Cách sử dụng another và other. 12 Cách sử dụng little, a little, few, a few 13


"Not" đôi khi được thêm vào những động từ sau "if" để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn. (Có nên ... Hay không ...)



tải về 2.8 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu18.09.2017
Kích2.8 Mb.
#33277
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

6. "Not" đôi khi được thêm vào những động từ sau "if" để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn. (Có nên ... Hay không ...)

I wonder if we shouldn’t ask the doctor to look at Mary.



7. It would... if + subject + would... (sẽ là... nếu – không được dùng trong văn viết)

Ex: It would be better if they would tell every body in advance. (Sẽ là tốt hơn nếu họ kể cho mọi người từ trước)

Ex: How would we feel if this would happen to our family.

(Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta.)


8. If... ‘d have... ‘have: Dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết, diễn đạt điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ

If I’d have known, I’d have told you.

If she’d have recognized him it would have been funny.
9. If + preposition + noun/verb... (subject + be bị lược bỏ)

If in doubt, ask for help (=If you are in doubt)

If about to go on a long journey, try to have a good nights sleep

(= If you are about to go on... )
10. If dùng khá phổ biến với một số từ như "any/anything/ever/not" diễn đạt phủ định

Ex: There is little if any good evidence for flying saucers.

(=There is little evidence if ther is any at all, for flying saucers)

(Có rất ít bằng chứng về đĩa bay, nếu quả là có một chút)

Ex: I’m not angry. If anything, I feel a little surprised.

(Tôi không giận dữ gì đâu. Mà trái lại tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên)


 Thành ngữ này còn diễn đạt ý kiến ướm thử: Nếu có...

Ex: I’d say he was more like a father, if anything

(Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha, nếu có thể nói thế.)



Ex: He seldom if ever travel abroad.

(Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài)



Ex: Usually, if not always, we write “cannot” as one word

(Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn... )
11. If + Adjective = although (cho dù là)

 Nghĩa không mạnh bằng although - Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng.



Ex: His style, if simple, is pleasant to read.

(Văn phong của ông ta, cho dù là đơn giản, thì đọc cũng thú)



Ex: The profits, if little lower than last year’s, are still extremely wealthy

(Lợi nhuận, cho dù là có thấp hơn năm qua một chút, thì vẫn là rất lớn.)


 Cấu trúc này có thể thay bằng may..., but

Ex: His style may be simple, but it is pleasant to read.

Ex:
Cách sử dụng to Hope, to Wish.
Hai động từ này tuy cùng nghĩa nhưng khác nhau về cách sử dụng và bản chất ngữ pháp.

 Động từ của mệnh đề sau hope (hi vọng rằng) sẽ diễn biến bình thường theo thời gian của chính mệnh

đề đó.

 Động từ ở mệnh đề sau wish bắt buộc phải ở dạng điều kiện không thể thực hiện được. Điều kiện đó chia làm 3 thời:


Điều kiện không có thật ở tương lai
Động từ ở mệnh đề sau wish sẽ có dạng would/could + Verb hoặc were + [verb + ing].

We wish that you could come to the party tonight. (You can't come)
1. Điều kiện không thể thực hiện được ở hiện tại

Động từ ở mệnh đề sau wish sẽ chia ở Simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.



I wish that I had enough time to finish my homework.
2. Điều kiện không thể thực hiện được ở quá khứ

Động từ ở mệnh đề sau wish sẽ chia ở Past perfect hoặc could have + P2.

I wish that I had washed the clothes yesterday.

She wishes that she could have been there.


*Lưu ý 1: Động từ ở mệnh đề sau wish chỉ có thể bị ảnh hưởng của wish là bắt buộc phải ở dạng điều kiện không thể thực hiện được nhưng điều kiện ấy ở thời nào lại phụ thuộc vào chính thời gian của bản thân mệnh đề chứ không phụ thuộc vào thời của wish.

She wishes that she could have gone earlier yesterday.(Past) He wished that he would come to visit me next week.(Future)

The photographer wished we stood clother than we are standing now. (Present).
*Lưu ý 2: Cần phân biệt wish (ước gì/ mong gì) với wish mang nghĩa "chúc"trong mẫu câu: to wish sb smt

I wish you a happy birthday.



*Lưu ý 3: và wish mang nghĩa "muốn": To wish to do smt (Muốn làm gì)

To wish smb to do smt (Muốn ai làm gì)

Ex: Why do you wish to see the manager

Ex: I wish to make a complaint.

Ex: The government does not wish Dr.Jekyll Hyde to accept a professorship at a foreign university.
Wish (lịch sự/ trang trọng nhất) = would like (lịch sự) = want (thân mật)
Cách sử dụng thành ngữ as if, as though

(chừng như là, như thể là)
Mệnh đề đằng sau hai thành ngữ này thường xuyên ở dạng điều kiện không thể thực hiện được. Điều kiện này chia làm 2 thời:
 Thời hiện tại: nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở thời hiện tại đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia

ở quá khứ đơn giản. To be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

The old lady dresses as if it were winter even in the summer. (It is not winter)
 Thời quá khứ: Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở quá khứ đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở

quá khứ hoàn thành.

Jeff looked as though he had seen a ghost. (He didn't see a ghost)
Lưu ý: Mệnh đề sau as if, as though không phải lúc nào cũng tuân theo qui luật trên. Nếu điều kiện trong câu là có thật hoặc theo quan niệm của người nói, người viết là có thật thì hai công thức trên không được sử dụng. Động từ ở mệnh đề sau diễn biến bình thường theo mối quan hệ với động từ ở mệnh đề chính.

He looks as if he has finished the test.


Used to, to be/get used to
Used to + Verb: Thường hay đã từng. Chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ.

When David was young, he used to swim once a day. (past time habit)


Nghi vấn: Did + S + used to + Verb = Used + S + to + V.
Phủ định: S + didn't + used to + Verb = S + used not to + V.
To be/ to get used to + V-ing/ Noun: Trở nên quen với.

He is used to swimming every day. He got used to American food


*Lưu ý: Used to + V có thể thay bằng would nhưng ít khi vì dễ nhầm lẫn.
Cách sử dụng thành ngữ would rather
would rather .... than = prefer .... to = thích hơn là.

 Đằng sau would rather bắt buộc phải là một động từ bỏ to nhưng sau prefer là một V-ing và có thể

bỏ đi được.
 Khi would rather .... than mang nghĩa thà .... còn hơn là thì prefer .... to không thể thay thế được.

They would rather die in freedom than live in slavery. He prefers dogs to cats (Anh ta thích chó hơn mèo)

He would rather have dogs than cats (Anh ta thà nuôi chó hơn mèo)
 Việc sử dụng would rather còn tùy thuộc vào số CN và nghĩa của câu.
Loại câu có một chủ ngữ
Cấu trúc sử dụng cho loại câu này là would rather ... than là loại câu điều kiện không thực hiện được và chia làm 2 thời:

Thi hiện tại: Sau would rather là nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước

nguyên thể bỏ to.

Jim would rather go to class tomorrow than today.

Thi quá khứ: Đng từ sau would rather phi have + P2, nếu mun thành lp th phủ định đt

not trước have.

Jim would rather have gone to class yesterday than today.
1. Loại câu có hai chủ ngữ

Loại câu này dùng thành ngữ would rather that (ưc gì, mong gì) và dùng trong một số trường hợp sau:


a) Loại câu giả định ở hiện tại

 Là loại câu người thứ nhất muốn người thứ hai làm việc gì nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai. Trong trường hợp này động từ ở mệng đề hai để ở dạng nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể bỏ to.



I would rather that you call me tomorrow.
 Ngữ pháp hiện đại ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mĩ cho phép bỏ that trong cấu trúc này mà vẫn giữ

nguyên hình thức giả định.

He would rather (that) he not take this train.
b) Loại câu không thể thực hiện được ở hiện tại

 Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he does. Jane would rather that it were winter now.
 Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn't + Verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.
c) Loại câu không thể thực hiện được ở quá khứ

 Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng past perfect.

 Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng hadn't + P2.

Jim would rather that Jill had gone to class yesterday.


Lưu ý: Trong lối nói bình thường hàng ngày người ta dùng wish thay cho would rather that.
Cách sử dụng thành ngữ Would like
 Diễn đạt một cách lịch sự lời mời mọc hoặc ý mình muốn gì.

Would you like to dance with me.
 Không dùng do you want khi mời mọc người khác.
 Trong tiếng Anh của người Anh, nếu để diễn đạt sự ưa thích của chủ ngữ thì sau like là một V-ing.

He does like reading novel. (enjoyment)
 Nhưng để diễn đạt sự lựa chọn hoặc thói quen thì sau like phải là một động từ nguyên thể.

Between soccer and tennis, I like to see the former. (choice)

When making tea, he usually likes to put some sugar and a slice of lemon in first. (habit)


 Nhưng trong tiếng Anh người Mĩ không có sự phân biệt này: Tất cả sau like đều là động từ nguyên thể.
Wouldn't like = không ưa trong khi don't want = không muốn.

Would you like somemore coffee ?

Polite: No, thanks/ No, I don't want any more.

Impolite: I wouldn't like (thèm vào)
 Lưu ý rằng khi like được dùng với nghĩa "cho đúng" hoặc "cho hay/ khôn ngoan" thì bao giờ

theo sau cũng là một nguyên thể có to (infinitive)

She likes the children to play in the garden (She think they are safe playing there) (Cô ấy muốn bọn trẻ con chơi trong vườn cho chắc/ cho an toàn)

I like to go to the dentist twice a year

(Tôi muốn đến bác sĩ nha khoa 2 lần năm cho chắc).
Would like = would care /love/ hate/ prefer + to + verb khi diễn đạt điều kiện cho một hành

động cụ thể ở tương lai.



Would you like/ care to come with me? I'd love to
Would like/ would care for/ would enjoy + Verb-ing khi diễn đạt khẩu vị, ý thích nói chung của chủ ngữ.

She would like/ would enjoy riding if she could ride better. I wonder if Tom would care for/ would enjoy hang-gliding.


Cách sử dụng các động từ khiếm khuyết để diễn

đạt các trạng thái ở hiện tại
1. Could, May, Might + Verb in simple form = Có lẽ, có thể.
 Chỉ khả năng có thể xảy ra ở hiện tại nhưng người nói không dám chắc. (Cả 3 động từ đều có giá trị

như nhau).



It might rain tomorrow.
2. Should + Verb in simple form
Nên : diễn đạt một lời khuyên, sự gợi ý, sự bắt buộc nhưng không mạnh lắm.
Có khi, có l : Diễn đạt người nói mong muốn điều đó sẽ xảy ra. (Expect)
 Các thành ngữ had better, ought to, be supposed to đều mang nghĩa tương đương với should với

điều kiện động từ to be trong thành ngữ be supposed to phải chia ở thời hiện tại.



John ought to study tonight.

John is supposed to study tonight.


Lưu ý: Thành ngữ be supposed to ngoài ra còn mang nghĩa: qui định phải, bắt buộc phải.

We are supposed to have a science test this afternoon, but it was postponed because the teacher had to attend a conference.


3. Must + Verb in simple form
Phải: mang nghĩa bắt buộc rất mạnh.

George must call his insurance agent today.
Hẳn là: chỉ sự suy luận logic dựa trên những hiện tượng có thật ở hiện tại.

John's lights are out. He must be asleep.
 Người ta dùng have to thay cho must trong các trường hợp sau

 Quá khứ = had to.



Mrs.Kinsey had to pass an examination before she could practice law.

 Tương lai = will have to.

We will have to take an exam next week.

 Hiện tại: Have to được dùng thay cho must để hỏi xem bản thân mình bắt buộc phải làm gì hoặc

để diễn đạt sự bắt buộc do khách quan đem lại. Giảm nhẹ tính bắt buộc của must.



Guest: Do I have to leave a deposit.

Receptionist: No, you needn't. But you have to leave your I.D card number written down in this register. I'm sorry but that's the way it is.


Lưu ý: Have got to + Verb = must

He has got to go to the office tonight. (Thường dùng nhiều trong văn nói). và thường xuyên dùng cho những hành động đơn lẻ, tách biệt.

I have to work everyday except Sunday. But I don't have got to work a full day on Saturday.
Cách sử dụng các động từ khiếm khuyết để diễn

đạt các trạng thái ở quá khứ
1. Could, may, might + have + P2 = có lẽ đã

 Diễn đạt một khả năng có thể ở quá khứ song người nói không dám chắc.



It may have rained last night, but I'm not sure.
2. Could have + P2 = Lẽ ra đã có thể (trên thực tế là không)

He could have gotten the ticket for the concert last night.


3. Might have been + V-ing = Có lẽ lúc ấy đang

I didn't hear the telephone ring, I might have been sleeping at that time.


4. Should have + P2 = Lẽ ra phải, lẽ ra nên

 Chỉ một việc lẽ ra đã phải xảy ra trong quá khứ nhưng vì lí do nào đó lại không



Should have + P2 = was/ were supposed to

Maria shouldn't have called John last night. (She did call him)


5. Must have + P2 = hẳn là đã

 Chỉ sự suy đoán logic dựa trên những hiện tượng có thật ở quá khứ.



The grass is wet. It must have rained last night.
6. Must have been V-ing = hẳn lúc ấy đang

I didn't hear you knock, I must have been gardening behind the house


Các vấn đề sử dụng should trong một số trường hợp cụ thể
 Diễn đạt kết quả của một yếu tố tưởng tượng: Sẽ

If I was asked to work on Sunday I should resign.
 Dùng trong mệnh đề có that sau những tính từ chỉ trạng thái như anxious/ sorry/ concerned/

happy/ delighted... : Lấy làm ... rằng/ lấy làm ...vì

I'm anxious that she should be well cared for

(Tôi lo lắng rằng liệu cô ấy có được săn sóc tốt không) We are sorry that you should feel uncomfortable

(Chúng tôi lấy làm tiếc vì anh không thấy được thoải mái)

That you should speak to him like that is quite astonishing

(Cái điều mà anh ấy nói với anh như vậy quả là đáng ngạc nhiên).


 Dùng với if/ in case để chỉ một điều khó có thể xảy ra/ người ta đưa ra ý kiến chỉ đề phòng ngừa.

If you should change your mind = Should you change your mind, please let me know.

In case he should have forgotten to go to the airport, nobody will be there to meet her.(Ngộ nhỡ/ nếu chẳng may ông ấy quên mất ra sân bay, thì sẽ không có ai ở đó đón cô ta mất)


 Dùng sau so that/ in order that để chỉ mục đích (Thay cho would/ could)

He put the cases in the car so that he should be able to make an early start. She repeated the instructions slowly in order that he should understand.


 Dùng trong lời yêu cầu lịch sự

I should like to make a phone call, if possible (tôi xin phép gọi điện thoại nếu tôi có thể)
 Dùng với imagine/ say/ think... để đưa ra lời đề nghị: Thiết tưởng, cho là

I should imagine it will take about 3 hours (Tôi thiết tưởng công việc sẽ tốn mất 3 giờ đồng hồ đấy). I should say she's over 40 (Tôi cho là bà ta đã ngoài 40)


 Dùng trong câu hỏi để diễn tả sự nghi ngờ, thiếu quan tâm

How should I know (Làm sao tôi biết được kia chứ)

Why should he thinks that (sao nó lại nghĩ như vậy chứ)


 Dùng với các đại từ nghi vấn như what/ where/ who để diễn tả sự ngạc nhiên, thường dùng với

"But".

I was thinking of going to see John when who should appear but John himself (Tôi đang tính là đến thăm

John thì người xuất hiện lại chính là anh ấy)

What should I find but an enormous spider (Cái mà tôi nhìn thấy lại chính là một con nhện khổng lồ)
Tính từ và phó từ
 Một tính từ luôn bổ nghĩa cho một danh từ và chỉ một danh từ, nó luôn đứng trước danh từ được bổ

nghĩa.
 Trong tiếng Anh, có duy nhất một tính từ đứng sau danh từ:

galore = nhiều, phong phú, dồi dào

There were errors galore in the final test.
 Tính từ cũng đứng sau các đại từ phiếm chỉ (something, anything, anybody...)

It’s something strange. He is sb quite unknown.


 Một phó từ luôn bổ nghĩa cho một động từ, một tính từ hoặc một phó từ khác.

Rita drank too much.

I don't play tenis very well.


Adj + ly = Adv. Nhưng phải cẩn thận, vì một số tính từ cũng có tận cùng là đuôi ly (lovely, friendly).

Phó từ của các tính từ này được cấu tạo bằng cách như sau:

in a + Adj + way/ manner

He behaved me in a friendly way.
 Một số các phó từ có cấu tạo đặc biệt: so, very, almost, soon, often, fast, rather, well, there, too.

Các phó từ này trả lời cho câu hỏi how.
 Ngoài ra còn một số các cụm từ cũng được coi là phó từ, nó bao gồm một giới từ mở đầu với các danh từ đi sau để chỉ: địa điểm (at home), thời gian (at 5 pm), phương tiện (by train), tình huống, hành động (in a very difficult situation). Tất cả các cụm này đều được xem là phó từ.
 Vị trí của phó từ trong câu tương đối thoải mái và phức tạp, qui luật:

• Nếu chưa biết đặt phó từ ở đâu thì vị trí thường xuyên của nó ở cuối câu, đặc biệt các phó từ đuôi

ly.

• Các phó từ và cụm phó từ làm bổ ngữ đứng cuối câu theo thứ tự như sau: chỉ phương thức hành



động-chỉ địa điểm-chỉ thời gian-chỉ phương tiện hành động-chỉ tình huống hành động.

• Không bao giờ một phó từ hoặc một cụm phó từ được xen vào giữa động từ và tân ngữ.

• Nếu trong câu không có phó từ nào khác ngoài phó từ chỉ thời gian thì có thể đưa nó lên đầu câu.

In 1980, He graduated and found a job.
 Các phó từ chỉ tần số như: always, sometimes, often... luôn đứng trước động từ hành động nhưng đứng sau động từ to be.

The president always comes in time. The president is always in time.


Động từ nối
Đó là những động từ ở bảng sau, mang những tính chất sau


Be

appear

feel

become

seem

look

remain

sound

smell

Stay







 Không diễn đạt hành động mà diễn đạt trạng thái hoặc bản chất sự việc.


 Đằng sau chúng phải là tính từ không thể là phó từ.
 Không được chia ở thể tiếp diễn dù dưới bất cứ thời nào.

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương