nghĩa là tầm quan trọng của tài 
nguyên và vai trò của nhân tố môi trường có liên quan đối với nền kinh tế. Tính có sẵn của thông tin 
đầu vào vẫn chưa được tính đến. Tuy nhiên, theo khung khổ của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu 
đã lựa chọn những tài khoản sau để phát triển ở Việt Nam (xem Bảng 1): 

tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương