CÁc nhân tố RỦi ro rủi ro kinh tế



tải về 2.47 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích2.47 Mb.
#37930
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Kinh doanh Logistic

Chiến lược chính trong lĩnh vực Logistic bao gồm:

1/ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh/đầu tư thông qua việc cơ cấu lại bộ máy, cải tiến công nghệ/dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng khách hàng:

          • Phân tách các mảng kinh doanh theo đúng ngành nghề (kinh doanh dịch vụ kho bãi, kinh doanh vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải quốc tế và các loại hình dịch vụ khác có liên quan).

          • Đầu tư vào hệ thống công nghệ mới/phần mềm quản lý

          • Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý và CBCNV

          • Chú trọng phát triển mạng lưới khách hàng lớn (trong và ngoài nước)

2/ Phát triển hệ thống chuỗi dịch vụ Logistic (Supply Chain Manegement) thông qua việc đầu tư vào các dự án mới:

2.1/ Kinh doanh bến xe:

    • Tên gọi dự án: Dự án đầu tư bến xe tải và dịch vụ công cộng thành phố Hà Nội

    • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần VINAFCO

    • Phạm vi đầu tư của dự án:

  • Nguồn vốn đầu tư: Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tự có kết hợp với vốn vay ưu đãi của Công ty Cổ phần VINAFCO.

  • Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật: Trên mặt bằng khu đất được quyền sử dụng dự kiến khoảng từ 3 ha trở lên, xây dựng mới một bến bãi xe tải và dịch vụ công cộng đạt tiêu chuẩn quốc gia.

    • Địa điểm xây dựng:

Hiện tại, Công ty đã thoả thuận xong với địa phương về vị trí đất của dự án tại 2 địa điểm là Xã Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hà Nội và Xã Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Công ty đã nộp hồ sơ gửi các ban ngành của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội,

    • Xã Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì - Hà Nội:

Diện tích xây dựng dự kiến gần 5 ha. Bến xe tải Thanh Trì nằm trong khu vực khác mức giữa đường 1A và đường vành đai 4 theo quy hoạch, gần với khu chợ Ngọc Hồi. Vị trí xây dựng bến xe tải và dịch vụ công cộng cũng gần với các khu công nghiệp mới như Ngọc Hồi, Thanh Trì, Cầu Bươu, Vĩnh Tuy, Văn Điển...

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến: 40 tỷ đồng



    • Xã Trâu Quỳ (Huyện Gia Lâm, Hà Nội):

Với tổng diện tích xây dựng 2,7 ha, bến xe tải Trâu Quỳ nằm trên quốc lộ 5 phía ngoài đường vành đai 4, khu vực khu công nghiệp Trâu Quỳ - Gia Lâm.

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến: 25 tỷ đồng.



2.2 / Mở rộng kho bãi tại các tỉnh trên cả nước:

  • Dự án kho bãi Tiên Sơn III

    • Tên dự án: Dự án đầu tư mở rộng trung tâm phân phối Tiên Sơn

    • Vốn đầu tư: 14.785.000.000 đồng

    • Địa điểm đầu tư: khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh

    • Thời gian đầu tư: năm 2006

    • Mục đích đầu tư: xây dựng kho để cung cấp dịch vụ logistics và kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan khác cho các khách hàng trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và khu vực lân cận.

    • Thực hiện xong và đưa vào khai thác đầu tháng 6/2006. Những khách hàng đầu tiên là: Canon và Yamaha.

  • Một số dự án đang trong giai đoạn khảo sát: Dự án Bãi Container tại Hải Phòng; Dự án Kho bãi tại Đà Nẵng; Dự án Kho bãi tại Đồng Nai; Dự án Kho bãi tại Bình Dương; Dự án Kho bãi tại TP.HCM.

2.3/ Phát triển đội xe Container, xe tải tại hai trung tâm chính là Hà Nội và TP.HCM:

      • Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vinafco

      • Tổng mức vốn đầu tư:

        STT

        Nội dung chi phí

        Giá trị (đồng)

        1

        Đầu kéo (40 chiếc)

        30.000.000.000

        2

        Rơ mooc (40 chiếc)

        7.642.800.000

        3

        Thuế trước bạ + Phí BH

        2.120.000.000




        Tổng cộng

        39.762.800.000

      • Nguồn vốn tài trợ: Việc đầu tư được thực hiện bằng nguồn vốn vay tín dụng và bằng phát hành cổ phiếu huy động vốn

      1. Kinh doanh vận tải Biển

Chiến lược chính trong lĩnh vực vận tải biển bao gồm:

  1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại:

Hoạt động kinh doanh vận tải Biển đem lại tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn do vậy Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Cuối năm 2005 và đầu năm 2006, Hội đồng quản trị Công ty đã thông qua chủ trương đổi mới đội tàu Container, trong đó việc bán tàu VINAFCO 18 được thực hiện trong tháng 2/2006. Sau khi ký hợp đồng, đối tác đã đặt cọc 218.000 USD. Tuy nhiên, do người mua bị phong toả tài khoản ở nước ngoài nên việc mua bán không thành công, hợp đồng mua bán bị huỷ và Công ty nhận được số tiền 218.000 USD tiền đặt cọc nói trên. Ngày 20/07/2006 Công ty đã hoàn thành việc bán tàu VINAFCO 18 cho đối tác Bungari với giá trị 2,2 triệu USD.

Hiện nay, Công ty đang kinh doanh khai thác tàu VINAFCO 25 - 252Teus, các tàu thuê (Liberty Spirit 349 Teus, Ja Vesta 515 Teu) và mua deadslots trên tàu Vinashin Orient - 564 Teus trên tuyến Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ một đơn vị làm dịch vụ vận tải, VINAFCO chủ trương cung cấp dịch vụ vận chuyển Door to Door đáp ứng yêu cầu của nhiều nhà sản xuất lớn tại các khu công nghiệp. Do vậy, VINAFCO luôn tạo được một nguồn hàng ổn định cho đội tàu, nhất là khi thị trường hàng hoá biến động. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của đơn vị, đồng thời cũng tạo sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh với các hãng tàu nội địa khác. Mặt khác, với lịch tàu khá dày và ổn định cùng với chất lượng dịch vụ đảm bảo VINAFCO đã và đang là một trong những hãng tàu có uy tín trên thị trường vận tải nội địa, chiếm 22-25% thị phần nội địa.



  1. Đầu tư mới:

2.1 Mua tầu Container:

      • Tổng mức vốn đầu tư dự kiến: 11 triệu USD tương đương 176 tỷ VNĐ/chiếc.

      • Nguồn vốn đầu tư : Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu và các nguồn tích luỹ  30% ; Vốn vay 70%

      • Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vinafco

2.2 Mua tầu hàng rời 1000DWT (Khai thác tuyết Bắc – Nam) :

      • Tổng mức vốn đầu tư: 22.400.000.000 đồng (02 Chiếc)

      • Nguồn vốn đầu tư : Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu và các nguồn tích luỹ  30% ; Vốn vay 70%

      • Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vinafco

      • Một số thông số kỹ thuật:

          • Loại tàu: Tàu chở hàng rời (General Cargo)

          • Trọng tải (DWT): 1000 tấn

          • Tốc độ: 10 hải lý/giờ

          • Kích thước chính(L x B x H):56,3 x 9 x 3,33m

2.3 Đầu tư mua 2000 TEU vỏ Container cho đội tàu:

      • Tổng mức vốn đầu tư: 82.520.000.000 đồng (2000 Teu)

      • Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vinafco

      • Nguồn vốn đầu tư dự kiến:

          • Vốn tự có từ huy động phát hành thêm cổ phiếu : 30% Tổng vốn đầu tư

          • Vốn vay ngân hàng : 70% Tổng vốn đầu tư

2.4 Xe nâng hạ Container:

      • Tổng mức vốn đầu tư: 23.440.000.000 đồng

      • Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vinafco

      • Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư bằng vốn tự có của Công ty hoặc kết hợp giữa vốn vay ngân hàng và vốn tự có của Công ty, trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 70% , vốn tự có của công ty chiếm 30%.

Ngoài những dự án nêu trên, Vinafco cũng đang tiến hành đàm phán với các đối tác trong việc phát triển đội tàu nhằm đáp ứng được nhu cầu vận tải trong các năm tiếp theo:

  • Đàm phán với các hãng đóng tàu về hợp đồng đóng tàu cho Vinafco

    • Đàm phán với các tổ chức tài chính/chủ tàu/nhà sản xuất... về phương án thuê/thuê mua tàu/container.

      1. Kinh doanh bất động sản:

Với lợi thế về đất đai hiện có, Công ty dự định đầu tư dự án xây dựng toà nhà hỗn hợp văn phòng và cho thuê VINAFCO BUILDING. Hiện tại, Công ty đã ký hợp đồng lập dự án đầu tư xây dựng và đang triển khai lập hồ sơ xin cấp chứng chỉ quy hoạch cũng như hoàn thiện quy hoạch kiến trúc. Cụ thể như sau:

    • Địa điểm, diện tích xây dựng: 36 Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội

    • Tên gọi dự án: Dự án cao ốc VINAFCO BUILDING

    • Mục đích của dự án: Xây dựng khu hỗn hợp văn phòng, nhà để bán và cho thuê cũng như cho thuê khu dịch vụ thương mại.

    • Tổng vốn đầu tư: 195.959.521.049 đồng.

      1. Khai thác khoáng sản:

Khoáng sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Hiện nay, thông qua hoạt động vận tải và th­ương mại, Công ty đã nắm đ­ược một thị trư­ờng khá lớn liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là các khách hàng liên quan đến mặt hàng bột đá vôi trắng (CaCO3) nói chung và bột đá siêu mịn nói riêng. Khả năng thành công khi Công ty đầu tư­ vào lĩnh vực này là khá cao do:

    • Đã nắm đ­ược một phần thị tr­ường đầu ra, bao gồm cả thị trư­ờng trong nư­ớc và thị trường nư­ớc ngoài với quy mô đủ lớn để cho phép Công ty đầu tư­ khai thác, chế biến.

    • Nhu cầu của thị trư­ờng liên tục tăng nhanh. Sản xuất trong n­ước đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong n­ước. Một l­ượng khá lớn bột đá, đặc biệt là loại bột siêu mịn và bột tráng phủ vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

    • Nguồn nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại n­ước ta với trữ l­ượng lớn, chất l­ượng tốt, đủ điều kiện cho phép khai thác và chế biến trong hàng chục năm tiếp theo.

6.6. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Hiện nay, một số bộ phận của Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 từ năm 2003, tiến tới sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong toàn Công ty.

6.7. Hoạt động Marketing

Marketing luôn là hoạt động quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề như VINAFCO. Thực hiện tốt chính sách Marketing góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp, phân phối sản phẩm và dịch vụ tới tay người tiêu dùng một cách tốt nhất và cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức được điều đó, gần đây, VINAFCO cũng rất quan tâm tới việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thương hiệu VINAFCO đều xuất hiện trên các biển hiệu tại các cửa hàng, các đại lý (Công ty tài trợ biển quảng cáo).

Vinafco đã quyết định thành lập bộ phận Nghiên cứu và Phát triển thị trường nhằm mục đích:



  • Quảng bá và xây dựng thương hiệu Vinafco (thông qua quảng cáo, tài trợ, các hoạt động giới thiệu công ty thông qua phương tiện thông tin đại chúng, triển khai hệ thống ERP...)

  • Triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường trên quy mô toàn bộ các hoạt động của Vinafco – Phối hợp giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

6.8. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

  1. Thương hiệu của Công ty

Logo của Công ty đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, theo Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 55258 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số A3847/QĐ-ĐK ngày 29/06/2004.



Nhãn hiệu của VINAFCO là loại nhãn hiệu thông thường, có màu trắng, xanh tím, đỏ và được bảo hộ tổng thể (không bảo hộ riêng hình chiếc tàu và hình địa cầu).

  1. Phát minh sáng chế và bản quyền: Chưa có.

6.9. Các Hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã ký kết

Đơn vị tính: đồng

STT

SỐ HỢP ĐỒNG

KHÁCH HÀNG

NỘI DUNG HD

GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG(ĐỒNG)

1

02PL/HĐ

Công ty phân lân nung chảy Văn Điển

Mua bán Phân lân

17.000.000.000

2

019/2006/HĐKT

Công ty 4 ORANGES




11.000.000.000

3

0083/DLV-VN/2005

Công ty TNHH DUTCH LAYDY Việt Nam

Dịch vụ thuê kho, xếp dỡ, phân phối

10.000.000.000

4

06/HĐKT

Cty TNHH nhà nước một thànhviênThống Nhất

Cung cấp thép XD

7.950.000.000

5

LOG/060221/035

Công ty dầu thực vật Cái Lân

Vận tải hàng hoá

5.000.000.000

6

186

Công ty liên doanh sơn ICI




5.000.000.000

7

18-2006/HĐVC

Công ty cổ phần hữu hạn VEDAN Việt Nam

Vận tải hàng hoá

4.000.000.000

8

148/PL-HĐVT-XM

Công ty cổ phần xi măng Yên Bái

Vận chuyển hàng hoá

4.000.000.000

9

145/HĐKT-VC

Công ty Ajinomoto Việt Nam

Vận chuyển khí hoá lỏng NH3

3.700.000.000

10

69/VTB-HCM

Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex

Vận tải hàng hoá

3.000.000.000

11

19HBL-VINAFCO02

Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây

Vận tải hàng hoá

3.000.000.000

12

024/DLV-VN/SV/2006

Công ty TNHH DUTCH LAYDY Việt Nam




3.000.000.000

13

06-05/TTTVBĐ

Công ty TNHH NESTLE Việt Nam




3.000.000.000

14

017/2006/HĐKT

Công ty TNHH TM&SX Đại Phương Đông




3.000.000.000

...















  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GẦN NHẤT

7.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất và Quý I/2008:

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

STT

CHỈ TIÊU

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Quý I/2008

Giá trị

% tăng (giảm)

Giá trị

% tăng (giảm)

Giá trị

% tăng (giảm)

Giá trị

1

Tổng giá trị tài sản

220.630.431

2,13%

289.822.232

31,36%

284.903.409

-1,70%

256.398.872

2

Doanh thu thuần

332.360.105

8,35%

343.410.560

3,32%

594.513.938

73,12%

82.537.631

3

Lợi nhuận gộp

48.520.640

27,08%

58.822.100

21,23%

69.160.986

17,58%

10.437.984

4

Lợi nhuận từ HĐKD

10.056.072

-34,95%

15.982.325

58,93%

15.381.560

-3,76%

201.793

5

Lợi nhuận khác

1.788.201

200,53%

1.731.323

-3,18%

2.368.516

36,80%

28.379

6

Lợi nhuận tr­ước thuế

11.844.273

-26,22%

17.713.649

49,55%

17.750.076

0,21%

230.172

7

Lợi nhuận sau thuế

8.176.434

-43,49%

13.062.974

59,76%

16.237.687

24,30%

-151.841

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2005,2006, 2007 của VINAFCO)

    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo

Tổng tài sản năm 2007 của Công ty giảm so với năm 2006 là 1,7%, chủ yếu bị ảnh hưởng từ việc bán tầu VINAFCO 18 vào tháng 07/2006 nhưng đến thời điểm cuối năm 2007 Công ty vẫn chưa thực hiện công tác đầu tư tầu mới. Tuy nhiên, Năm 2007 doanh thu thuần của Công ty tăng 73,12% so với năm 2006 phản ánh những nỗ lực hết mình của đội ngũ lãnh đạo cũng như CBCNV trong công ty, ngoài ra, việc doanh thu tăng trưởng mạnh cũng khẳng định sự chuyển mình hội nhập kịp thời của VINAFCO trong việc phát triển các thế mạnh sẵn có và tìm kiến đầu tư vào các lĩnh vực mới.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 của Công ty lại giảm 3,76% so với năm 2006 phần nào phản ánh sự khó khăn của công ty trong trong giai đoạn chuyển mình hội nhập và đầu tư sang các kĩnh vực mới. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của năm 2007 so với năm 2006 lại có sức tăng mạnh lên tới 24,3%, điều này là kết quả của chính sách và các hoạt động tài chính năng động.

Nguyên nhân của việc Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm so với năm 2006 là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Tuy nhiên, Lợi nhuận sau thuế đạt 15,24 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2006. Sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận sau thuế trong năm 2006 cũng như sự tăng trưởng của doanh thu năm 2007 do một số nguyên nhân:


  • Công ty tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được từ các đợt phát hành cổ phiếu nội bộ; có chính sách tín dụng có hiệu quả huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong và ngoài Công ty;

  • Chủ động thiết kế lại dây chuyền cán thép đạt mức tối ưu, bán một số thiết bị thu hồi vốn;

  • Kiểm tra và đôn đốc thường xuyên hoạt động của các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc;

  • Giữ vững các khách hàng lớn, mở rộng thị trường sang một số nước Lào, Thái Lan, Campuchia;

  • Đón bắt và khai thác ngành nghề kinh doanh mới: khai thác khoáng sản, kinh doanh bất động sản;

  • Tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin trong toàn VINAFCO, nhận định thống nhất tình hình chung và kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý; củng cố đoàn kết, nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân trong phân công công việc;

  • Ban Tổng Giám đốc thực hiện tốt chức năng điều hành, họp định kỳ đều đặn, thông tin đầy đủ, kịp thời.



  1. VỊ THẾ CỦA CÔNG TY SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNG NGÀNH

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành

VINAFCO là một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề với nhiều sản phẩm đa dạng. So với quy mô của các doanh nghiệp trong nước hiện nay, VINAFCO thuộc hạng công ty cỡ trung bình nhưng lại đạt được tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh và vững chắc. Công ty cũng đã tạo dựng được uy tín trên một số lĩnh vực, có nhiều bạn hàng chiến lược.




  1. tải về 2.47 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương