CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sảN 000


Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhóm chỉ tiêu phụ gia thực phẩm



tải về 447.5 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích447.5 Kb.
#31219
1   2   3   4

3.6. Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhóm chỉ tiêu phụ gia thực phẩm
Một số nhóm phụ gia thực phẩm có thể kiểm tra nhanh tại hiện trường lấy mẫu:

- Test kiểm tra hàn the trong thực phẩm (50 test/01 hộp).

- Test kiểm tra Hypochloride (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra phẩm mầu trong thực phẩm (20 test/01 hộp).

- Test kiểm tra focmol trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra Nitrit trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra Nitrat trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra chất bảo quản (Salicilic) trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Kiểm tra Sufite (SO2) (30 test/01 hộp)

Đối với các chỉ tiêu thuộc nhóm này các bộ kiểm tra nhanh đều có thể phát hiện khá nhạy và chính xác (định tính) ở trong giới hạn phát hiện. Hướng dẫn sử dụng kèm theo các bộ kit đã được mô tả chi tiết. Dưới đây xin giới thiệu một số quy trình phân tích cụ thể.

Hướng dẫn sử dụng kit kiểm tra nhanh hàn the trong các sản phẩm thực phẩm.

3.6.1. Giới thiệu chung

Hàn the là muối của axit boric, từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, hàn the được dùng bảo quản thực phẩm. Ngày nay, khoa học đã chứng minh hàn the là chất độc đối với con người. Về mặt an toàn sức khoẻ, người sử dụng thực phẩm có hàn the lâu dài sẽ gây ung thư, do hàn the không đào thải hết ra ngoài cơ thể mà tích luỹ trong cơ thể khoảng 15%, độc tố của hàn the còn làm thoái hoá cơ quan sinh dục… trẻ em ăn phải sữa bảo quản bằng hàn the ở hàm lượng từ 1 đến 2g/1kg thể trọng sẽ bị tử vong trong vòng 7 đến 10 giờ tuỳ theo khối lượng hấp thụ.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam đã không cho phép sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều cơ sản xuất vì muốn cải thiện các tính chất của sản phẩm mà không quan tâm tới sức khoẻ người tiêu dung nên vẫn tiếp tục sử dụng hàn the trong chế biến một số sản phẩm thực phẩm như giò chả, bánh đúc, bánh cuốn, ướp thịt cá…Tình trạng trên khiến người tiêu dùng lo ngại không phân biệt được thực phẩm nào có hàn the và thực phẩm nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, việc sử dụng một phương pháp kiểm tra nhanh là điều hết sức cần thiết và hữu ích.


Hình 4.1. Kit kiểm tra nhanh hàn the – BK04 (Sản xuất bởi Viện kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ công an)

3.6.2. Phạm vi áp dụng

Có nhiều bộ kit được sử dụng để kiểm tra nhanh hàn the trong thực phẩm, cán bộ kiểm tra cần lựa chọn những kit thử đã được cấp phép. Phương pháp dưới đây áp dụng đối với kit thử đi kèm và không phải là khuyến cáo bắt buộc.

Bộ kit BK04 được dùng để xác định nhanh tại hiện trường dư lượng hàn the trong một số loại thực phẩm như: thịt và các sản phẩm từ thịt như giò chả, xúc xích, cá tươi, bánh cuốn và các sản phẩm chế biến từ tinh bột.

Giới hạn phát hiện: LOD = 50ppm.

Thời gian phát hiện: 3 – 30 phút.

3.6.3. Nguyên tắc

Dựa trên phản ứng tạo màu giữa gốc borat và một hợp chất màu vàng như curcumin trong điều kiện pH thấp. Giấy chỉ thị được phủ một lớp curcumin có màu vàng và được nhúng trong acid có pH thấp, sau đó để khô. Khi có mặt của gốc borate giấy chỉ thị chuyển màu từ vàng tươi sang đỏ gạch.



3.6.4. Dụng cụ, hóa chất và thuốc thử

      1. Hóa chất, kit thử

Bộ Test Kit thử hàn the BK04 gồm:

  • 1 lọ dung dịch đệm (50ml)

  • 1 hộp giấy chỉ thị (50 test papers).

      1. Dụng cụ

  • Cốc thủy tinh

  • Đũa thủy tinh

  • Dao cắt mẫu (với mẫu dạng rắn)

  • Găng tay cao su

3.6.5. Chuẩn bị mẫu

- Đối với mẫu dạng rắn.

Thực phẩm dạng rắn: Lấy khoảng 10g cắt nhỏ cỡ hạt đậu, cho vào cốc. cắt đầu lọ dung dịch đệm, nhỏ 20 giọt vào mẫu, dùng que nhọn dầm nát và khuấy để dung dịch đệm trộn đều vào mẫu và để yên khoảng 2 phút. Lấy phần dịch để kiểm tra.



- Đối với mẫu dạng lỏng.

Lấy khoảng 1ml cho vào cốc, bổ sung 20 giọt dung dịch đệm, lắc đều.



3.6.6. Quy trình phân tích bằng kỹ thuật kit thử nhanh.

Lấy 1 que giấy thử trong ống đựng giấy chỉ thị, nhúng ngập phần giấy thứ nhất (màu vàng) phía dưới cùng que thử vào cốc mẫu vừa xử lý ở trên sao cho phần giấy thấm ướt đều, lấy que ra khỏi cốc vẩy bớt nước; đặt que thử trên mặt phẳng. Nhỏ 1 giọt dung dịch đệm lên phần giấy (màu vàng) thứ 2 từ dưới lên sao cho giấy đủ ướt đều, chờ đọc kết quả.



3.6.7. Đọc kết quả.

  • Dương tính: Vùng giấy thử phía dưới (thứ nhất) chuyển từ màu vàng tươi sang màu đỏ gạch đến đỏ đậm khác với giấy thử (thứ hai) phía trên

  • Âm tính: cả 2 vùng giấy có màu vàng giống nhau



Hình 4.2. Kết quả thử nghiệm trên giấy chỉ thị

3.6.8. Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm.

- Chỉ nhúng phần dưới của giấy thử vào mẫu.

- Cường độ màu phụ thuộc vào lượng hàn the trong mẫu.

- Nếu dư lượng hàn the trong mẫu thấp (trong lân cận khoảng 50mg/kg) thì đọc kết quả sau 10 – 15 phút.

- Nếu không hiện màu dương tính hoặc âm tính thì cần kiểm tra lại toàn bộ quy trình chuẩn bị mẫu và kit thử.

3.6.9. Tài liệu tham khảo


  • Hướng dẫn sử dụng đi kèm bộ Kit kiểm tra nhanh hàn the – BK04 (Sản xuất bởi Viện kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ công an).

  • Turmeric paper - Quick and easy determination of boric acid and borates

  • Hardcastle, James Edward, "A study of the curcumin method for boron determination" (1960).

  • Siti‐Mizura, S., Tee, E. S., & Ooi, H. E. (1991). Determination of boric acid in foods: Comparative study of three methods. Journal of the Science of Food and Agriculture, 55(2), 261-268.

3.7. Quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh

3.7.1. Giới thiệu chung

Dư lượng kháng sinh (DLKS) là tình trạng kháng sinh vẫn còn trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, v.v… ở dạng nguyên chất hay đã chuyển hóa, vì thế có thể gây tác hại đối với người sử dụng. Nguyên nhân của việc tồn dư chất kháng sinh là do việc không tuân thủ quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, thuốc thú y trong chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép; sử dụng kháng sinh để bảo quản thực phẩm.

Có nhiểu phương pháp phân tích DLKS trong thực phẩm được sử dụng trong kiểm tra dư lượng kháng sinh nhưng phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sàng lọc như phương pháp miễn dịch, đặc tính sinh học sử dụng kit thử sẵn hoặc ELISA kit và phương pháp phân tích định lượng trên LC hoặc GC kết hợp đầu dò khối phổ (MS/MS).

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kit thử nhanh dạng que cho phép xác định nhanh dư lượng nhiều loại nhóm chất kháng sinh trong thịt động vật và thủy sản như các nhóm: Chloramphenicol, Quinolone, Tetracyline...Nguyên tắc hoạt động và cách thức sử dụng của các loại kit sử dụng que thử nhanh về cơ bản là giống nhau và có thể diều chỉnh phương pháp cho phù hợp với việc triển khai tại hiện trường hoặc trong phòng kiểm nghiệm hoặc trên xe kiểm nghiệm chuyên dụng.

3.7.2. Phạm vi áp dụng

Trong phạm vi nội dung bài giảng, quy trình phân tích và hướng dẫn sử dụng dưới đây được áp dụng cho kiểm tra nhanh dư lượng các chất kháng sinh nhóm Tetracycline trong các sản phẩm thịt và thủy sản.

Giới hạn phát hiện:

Tetracycline: LOD=20 ppb.

Thời gian phát hiện: 10 - 15 phút

3.7.3. Nguyên tắc

Hầu hết các kit thử nhanh phát hiện sự tồn dư các hợp chất kháng sinh hoạt động theo theo nguyên tắc phương pháp sắc ký miễn dịch cạnh tranh. Điều này dựa trên cơ chế cạnh tranh miễn dịch giữa chất kháng sinh và cộng hợp enzym đánh dấu lên kháng thể đặc hiệu. Nồng độ chất kháng sinh sẽ được hiển thị dựa trên mức độ phát quang của enzym. Do đó, chỉ cần căn cứ vào cường độ hiện màu của giếng thử là có thể xác định được mẫu có nhiễm chất kháng sinh hay không và nhiễm với nồng độ bao nhiêu.





3.7.4. Dụng cụ, hóa chất và thuốc thử

      1. Hóa chất, kit thử

-Dung dịch đệm

- Que thử



      1. Dụng cụ

- Pipettes

- Ống fancol (5 mL)

- Ống fancol (15 mL)

- Cối nghiền mẫu.

- Giấy lọc, bình tam giác

3.7.5. Chuẩn bị mẫu

- Loại bỏ các thành phần phụ như nội tạng, da, vỏ, mỡ, cắt nhỏ thịt, nghiễn nhuyễn mẫu.



3.7.6. Quy trình phân tích bằng kỹ thuật kit thử nhanh

i. Cân 2 g mẫu cho vào ống fancol 5ml và thêm 0,8ml dung dịch đệm (kèm theo bộ kit) và vặn kín nấp.

ii. Lắc đều 5 phút và chờ lắng 5 phút, lọc lấy lớp dịch qua giấy lọc.

iii. Lấy 1 giếng từ ống nhựa (kèm theo bộ kit), mở lớp màng, hút 0,2ml dịch lọc cho vào giếng, trộn đều cho đến khi thuốc thử tan hoàn toàn. Đợi 1 phút.

iv. Lấy que thử ra khỏi túi và đặt trên mặt phẳng nằm ngang.

v. Trộn đều giếng hút mẫu chiết xuất nhỏ từ từ 3-5 giọt vào hố mẫu "S".

vi. Diễn giải kết quả trong 5 - 10phút. Kết quả sau 10 phút được coi là không hợp lệ.

3.7.7. Đọc kết quả.



    • Dương tính (Positive): Chỉ có vạch C hiện màu rõ ràng chứng tỏ kết quả dương tính. Nếu vạch T hiện mờ có thể nhìn thấy nhưng rõ ràng yếu hơn so với vạch C, chúng ta có thể xem như là một kết quả dương tính. Dương tính cho thấy nồng độ Chloramphenicol là trên 0,3 ppb (ng / mL) trong mẫu.

    • Âm tính (Negative): Cả 2 vạch C và T hiện màu rõ. (Vạch T gần bằng hoặc đậm hơn so với vạch C.)

    • Không hợp lệ (Invalid): Vạch C không hiện màu

3.7.8. Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm

Để có kết quả tốt nhất, xin vui lòng tuân thủ đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất:

- Tât cả thuốc thử phải được để ở nhiệt độ phòng trước khi tiến hành thử nghiệm

- Không nên lấy que thử khỏi túi cho đến khi sủ dụng

- Không sử dụng lại bộ kit và xem hạn sử dụng

3.7.9. Tài liệu tham khảo


  • Hướng dẫn sử dụng Immuno kit từ Công ty Thời Đại Xanh.



    1. Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh một số chỉ tiêu gây mất ATTP tại phòng kiểm nghiệm.

Một số các chỉ tiêu như dư lượng các chất kháng sinh như nhóm Nitrofuran, Streptomycin, Sulfonamide…, các chất tăng trọng như beta-agonist, độc tố vi nấm…trong các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt động vật và thủy sản có thể được kiểm tra nhanh bằng các bộ kit thử nhanh. Các phương pháp phân tích này thường đòi hỏi phải thêm các công đoạn trích ly mẫu đồng nghĩa với việc sử dụng một số thiết bị đơn giản như máy lắc, máy đồng hóa và máy ly tâm…Hơn nữa, nếu sử dụng các bộ kit thử nhanh (như ELISA kit) thì cũng cần tới những thiết bị như tử ủ hay máy đo màu… Do đó, những phương pháp này chỉ thuận tiện cho phân tích trong phòng kiểm nghiệm hoặc trên xe kiểm nghiệm được trang bị đầy đủ những thiết bị và dụng cụ phân tích cơ bản.

3.8. Quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh các chất tăng trọng trong thịt và thức ăn gia súc (Nhóm β-agonist) bằng bộ kit ELISA

3.8.1. Giới thiệu chung

 - Agonist như Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine... là chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính. Bên cạnh các tác dụng trên, β-agonist được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệu quả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc (lợn, cừu, bò) và gia cầm, khi đó người ta phải dùng β-agonist gấp 5-10 lần điều trị.

Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2013, quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm của Bộ Y tế đã quy định dư lượng các chất β -Agonist được phép tồn lưu trong thịt gia súc lần lượt là Clenbuterol trong thịt trâu, bò là 0.2 ppb và Ractopamine trong thịt trâu, bò và heo là 10 ppb.

Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 7 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp phát triển Nông Thôn quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm β - Agonist (Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) trong chăn nuôi. Mẫu thịt là một trong những đối tượng kiểm tra, giám sát tại thông tư này. Hiện nay hiện có nhiều phương pháp phân tích dư lượng nhóm β - Agonist trong thịt và thức ăn chăn nuôi, phổ biến là các phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hai lần khối phổ LC-MS/MS và phương pháp sàng lọc sử dụng ELISA kit. Trong đó phương pháp phân tích trên sắc ký lỏng cho kết quả định lượng tin cậy nhưng đòi hỏi thiết bị phân tích phức tạp, còn phương pháp ELISA là phương phápsàng lọc nhanh, có độ tin cậy cao, đơn giản và không yêu cầu kỹ thuật phức tạp.



3.8.2. Phạm vi áp dụng

Quy trình phân tích và hướng dẫn sử dụng dưới đây được áp dụng cho phép phát hiện và bán định lượng nhanh dư lượng các chất thuộc nhóm β-agonist trong mẫu thịt và thức ăn gia súc.

Giới hạn phát hiện:

- Mô thịt: LOD=0.4 ppb

- Thức ăn chăn nuôi: LOD=5 ppb

- Tỷ lệ thu hồi: 90% ± 15%.

Phương pháp này có thể được triển khai nhanh trong phòng kiểm nghiệm hoặc trên xe kiểm nghiệm chuyên dụng.

3.8.3. Nguyên tắc

Các xét nghiệm được thực hiện trong các giếng nhựa đã được phủ một lớp kháng thể kháng β-agonist (IgG) phân tách từ thỏ. Ở điều kiện nhất định, các hợp chất thuộc nhóm β-agonists ở dạng tự do và các enzyme được đánh dấu sẽ cạnh tranh liên kết với những kháng thể kháng β-agonist. Bất kỳ enzyme liên hợp nào không liên kết đều được rửa trôi. Hoạt động của enzyme được kiểm soát bằng cách thêm một số chất kìm hãm để dừng phản ứng. Sau khi thêm chất dừng phản ứng, dung dịch chuyển màu từ màu xanh sang màu vàng. Độ hấp thụ được đo ở 450 nm. Cường độ màu tỷ lệ nghịch với nồng độ β-agonist trong mẫu.

3.8.4. Dụng cụ, hóa chất và thuốc thử


      1. Hóa chất, kit thử

Thành phần bộ kit bao gồm:

- Khay Microwell phủ kháng thể (12 thanh tháo rời, mỗi thanh 12 giếng)

- Dung dịch chuẩn (1ml/lọ): 0ng/mL, 0.1ng/mL, 0.3ng/mL, 0.9ng/mL, 2.7ng/mL, 8.1ng/mL

- Dung dịch chuẩn 100ng/l (1ml) kèm theo thử nghiệm

- Dung dịch Công hợp 13 ml

- Dung dịch rữa: 50ml (10 X , 50 mL)

- Cơ chất A 6ml

- Cơ chất B 6ml

- Dịch hãm (6 mL)

- Hướng dẫn sử dụng



      1. Thiết bị, dụng cụ

- Máy đọc ELIA có bước sóng : 450nm

- Micropipette đa kênh 50 – 200μL

- Micropipette đơn kênh 50, 100 và 200μL

- Máy trộn mẫu, ống đong, ống ly tâm, máy ly tâm,

- Hóa chất: HCl, NaOH, nước cất dùng cho phân tích

- Găng tay cao su.



3.8.5. Chuẩn bị mẫu và dung dịch thử

Chuẩn bị dung dịch thử

- Dung dịch rửa: pha loãng 10 lần dung dịch rửa với nước cất (1 mL + 9 mL)

- Pha dung dịch chiết: hòa tan NaCl 8% với HCL 0,5 M theo tỷ lệ 4:1

Chuẩn bị mẫu

- Mẫu thử: mô thịt

Phương pháp 1 (nhân hệ số pha loãng 4)

- Đồng hóa mẫu (đã tách mỡ) 1 phút với vận tốc : 10.000v/p

- Cân 2g mẫu đã đồng hóa cho vào ống ly tâm 15ml, thêm 6ml dịch chiết và trộn đều trong 5-10 phút .

- Ly tâm 5 phút với tốc độ 4000 v/p ở nhiệt độ 20 -25 °C

- Hút 1ml dung dịch trên mặt hòa tan với 45μL NaOH 1M . chỉnh pH 7-8

- Hút 20 μL dung dịch để chuẩn bị phân tích

Phương pháp 2 (nhân hệ số pha loãng 2)

- Đồng hóa mẫu (đã tách mỡ) 1 phút với vận tốc : 10.000v/p

- Cân 2g mẫu đã đồng hóa cho vào ống ly tâm 15ml, thêm 4ml dung dịch TCA và lắc trong

5 phút

- Thêm 4ml Methyl cyanide và 4ml Ethyl acetate lắc trong 5 phút



- Ly tâm 5 phút tốc độ 5000 v/p

- Lấy 2ml dung dịch trên mặt cho vào ống thủy tinh và làm khô bằng khí Nitrogen ở 50 °C

- Hòa tan cặn khô bằng 0,4ml nước cất và 0,4 ml hexan lắc đều

- Loại bỏ lớp trên, hút 20 μL dung dịch chuấn bị phân tích



- Mẫu thử Thưc ăn chăn nuôi (nhân hệ số pha loãng 50)

- Cân 1g mẫu TACN vào trong ống ly tâm 50ml, thêm 10ml dd HCL 0.01M lắc đều 5 phút

- Chỉnh pH 6,5-8 bằng dd HCL 0,01M hoặc NaOH, ly tâm 5 phút với tốc độ 4000v/p

- Hòa tan 100 μL dd trên mặt với 400 μL nước cất

- Hút 20 μL dung dịch chuẩn bị phân tích

3.8.6. Quy trình phân tích

- Đem tất cả thuốc thử vệ nhiệt độ phòng (20-25°C) trước khi sử dụng

- Hút 20μL mỗi dung dịch chuẩn cho vào giếng chuẩn

- Hút 20μL dung dịch mẫu thử cho vào giếng mẫu

- Thêm 100μL cộng hợp cho vào các giếng trên

- Trộn đều và lắc đều hổn hợp

- Ủ ở nhiệt độ phòng (25±2°C) 30 phút

- Đổ sạch dung dịch lỏng ra khỏi giếng và vỗ nhẹ trên giấy thấm đến khi không còn dungdịch trong giếng.

- Rửa giếng bằng dung dịch rửa (khoảng 250 μL/giếng ), vỗ nhẹ các giếng trên giấy thấm.

- Lập lại rửa bằng dung dịch rửa 4 lần

- Thêm 50μL dung dịch cơ chất A vào mỗi giếng

- Thêm 50μL dung dịch cơ chất B vào mỗi giếng

- Giử và lắc nhẹ các giềng trộn đều dung dịch

- Để yên 15 phút ở nhiệt độ phòng (25±2°C).

- Thêm 50 μL dung dịch hãm màu vào mỗi giếng , lắc nhẹ

- Đọc kết quả trên máy đo màu (máy đọc ELISA) trong vòng 5 phút



3.8.7. Báo cáo kết quả thử nghiệm

- Màu đậm = ít β-agonist

- Màu nhạt = nhiều β-agonist

- So sánh màu hoặc mật độ quang của các giếng mẫu với màu hoặc mật độ quang của các

giếng đối chứng âm và dương. Từ đó xác định được mức độ nhiễm β-agonist trong mẫu.

- Hoặc chính xác hơn ta vẽ đồ thị đường chuẩn của β-agonist và dựa vào đó định lượng

mức độ nhiễm của mẫu

Chú ý: Lấy giá trị hấp thụ tương đối cho mỗi mẫu và suy nồng độ ghi tương ứng từ đường

chuẩn. Tính nồng độ thực tế của mẫu bằng cách nhân hệ số pha loãng với nồng độ khai thác

- Tính toán theo công thức sau :

Trong đó :

- Ao : mật độ quang tại giếng đối chứng âm (không có β-agonist)

- Ax: mật độ quang tại giếng chuẩn hoặc mẫu

- Dựng đường chuẩn của Salbutamol với trục X chia độ logarith như ví dụ sau:



3.8.8. Đảm bảo kết quả thử nghiệm

- Các thuốc thử cần ở nhiệt độ phòng khi tiến hành thí nghiệm, sau đó cần cho trở lại ngay vào tủ lạnh, không nên để bên ngoài quá lâu. Riêng đối với cộng hợp enzyme chỉ nên lấy ra 1 lượng vừa đủ dùng không nên để toàn bộ cộng hợp enzyme ra nhiệt độ phòng.

- Trộn đều cộng hợp một cách nhẹ nhàng, tránh tạo bọt.

- Không để các hoá chất tiếp xúc ánh nắng.

- Phải cận thận, luôn mang găng tay, áo blue. Dụng cụ sau khi dùng phải làm vệ sinh sạch sẽ, rửa bằng nước Javen 5%

- Không dùng bộ kit khi đã quá hạn.

- Sử dụng pipette đúng sẽ giúp có kết quả đúng

- Khi cho cộng hợp vào giếng phải cho thật nhanh để thời gian cộng hợp ở trong giếng là gần như bằng nhau giữa các giếng. Nếu không kết quả sẽ lệch



3.8.9. Tài liệu tham khảo

C. MỘT SỐ QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHANH CÁC CHỈ TIÊU VI SINH

  1. Giới thiệu chung

Vi sinh vật là lý do chính gây nên trên 50% các vụ ngộ độc thực phẩm mỗi năm tại Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà vi sinh vật là đối tượng chính của nhiều chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các vi sinh vật có khả năng gây ngộ độc thực phẩm bao gồm 3 nhóm chính:

- Vi khuẩn: E.coli, Salmonella, Staphylococcus, Clostridium botunium, Balicillus cereus, Vibrio cholearea, Shigella, …

- Virus: nhóm virus Adeno, HAV, H5N1, H1N1,…

- Nấm men, nấm mốc: Aspergillus, Geotrichum, Penicilium, Alternaria,…

Trong đó, nhóm vi khuẩn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất và các vụ ngộ độc thường gặp nhất là do nhễm khuẩn E.coli và Salmonella . Đây là 2 vi khuẩn có khả năng gây bệnh thuộc họ vi khuẩn đường ruột có sự phân bố rất rộng trong tự nhiên.

Ngày nay, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phương châm “phòng hơn chống” được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hoặc rộng hơn là để đảm bảo chất lượng của thực phẩm, chúng ta cần có các biện pháp kiểm soát và chuẩn đoán thành phần độc hại có trong thực phẩm.

Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh hiện nay có 2 nhóm chính:

- Các phương pháp truyền thống: nuôi cấy truyền thống, thử nghiệm sinh hóa,...

- Các phương pháp không truyền thống: PCR, realtime-PCR, Elisa, các kit thử nhanh,…

Trong đó các kit thử nhanh ngày càng được ưu tiên nghiên cứu và sử dụng bởi ưu điểm là tiến hành đơn giản, cho kết quả phân tích nhanh và không đòi hỏi nhiều thiết bị phân tích cũng như kỹ thuật chuyên môn cao.

Dưới đây là một số kit thử nhanh dùng để xác định E.coli và Salmonella trên một số nền mẫu thực phẩm có khả năng thực hiện nhanh tại phòng thí nghiệm hay tại hiện trường.



  1. Một số phương pháp kiểm tra nhanh các chỉ tiêu vi sinh thực hiện trong phòng thí nghiệm

    1. Phương pháp định lượng E.coli sử dụng đĩa đếm3M™ Petrifilm™ E.coli/Coliform Count Plates (3M-USA)

      1. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này cho phép định lượng nhanh E.coli trong thủy sản và thịt tại phòng thí nghiệm.

      1. Nguyên tắc.

Phương pháp này sử dụng các đĩa cấy chứa môi trường dinh dưỡng khô có chứa chất chỉ thị và chất tạo đông tan được trong nước lạnh. Cho các dung dịch huyền phù mẫu thử chưa pha loãng hoặc đã pha loãng vào các đĩa với lượng 1 ml mỗi đĩa. Dàn đều dung dịch huyền phù trên diện tích khoảng 20 cm2. Chất tạo đông có trong thành phần của đĩa sẽ làm môi trường dinh dưỡng trong đĩa đông lại. Đĩa được ủ ấm ở 35 oC ± 1 oC trong 24 h ± 1 h rối đếm khuẩn lạc. Các khuẩn lạc màu xanh có chứa bọt khí xung quanh xuất hiện trên môi trường đĩa đếm 3M™ Petrifilm™ là những khuẩn lạc Escherichia coli.

      1. Môi trường – thuốc thử

- Dung dịch dùng để pha loãng mẫu: dung dịch nước đệm phosphat KH2PO4, pH=7,2 ± 0,2

- Bộ đĩa đếm 3M™ Petrifilm™ E.coli/Coliform Count Plates (3M-USA):

+ Quy cách: 50test/hộp

3M™ Petrifilm™ E.coli/Coliform Count Plates



      1. Thiết bị phụ trợ

- Thiết bị trộn mẫu

- Tủ ấm


- Thiết bị đếm khuẩn lạc

      1. Quy trình

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dùng để pha loãng: Hòa tan 34 g kali hydro phosphat (KH2PO4) vào 500 ml nước đựng trong bình định mức 1 lít, chỉnh pH đến 7,2 bằng khoảng 175 ml dung dịch natri hydroxit 1M và thêm nước đến vạch. Pha loãng 1,25 ml dung dịch này đến 1 lít bằng nước đã đun sôi và để nguội, rồi hấp áp lực 15 min ở 121 oC, để nguội trước khi sử dụng.

Bước 2: Chuẩn bị huyền phù mẫu thử: cân vô trùng 50g mẫu, bổ sung 450 ml dung dịch dùng để pha loãng và đồng nhất mẫu để có dung dịch pha loãng 10-1. Chuẩn bị các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo bằng cách dùng 90 ml nước dùng để pha loãng với 10 ml dung dịch pha loãng trước đó.

Bước 2: Đặt đĩa đếm E.coli/coliform PetrifilmTM lên bề mặt phẳng. Nhấc tấm màng mỏng phía trên ra và nhỏ 1 ml huyền phù mẫu thử vào chính giữa màng nền. Đậy cẩn thận tấm màng mỏng phía trên xuống chất cấy. Dàn đều huyền phù trên diện tích 20 cm2.

Bước 3: Ủ ở nhiệt độ 35 oC ± 1 oC trong 24 ± 1 h.

Đếm khuẩn lạc trên các đĩa này ngay sau giai đoạn ủ..



      1. Báo cáo kết quả thử nghiệm.

Đếm khuẩn lạc:

- E.Coli cho khuẩn lạc có màu xanh kèm theo một hoặc nhiều bọt khí.

Hình dạng khuẩn lạc E.coli


      1. Yêu cầu về an toàn.

Tuân thủ các quy định về an toàn trong phòng phân tích Vi sinh đối với tất cả các thao tác thử nghiệm trong phương pháp này.

      1. Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng kèm theo.

- TCVN 9976:2013: Thịt và thủy sản – Định lượng Escherichia Coli bằng phương pháp sử dụng đĩa đếm PetrifilmTM.




    1. Каталог: van-ban-moi -> chi-111ao-111ieu-hanh
      van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      chi-111ao-111ieu-hanh -> CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sảN
      van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam liêN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
      van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
      van-ban-moi -> HƯỚng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm
      van-ban-moi -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng thành phố CẦn thơ
      van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      van-ban-moi -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc

      tải về 447.5 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương