CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sảN 000


Phương pháp định tính E.coli sử dụng Compass ECC Agar (BIOKAR Diagnostics-France)



tải về 447.5 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích447.5 Kb.
#31219
1   2   3   4

Phương pháp định tính E.coli sử dụng Compass ECC Agar (BIOKAR Diagnostics-France)

  1. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này cho phép phát hiện nhanh E.coli trong thực phẩm tại phòng thí nghiệm.

      1. Nguyên tắc.

Phương pháp này sử dụng môi trường Compass Ecc Agar là một dạng môi trường chỉ thị có chọn lọc để phát hiện Escherichia coli trong các sản phẩm thực phẩm. Các khuẩn lạc màu xanh xuất hiện trên môi trường Compass Ecc Agarủ ở nhiệt độ 37oC ± 1oC trong khoảng 22-26 h là những khuẩn lạc Escherichia coli.

      1. Môi trường – thuốc thử

- Dung dịch dùng để pha loãng mẫu: dung dịch muối pepton

Peptone từ casein: 1 g

NaCl 8,5 g

Nước cất: 1000 ml

Thanh trùng 121 0C trong 15 min. pH sau thanh trùng 7,0 ± 0,2 ở 25 0C

- Compass Ecc Agar: là một hỗn hợp dạng bột bao gồm có Polypeptone, chất đệm, chất chỉ thị màu, thạch,…

+ Quy cách: 500g/hộp


      1. Thiết bị phụ trợ

- Thiết bị trộn mẫu

- Tủ ấm


- Thiết bị đếm khuẩn lạc

- Nồi hấp tiệt trùng



      1. Quy trình

Bước 1:Chuẩn bị huyền phù mẫu thử ban đầu: cân 25g mẫu, bổ sung thêm 225 dung dịch dùng để pha loãng (dung dịch muối pepton) rồi đồng nhất mẫu để có dung dịch pha loãng 10-1. Chuẩn bị các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo bằng cách dùng 90 ml dung dich dùng để pha loãng với 10 ml dung dịch pha loãng trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị môi trường nuôi cấy Compass Ecc Agar: cân 40,8g Compass Ecc Agar, thêm 1 lít nước cất, đun sôi nhẹ để cho tan hết môi trường. Sau đó thanh trùng ở 121oC trong 15 phút và giữ môi trường tại 44-47oC trước khi sử dụng.

Bước 3: Sử dụng kỹ thuật đổ đĩa: cho 1ml huyền phù mẫu thử vào đĩa petri vô trùng, đổ thêm 15ml môi trường Compass Ecc Agar, lắc đều và để khô bề mặt.

Bước 4: Ủ ở nhiệt độ 37 oC ± 1 oC trong khoảng 22-26 h và đọc kết quả ngay sau khi ủ.

      1. Báo cáo kết quả thử nghiệm.

Đếm số lượng khuẩn lạc được tạo thành:

- E.Coli cho khuẩn lạc màu xanh tím

- Các Coliform khác cho khuẩn lạc màu hồng

Khuẩn lạc E.coli (xanh) và các Coliform khác (hồng)



      1. Yêu cầu về an toàn.

Tuân thủ các quy định về an toàn trong phòng phân tích Vi sinh đối với tất cả các thao tác thử nghiệm trong phương pháp này.

      1. Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng kèm theo.

- TCVN 6507-1: 2005: Vi sinh vật thực phẩm và thức ăn chăn nuôi-chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật.

- http://www.biokar-diagnostics.fr


    1. Phương pháp định tính Salmonella sử dụng kit thử nhanh 3MTM PetrifilmTM Salmonella Express System

      1. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này cho phép phát hiện nhanh Salmonella trong thủy sản và thịt, sữa, rau quả, thực phẩm tại phòng thí nghiệm.

      1. Nguyên tắc.

Phương pháp này sử dụng các đĩa cấy chứa môi trường dinh dưỡng khô có chọn lọc, sau đó sử dụng 1 đĩa sinh hóa bổ sung để khẳng định chính xác sự có mặt của Salmonella. Dung dịch mẫu sẽ được tăng sinh Salomonella trong môi trường “3M Salmonella Enrichment Base plus 3M Salmonella Enrichment Supplement medium” sau đó cấy chuyển sang đĩa đếm 3MTM PetrifilmTM Plate ủ ở 41,5oC trong 24±2h, các khuẩn lạc có mầu nâu đỏ hoặc vàng trên đĩa đếm 3MTM PetrifilmTM Plate và chuyển màu xanh sau khi đặt đĩa khẳng định sinh hóa 3MTM PetrifilmTM Salmonella Epress Confirmation Disk lên chính là những khuẩn lạc Salmonella.

      1. Môi trường – thuốc thử

- Môi trường R-V R10 (RAPPAPORT-VASSILIADIS R10 BROTH)

- Bộ test nhanh 3MTM PetrifilmTM Salmonella:

+ Dung dịch 3M Salmonella Enrichment Base

+ Chất bổ sung 3M Salmonella Enrichment Supplement

+ Đĩa đếm 3MTM PetrifilmTM Plate

+ Đĩa khẳng định sinh hóa 3MTM PetrifilmTM Salmonella Epress Confirmation Disk.



Bộ test nhanh 3MTM PetrifilmTM Salmonella



      1. Thiết bị phụ trợ

- Thiết bị trộn mẫu

- Tủ ấm


- Thiết bị đếm khuẩn lạc

- Nồi hấp tiệt trùng



      1. Quy trình

Bước 1: Tăng sinh Salomonella: trộn X(g) mẫu (X<25g) với Y(ml) dung dịch tăng sinh “3M Salmonella Enrichment Base plus 3M Salmonella Enrichment Supplement medium” với tỉ lệ X/Y=1/9 , ủ ở 41,5oC trong 18h.

- Đối với nền mẫu nhiễm vi khuẩn cao (>104CFU/g): chuyển 0,1ml dịch đã tăng sinh vào 10ml môi trường R-V R10 (RAPPAPORT-VASSILIADIS R10 BROTH), ủ ở 41,5oC trong 8h, sử dụng dịch mẫu sau bước ủ này làm mẫu thử.



Bước 2: Cấy 0,01 ml dịch mẫu sau tăng sinh lên đĩa Petrifilm, ủ ở 41,5oC trong 24±2h. Đánh dấu những khuẩn lạc nghi ngờ (có màu đỏ nâu hoặc vàng sáng).

Bước 3: Đặt thêm đĩa khẳng định sinh hóa vào, tiếp tục ủ ở 41,5oC trong 4-5h và đọc kết quả ngay sau khi ủ.

      1. Báo cáo kết quả thử nghiệm.

Mẫu dương tính: Khuẩn lạc đã được đánh dấu chuyển màu xanh

Mẫu âm tính: Không có sự chuyển màu của khuẩn lạc được khoanh hay không có khuẩn lạc nghi ngờ được đánh dấu.



Mẫu dương tính với Salmonella



      1. Yêu cầu về an toàn.

Tuân thủ các quy định về an toàn trong phòng phân tích Vi sinh đối với tất cả các thao tác thử nghiệm trong phương pháp này.

      1. Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng kèm theo.

- http://www.3m.com




    1. Phương pháp định tính Salmonella sử dụng kit thử nhanh IRIS SalmonellaR

      1. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này cho phép phát hiện nhanh Salmonella trong thủy sản và thịt, sữa, rau quả, thực phẩm tại phòng thí nghiệm.

      1. Nguyên tắc.

Đây là phương pháp phát hiện nhanh Salmonella trong thực phẩm, sữa, trứng, thức ăn chăn nuôi và mẫu môi trường trong vòng 37 giờ dựa vào sự phát triển và hình thành khuẩn lạc đặc trưng trong môi trường chọn lọc của Salmonella. Mẫu sẽ được tăng sinh Salmonella trong môi trường Salmonella Enrichment, sau đó được cấy chuyền sang môi trường trường IRIS Salmomella Agar ủ ở 37±1oC với thời gian 24±3 h. Các khuẩn lạc có màu hồng sau ủ chính là khuẩn lạc Salmonella.

      1. Môi trường – thuốc thử

Bộ kit thử nhanh IRIS SalmonellaR:

- Salmonella Enrichment 

- IRIS Salmonella Supplement 

- IRIS Salmomella Agar



      1. Thiết bị phụ trợ

- Thiết bị trộn mẫu

- Tủ ấm


- Thiết bị đếm khuẩn lạc

- Nồi hấp tiệt trùng



      1. Quy trình

Bước 1: Tăng sinh Salmonella: cân X(g) mẫu (X<25g), bổ sung Y(ml) môi trường Salmonella Enrichment với tỉ lệ X/Y=1/9 (g/ml) và thêm Z(ml) chất bổ sung chọn lọc IRIS Salmonella Supplement với tỉ lệ Z/X=1/10(ml/g). Ủ ở nhiệt độ 41,5±1oC với thời gian 18±2 giờ.

Bước 2: Cấy 0,01ml dung dịch mẫu sau tăng sinh lên môi trường IRIS Salmomella Agar. Ủ ở nhiệt độ 37±1oC với thời gian 24±3 giờ.

Đọc kết quả ngay sau khi kết thúc ủ.



      1. Báo cáo kết quả thử nghiệm.

Mẫu xuất hiện khuẩn lạc màu hồng là mẫu có chứa Salmonella

Mẫu âm-dương tính với Salmonella



      1. Yêu cầu về an toàn.

Tuân thủ các quy định về an toàn trong phòng phân tích Vi sinh đối với tất cả các thao tác thử nghiệm trong phương pháp này.

      1. Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng kèm theo.

- http://www.biokar-diagnostics.fr



  1. Một số test nhanh vi sinh thực hiện tại hiện trường:

    1. Phương pháp phát hiện E.coli/ Salmonella sử dụng bộ kit xét nghiệm MCC test (Mỹ)

      1. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này cho phép phát hiện nhanh E.coli/ Salmonella trong thủy sản và thịt, sữa, rau quả, thực phẩm ngay tại hiện trường.

      1. Nguyên tắc.

Phương pháp này dựa trên sự thay đổi màu của chất chỉ thị màu đặc trưng được gắn trên các que thử của bộ kit xét nghiệm MCC test (Mỹ) khi có mặt của các enzym đặc trưng sinh ra bởi E.coli hay Salmonella.

      1. Môi trường – thuốc thử

- Nước dùng để pha loãng mẫu

- Bộ kit thử E.coli - MCC test:

+ Dung dịch Buffer

+ 12 que thử E.coli (E.coli test trip)

+ 12 que thử Salmonella (Salmonella test trip)

Bộ kit thử E.coli/Salmonella MCC Test



      1. Thiết bị chính

Không yêu cầu thiết bị phụ trợ

      1. Quy trình

Bước 1: Rửa mẫu hoặc pha loãng mẫu cần phân tích bằng nước vô trùng.

Bước 2: Lấy 32ml của phần nước rửa mẫu/ huyền phù đã pha loãngđựng vào trong túi nhựa. 

Mở chai nước rửa buffer, thêm 3 giọt  của buffer, thực hiện thao tác bóp dung dịch trong túi nhựa 5 giây, để yên trong 3-4 phút.



Bước 3: Mở túi MCC test và lấy test trip (tùy thuộc vào mục đich xác định E.coli hay Salmonella sẽ sử dụng E.coli test trip hay Salmonella test trip)

Mở bao nhựa và nhúng test trip trong dung dịch để 30 giây

Lấy test trip ra, đặt lên bề mặt sạch và đợi trong 20 phút cho kiểm tra Salmonella và 45-50 phút cho kiểm tra E.coli rồi đọc kết quả.


      1. Báo cáo kết quả thử nghiệm.

Test trip không có màu là âm tính, chuyển màu là dương tính với vi khuẩn:

- Test Salmonella dương tính: chuyển màu xanh.

- Test E.coli dương tính: chuyển màu đỏ.

Kết quả dương tinh E.coli và Salmonella



      1. Yêu cầu về an toàn.

Tuân thủ các quy định về an toàn trong phân tích Vi sinh đối với tất cả các thao tác thử nghiệm trong phương pháp này.

Chú ý tiệt trùng các vật dụng đã sử dụng và nước rửa khi kết quả mẫu dương tính.



      1. Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng kèm theo.

- http://www.mcctest.com/


CHƯƠNG 4

DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CẦM TAY TRONG KIỂM TRA NHANH

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ/ thiết bị cầm tay sử dụng để kiểm tra nhanh một hoặc một số chỉ tiêu liên quan đến ATTP như: máy đo ATP, máy đó chênh lệch áp suất, máy đo tốc độ gió, máy đo pH, mấy đo EC/TSD/Nhiệt độ, thiết bị đo độ ẩm, thiết bị đo clorine/ nitrat,…. Đặc điểm của các thiết bị này là nhỏ gọn, cầm theo dễ dàng, dễ sử dụng, cho kết quả nhanh nên phù hợp để phục vụ cho thanh tra, kiểm tra nhanh ATTP tại các chợ, nơi sản xuất/ chế biến,…

Dưới đây là đại diện một số dụng cụ/thiêt bị cầm tay kiểm tra nhanh ATTP và cách vận hành sử dụng của chúng.

Các chỉ tiêu kiểm tra nhanh thường sử dụng thiết bị đo cầm tay


Chỉ tiêu kiểm tra

Thiết bị đo

Áp suất

Máy đo chênh lệch áp suất

Vệ sinh bề mặt tiếp xúc

Máy đo ATPase/Protein tổng

Độ ẩm

Thiết bị đo độ ẩm

Tốc độ gió

Máy đo tốc độ gió

Ánh sáng

Thiết bị đo ánh sáng (Lux kế)

Chỉ tiêu hóa lý của nước chế biến

Máy đo EC/TSD/Nhiệt độ

Hàm lượng Chlorine

Thiết bị đo Chlorine

……..





4.1. Thiết bị đo ánh sáng(Lux kế)

4.1.1. Mục đích:

Sử dụng thiết bị đo ánh sáng để đo cường độ ánh sáng tại nơi sản xuất, chế biến, chợ đầu mối,…để kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn.



4.1.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

Hình 1: Cấu tạo của Lux kế



  • Cấu tạo: Lux kế dùng để đo cường độ ánh sáng. Cấu tạo gồm có: một phần thân, một thiết bị cảm ứng với một tế bào quang điện và một màn hình hiển thị. Thiết bị cảm ứng được đặt tại nguồn sáng.

  • Nguyên tắc hoạt động: Ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện có năng lượng, được truyền từ tế bào quang điện sang dòng điện. Tế bào quang điện hấp thụ được càng nhiều ánh sáng, dòng điện tạo ra càng cao. Đồng hồ đo sẽ đọc dòng điện và tính toán giá trị thích hợp của Lux hoặc Foot candles (độ sáng). Giá trị đo được hiển thị trên màn hình.

4.1.3. Hướng dẫn sử dụng:

Thiết bị cảm được  đặt tại nơi có thể  đo được cường độ ánh sáng và lux kế sẽ đưa ra kết quả trực tiếp trên màn hình hiển thị.



4.1.4. Các biện pháp an toàn và phòng tránh:

- Thiết bị cảm ứng phải đặt chính xác tại khu vực làm việc để có thể cho kết quả chính xác;

- Do độ nhạy của thiết bị cảm ứng cao nên cần được cất giữ cẩn thận;

- Kiểm tra tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết thêm hướng dẫn chi tiết về các biện pháp an toàn và phòng tránh trước khi sử dụng thiết bị.



4.2. Thiết bị đo áp suất (Áp kế)

4.2.1. Mục đích:

Sử dụng thiết bị đo áp suất để đo cường độ áp suất tại nơi sản xuất, chế biến, chợ đầu mối,…hay sản phẩm để kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn.



4.2.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

Hình 2: Cấu tạo của Áp kế hình chữ U



  • Cấu tạo: Áp kế là dụng cụ được sử dụng để đo áp suất chênh lệch giữa hai điểm (áp kế thông dụng là áp kế hình chữ U). Có ba loại áp kế chính:

+ Áp kế cột lỏng một nhánh có bể chứa lớn hơn thay cho một phía của ống hình chữ U và có thang độ bên cạnh cột hẹp hơn. Sau đó cột này sẽ khuyếch đại chuyển động của dung dịch.

+ Áp kế cột lỏng được dùng để đo sự chênh lệch thấp giữa các áp suất cao.  

+ Loại dùng màng linh hoạt:  Thiết bị này sử dụng độ võng của màng, màng này bao phủ một thể tích có áp suất không đổi. Độ võng của màng tương ứng với áp suất. Sử dụng bảng tham khảo mức áp suất ứng với các độ võng khác nhau.  

+ Loại ống xoắn: Loại áp kế thứ ba này sử dụng một ống xoắn giãn nở khi áp suất tăng. Điều này tạo ra lực quay của một nhánh gắn vào ống.



  • Nguyên tắc hoạt động của áp kế hình chữ U

+ Chất lỏng được đổ khoảng một nửa ống. Hai đầu ống hở, chiều cao của chất lỏng ở mỗi bên bằng nhau.  

+ Khi áp suất dương được cấp vào một bên ống, chất lỏng sẽ giảm xuống ở bên đó và tăng lên ở bên kia ống. Sự chênh lệch độ cao, “h” là tổng những thông số trên và dưới 0, cho thấy mức áp suất (Hình 2).



4.2.3. Hướng dẫn sử dụng:

Nhiều loại áp kế khác nhau có cách vận hành khác nhau.Tuy nhiên, có một số bước vận hành giống nhau.

Trong quá trình kiểm toán năng lượng, vận tốc khí trong ống được đo nhờ sử dụng một ống hở hai đầu và lưu lượng được tính bằng một áp kế. Khoan một lỗ mẫu trên đường ống (ống chứa khí xả) và ống hở hai đầu sẽ được đưa vào đường ống. Hai đầu hở của ống được nối với hai đầu của áp kế. Sự chênh lệch về mức độ của áp kế cho thấy áp suất vận tốc tổng. Ví dụ như, ở trường hợp áp kế số, các thông số được đo bằng mm của cột nước.

4.2.4. Các biện pháp an toàn và phòng tránh:

- Không được để áp kế hoạt động với áp suất quá cao;

- Đọc tài liệu hướng dẫn của thiết bị đo để biết thêm chỉ dẫn chi tiết về an toàn và phòng tránh trước khi sử dụng thiết bị.

4.3. Thiết bị đo nhiệt độ (Nhiệt kế)

4.3.1. Mục đích:

Sử dụng thiết bị đo nhiệt độ để đo nhiệt độ tại nơi sản xuất, chế biến, chợ đầu mối,…hay sản phẩm để kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn.



4.3.2. Cấu tạo và công dụng:

  • Cấu tạo: Nhiệt kế là công cụ dùng để đo nhiệt độ của chất lưu, bề mặt khí. Có các loại sau:

+ Nhiệt kế tiếp xúc

Hình 3: Nhiệt kế tiếp xúc

Có nhiều loại nhiệt kế tiếp xúc. Cặp nhiệt độ là ví dụ đơn giản nhất của loại nhiệt kế tiếp xúc. Thiết bị này bao gồm hai kim loại không đồng dạng, một đầu được nối với nhau. Các tấm hợp kim kim loại của cặp nhiệt điện thường gặp là dây điện.

Hiện tại có các loại cặp nhiệt độ sử dụng các tấm kim loại và các thang độ khác nhau. 4 loại thang độ phổ biến nhất là J, K, T và E. Các thang nhiệt độ cao như R, S, C và GB. Mỗi thang độ có dải nhiệt độ và môi trường khác nhau, mặc dù nhiệt độ tối đa thay đổi theo đường kính dây điện sử dụng trong cặp nhiệt độ. Mặc dù thang độ của cặp nhiệt độ quy định giải nhiệt độ, đường kính của dây điện sử dụng trong cặp nhiệt độ cũng giới hạn giải tối đa.

+ Nhiệt kế không tiếp xúc hay nhiệt kế hồng ngoại:

Hình 4: Nhiệt kế hồng ngoại

Được dùng để thực hiện đo nhiệt độ mà không có tiếp xúc vật chất giữa nhiệt kế và vật đo nhiệt độ. Nhiệt kế được hướng vào bề mặt và cho ngay kết quả nhiệt độ đo. Công cụ này hữu ích với trường hợp đo những điểm nóng trong lò, nhiệt độ bề mặt....

4.3.3. Hướng dẫn sử dụng:

- Cặp nhiệt điện (nhiệt kế tiếp xúc) bao gồm hai kim loại không đồng dạng, một đầu được nối với nhau. Khi mối nối được gia nhiệt hoặc giải nhiệt sẽ sinh ra điện áp, điện áp này tương tác trở lại nhiệt độ. Một que thăm được đưa vào dòng chất lỏng hoặc khí để đo nhiệt độ.  Để đo nhiệt độ bề mặt, người ta sử dụng que thăm dạng tấm. Trong hầu hết các trường hợp, cặp nhiệt điện sẽ trực tiếp đưa ra kết quả của thiết bị cần đo (oC hoặc oF) trên màn hình số;

- Nhiệt kế không tiếp xúc hoặc nhiệt kế hồng ngoại: Nhiệt kế được hướng về phía bề mặt cần đo nhiệt độ. Kết quả đo được đọc trực tiếp trên màn hình.

4.3.4. Các biện pháp an toàn và phòng tránh:

- Que thăm phải được nhúng vào chất lưu và đo sau khoảng từ 1-2 phút (sau khi thông số đo đã ổn định);

- Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dải nhiệt độ thiết kế của thiết bị;

- Không được để que thăm của cặp nhịêt điện tiếp xúc với ngọn lửa;

- Trước khi sử dụng, cần thiết lập độ phát xạ theo bề mặt cần đo nhiệt độ;

-  Đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết thêm hướng dẫn chi tiết về các biện pháp an toàn và phòng tránh trước khi sử dụng thiết bị.



4.4. Thiết bị đo PH

4.4.1. Mục đích:

Sử dụng thiết bị đo pH để đo pH môi trường tại nơi sản xuất, chế biến, chợ đầu mối,…hay của sản phẩm để kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn.



4.4.2 Hướng dẫn sử dụng:

Hình 4: máy đo pH



  • Cách chuẩn máy và đo :

Để chuẩn máy đo, cần dùng 2 dung dịch đệm có trị số là pH 7 và pH X (khi dung dịch cần đo có pH < 7, chọn pH X là pH 4, trường hợp nếu dung dịch cần đo có pH > 7, chọn pH X là pH 10, phép đo sẽ chính xác hơn). Các bước tiến hành chuẩn cụ thể như sau:

+ Gắn điện cực vào máy đo rồi bật công tắc bên hông máy về vị trí pH. Tháo vỏ nhựa bao đầu điện cực (lưu ý bên trong có chứa dung dịch KCl 3M). Rửa điện cực bằng nước cất. Dùng giấy thấm để thấm bớt nước đầu điện cực;

+ Chỉnh núm nhiệt độ chỉ nhiệt độ dung dịch chuẩn (thường là nhiệt độ phòng khỏang 25-30oC);

+ Cho điện cực vào dung dịch đệm pH 7, chờ cho trị số ở mặt hiển thị ổn định, chỉnh núm pH7 sao cho số đọc về trị số 7.00. Lấy điện cực ra và rửa bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực bằng giấy thấm;

+ Cho điện cực vào dung dịch đệm pH X ( pH 4 hay pH10) . Nếu số đọc không phải là 4.00 (hay 10.00), dùng vít nhỏ chỉnh núm pH X sao cho số hiển thị trên máy đo là 4.00 (hay 10.00). Lấy điện cực ra và rửa điện cực bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực;

+ Thực hiện lại bước 4 và 5 cho đến khi trị số hiển thị trên máy đo đúng với trị số của các dung dịch đệm ở cả pH7 và pH4 (hay pH10). Sau khi chuẩn, dùng máy để đo trị số pH của dung dịch muốn đo. Lưu ý: khi cho điện cực vào dung dịch, chờ trị số đo ổn định rồi mới đọc.



4.4.3. Các biện pháp an toàn và phòng tránh:

- Giữ sạch máy đo, dây đo, jack BNC nối điện cực với máy đo để kết quả đo chính xác;

- Do ngõ vào điện cực có trở kháng lớn, tránh cầm điện cực khi đo. Nếu cần, có thể một tay cầm điện cực, tay kia cầm máy đo để chênh lệch điện thế giữa điện cực và máy đo bé nhất. Không sờ vào đầu điện cực, không dùng cọ hay bất cứ vật gì chùi điện cực;

 - Khi di chuyển máy đo từ nơi có nhiệt độ lạnh đến nơi có nhiệt độ nóng hơn, cần chờ cho nhiệt độ máy đo cân bằng với nhiệt độ môi trường;

- Khi đo nên cho đầu điện cực vào sâu trong dung dịch ít nhất 30 mm để màng thẩm thấu tiếp xúc với dung dịch;

- Sau khi đo, rửa điện cực pH bằng nước cất, không rửa bằng dung dịch, dung môi có carbon như xăng, cồn, … Điện cực pH phải được bảo quản bằng cách cho vài giọt KCl 3 mol vào nắp nhựa gắn ở đầu điện cực;

- Khi chuẩn máy đo, nếu không chỉnh được trị số pH đọc về trị số pH của dung dịch chuẩn cần thay thế bằng dung dịch 3-mol KCl mới;

- Với dung dịch có nồng độ ion thấp (như nước cất, nước mưa…), dung dịch có nồng độ ion Ag cao, thịt, sơn, giấy, đất cần dùng loại điện cực pH đặc biệt.

- Nếu điện cực phản ứng chậm hay không phản ứng do điện cực bị bám bẩn, màng thẩm thấu của điện cực bị nghẽn, cần rửa điện cực bằng methyl alcohol. Nếu điện cực không phản ứng nhanh hơn, ngâm điện cực trong dung dịch 0,1 mol HCl trong 5 phút rồi rửa bằng nước sạch, tiếp tục ngâm điện cực trong dung dịch 0,1 mol NaOH trong 5 phút và rửa lại bằng nước sạch, sau đó ngâm điện cực trong dung dịch đệm pH 4 trong 10 phút trước khi đo.


Каталог: van-ban-moi -> chi-111ao-111ieu-hanh
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
chi-111ao-111ieu-hanh -> CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sảN
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
van-ban-moi -> HƯỚng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm
van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc

tải về 447.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương