CÁc nhân tố RỦi ro rủi ro kinh tế



tải về 2.47 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích2.47 Mb.
#37930
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13





    • Hiệu quả dự án

    • Thời gian hoàn vốn theo NPV luỹ kế khoảng 6,7 năm, theo khấu hao và lợi nhuận luỹ kế khoảng 8,3 năm

    • IRR = 30%

    • Dự án có tính khả thi cao vì tên gọi là bến xe tải và dịch vụ công cộng nhưng thực chất hoạt động như một trung tâm phân phối.

    • Nguồn vốn huy động: Vốn tự có 50% và vốn vay ngân hàng là 50%

    • Tiến độ thực hiện

Dự án Bến xe Trâu Quỳ

Thời gian dự kiến hoàn tất

1. Làm thủ tục xin thuê đất, giải phóng mặt bằng

Từ tháng 6/07 - Tháng 03/2008

2. Thi công xây dựng

Tháng 4 năm 2008

3. Hiệu quả dự án

 

Thời gian thu hồi vốn

từ 4 đến 5 năm

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư­ (BQ)

27%

Tỷ suất lợi nhuận/vốn tự có (BQ)

55%

IRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ)

30%

NPV(với tỷ suất chiết khấu 18%)

478.076.810



    1. Đầu tư trực tiếp mua sắm, nâng cấp đội tầu và phương tiện vận tải

    • Cơ sở lý luận:

Nước ta có bờ biển kéo dài, chạy suốt từ Bắc đến Nam với các trung tâm kinh tế đều không cách biển không quá 150 km. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đội tàu ven biển, phục vụ đắc lực cho nhu cầu vận tải phát triển kinh tế quốc gia. Nhìn chung, vận tải đường biển ngày càng có điều kiện phát triển do những lợi thế về giá thành so với các loại hình vận tải khác, nhất là đối với tuyến vận chuyển đường dài và khối lượng lớn.

Trong xu thế hội nhập mở cửa, vận chuyển hàng hoá bằng container đã có những bước phát triển không ngừng. Xu thế container hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong thị trường vận tải nội địa cũng như trong khu vực.Khối lượng cung như tỷ trọng hàng vận chuyển bằng container ngày càng tăng nhanh. Với các ưu điểm nổi bật như năng suất cao, tiến độ nhanh, bảo quản tốt hàng hoá, có thể đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng hoá lên đến hàng trăm tấn.

Đặc biệt nước ta có hai khu kinh tế trọng điểm năm tại hai đầu đất nước nên nhu cầu vận chuyển giữa hai khu vực này là rất lớn. Đó là cơ sở rất tốt để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển noi chung và vận tải container Bắc-Nam nói riêng.

Hiện nay, Các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều có thể đáp ứng yêu câu vận chuyển container tuyết Bắc – Nam. Tuy nhiên do hạn chế vốn có về giới hạn trọng tải, chi phí hoạt động, phương thức vận chuyển đường bộ không thích hợp do quãng đường lên tới 1700 km. Ngành đường sắt đang có lợi thế lớn do lịch tàu tương đối dày với hàng trăm toa xe chuyên dụng chở container. Mặc dù vậy, do ngành đường sắt chưa quan tâm đến các biện pháp marketing, thủ tục còn phức tạp nên ít khách hàng có nhu cầu trực tiếp sử dụng phương thức vận tải này.

Do vậy, với tình hình hiện nay việc đầu tư phát triển linh vực vận chuyển bằng đường biển là giải pháp đầu tư thích hợp và nằm bắt đúng xu thế trên thị trường vận chuyển đầu hứa hẹn.


    • Cơ sở thực tiễn

Về mặt thương hiệu, các khách hàng đã biết đến Vinafco là một hãng tàu với lịch trình tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. Và đặc biệt, với truyền thống và kinh nghiệp, Vinafco còn cung cấp dịch vụ vận tải Door to Door (một hình thức rất được ưa chuộng đối với các nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam). Hình thức này không chỉ đem lại lợi nhuận từ những công đoạn là dịch vụ mà còn bảo đảm sự ổn định về hàng hoá cung cấp cho đội tầu của Công ty.

Đầu năm 2006, Công ty dừng khai thác tàu Vinafco 18 để sửa chữa trước khi bán. Đây là thời điểm hết sức kho khăn cho vận tải biển của Vinafco khi nhiều khách hàng ổn định đã san sẻ sản lượng cho các hãng tàu khác do lịch tàu của Vinafco không đảm bảo. Thậm chí, một số khách hàng đã chuyển hẳn sang sử dụng dịch vụ của hãng khác. Trong khi nhu cầu vận tải hàng hoá trên thị trường liên tục tăng trưởng, nhưng có những thời điểm, bộ phận kinh doanh không thu xếp đủ hàng cho một tàu.

Để khắc phục khó khăn về lịch tàu, Vinafco đã chủ động giao dịch đặt chỗ và mua Deadslot qua các hãng tàu khác.Tuy nhiên, về tổng thể nếu tiếp tục khai thác với chỉ 01 tầu duy nhất không chỉ làm gánh nặng chi phí không được san sẻ mà còn không tận dụng khai thác hết năng lực hoạt động, kinh nghiệm tích luỹ và giá trị thương hiệu đã gây dựng được trong các năm qua.

Với môi trường cạnh tranh khốc liệt trong xu thế mở của như hiện nay, nhiều nhà vận tải luôn tìm cách lôi kéo khách hàng về phía họ khi đó thị phần vận tải biển của Vinafco sẽ bị thu hẹp nều không kịp thời bổ sung phương tiện.



    • Danh mục máy móc thiết bị

STT

ĐƠN VỊ




TỔNG GIÁ TRỊ

HUY ĐỘNG ĐỢT MỚI

GHI CHÚ

1

Mua tàu Container cho Vận tải Biển

02 Chiếc

352.000.000

176.000.000




2

Mua Tàu hàng rời 1000DWT

02 Chiếc

22.400.000

11.200.000




3

Mua vỏ Container cho VTB

1000Teu

44.000.000

22.000.000




4

Đầu tư đội xe vận tải (Đầu kéo + mooc) cho đơn vị

40 chiếc

38.000.000

38.000.000




5

Xe nâng hạ Container cho VTB

2 chiếc

19.200.000

19.200.000







Tổng cộng




475.600.000

266.400.000




  1. Mua tầu Container:

    • Mục đích đầu tư:

Việc mua tầu Con tainer nhằm mục đích để chạy cặp với Tàu vinafco 25 và từng bước nâng cao năng lực đội tàu, Vinafco chủ trương chọn tàu có năng lực lớn hơn tàu vinafco 25 nhưng không quá chênh lệch. Nếu sức chở và tốc độ cao hơn nhiều sẽ ảnh hưởng đến lịch tàu, làm tăng chi phí phát sinh do lưu container tại các khu vực cảng và không phù hợp với nhu cầu vận chuyển của khách hàng.

    • Nguồn vốn tài trợ

      • Tổng mức vốn đầu tư dự kiến: 11 triệu USD tương đương 176 tỷ VNĐ/chiếc

      • Nguồn vốn đầu tư : Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu và các nguồn tích luỹ : 30% ; Vốn vay 70%

      • Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vinafco

    • Kế hoạch kinh doanh và hiệu quả kinh tế

      • Thời gian khai thác: qua kinh nghiệm khai thác tàu trong năm qua, kết hợp với đặc điểm của con tàu dự kiến đầu tư, thời gian hoạt động ước tính trong một năm là 11 tháng, 1 tháng còn lại là thời gian trung bình cho việc lên đà sửa chữa định kỳ, sửa chữa thường xuyên, tránh bão, chờ hoa tiêu, thuỷ triều....

      • Phương án thực hiện và hiệu quả kinh tế: Tàu sẽ được giao cho Công ty TNHH Vận tải Biển trực tiếp khai thác và Công ty Cổ phần Vinafco giao chỉ tiêu hàng năm dựa trên phương án đầu tư và tình hình thực tế. Các khoản thu / chi liên quan đến con tàu sẽ được hạch toán trực tiếp cho Công ty TNHH Vận tải Biển.

  1. Mua tầu hàng rời 1000DWT (Khai thác tuyết Bắc – Nam) :

    • Mục đích đầu tư:

      • Song hành với Vận tải và Dịch vụ Vận tải Container bằng đường biển, từ nhiều năm nay Công ty liên tục làm đại lý độc quyền vận chuyển và phân phối các mặt hàng phân bón từ nhà máy sản xuất đưa đến trực tiếp cho người tiêu dùng các tỉnh phía nam. Lãnh đạo Công ty đã giao cho Phòng Kinh tế trực tiếp điều hành và tổ chức vận tải các mặt hàng phân bón (Phân lân Văn Điển, phân lân Lâm Thao, phân lân Ninh Bình, phân vi sinh. Sản lượng hàng từ 100.000 đến 200.000 tấn/ năm). Để vận chuyển số lượng hàng này hàng năm Công ty phải thuê hàng trăm chuyến tàu rời để chở hàng mới đáp ứng được sản lượng hàng hoá nói trên, chưa kể một số lượng lớn xi măng và Cliker mà Công ty không có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

      • Với lưu lượng hàng hoá như trên nếu không được đầu tư tàu biển Công ty sẽ hoàn toàn mất chủ động và gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả là không thể mở rộng sản xuất kinh doanh vì nhiều thời điểm theo thời vụ khi khách hàng có nhu câu nhưng công ty không thể đáp ứng do không thuê được phương tiện.

    • Nguồn vốn tài trợ và tiến độ dự án

      • Với mục đích sử dụng như trên, Côngty dự kiến đầu tư 02 chiếc tàu chở hàng rời với các thông số kỹ thuật:

          • Loại tàu: Tàu chở hàng rời (General Cargo)

          • Trọng tải (DWT): 1000 tấn

          • Tốc độ: 10 hải lý/giờ

          • Kích thước chính(L x B x H):56,3 x 9 x 3,33m

      • Tổng mức vốn đầu tư: 22.400.000.000 đồng (02 Chiếc)

      • Tiến độ hoàn thành dự án: Quý I/2008: 01 chiếc, quý I/2009: 01 chiếc

      • Nguồn vốn đầu tư dự kiến:

          • Vốn tự có từ huy động phát hành thêm cổ phiếu : 30% Tổng vốn đầu tư

          • Vốn vay ngân hàng : 70% Tổng vốn đầu tư

    • Kế hoạch kinh doanh và hiệu quả kinh tế

      • Tàu sẽ được đưa vào khai thác trên tuyến: Hải Phòng-Đà nẵng, Hải Phòng-Quy Nhơn, Hải Phòng-Hòn Khói, Hải Phòng-Nha Trang, Hải Phòng-TP.HCM.

      • Thời gian khai thác: Theo dự kiến thời gian hoạt động ước đạt trong một năm:

          • 10 tháng tàu sẽ khai thác được 03 chuyến đơn/tháng

          • 2 tháng còn lại mỗi tháng khai thác được 02 chuyến đơn/tháng.

Tổng công trung bình năm 34 chuyến đơn

      • Hiệu quả kinh tế:

          • Doanh thu: 440 triệu đồng x 10 tháng (thời tiết tốt)/ năm = 4.400 triệu đồng

270 triệu đồng x 2 tháng (gió mùa chạy 01 vòng/tháng) = 540 tr

          • Tổng chi phí cho tàu hoạt động trong 12 tháng: 4.283 Triệu đồng

          • Thu nhập dự kiến: 656 triệu

      • Một số chỉ tiêu kinh tế:

          • NPV(13,2%) = 1.680.849.000 đồng

          • IRR = 17%

          • Doanh thu/Chiphí: 1,0669

  1. Đầu tư mua 2000 TEU vỏ Container cho đội tàu:

    • Mục đích đầu tư:

      • Trong những năm gần đây, việc vận chuyển hàng hoá bằng container được khách hàng sử dụng ngày càng tăng (trung bình 20-25%/năm). Đây là một trong những thuận lợi về mặt thị trường góp phần tăng trửong nhanh thị phần vận tải của Công ty. Một trong những yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu thị trường và thu hút thêm khách hàng là nâng cao chất lượng và số lượng vỏ container. Tuy nhiên do có kho khăn về vốn nên thời gian đầu khi mới bước vào khai thác vận tải container Côngty đã phải đầu tư một lượng khá lớn vỏ container đã qua sử dụng, chất lượng thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách hàng. Đến nay phần đa số vở container này đã hết khấu hao và không có khả năng đóng hàng. Vì vậy, số lượng vỏ container cần thiết ngày càng thiếu hụt ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng vận chuyển và doanh thu của công ty.

      • Theo thực tiễn đang khai thác công ty, để đáp ứng nhu cầu đóng hàng cho 3 tàu (M/V VINAFCO 25, M/V Lirberty Spirit và một tàu chuẩn bị đầu tư - dự án tại mục 2.4.1 và một số tàu lẻ khác), số lượng container cần thiết là không ít hơn 3 cơ số tàu (3750 teu). Đối chiếu số lượng vỏ container thực có hiện tại Công ty cần được đầu tư thêm ít nhất 2000 Teu (trong đó: 70% là container 20DC và 30% là container 40’HC).

    • Nguồn vốn tài trợ và tiến độ dự án

      • Tổng mức vốn đầu tư: 82.520.000.000 đồng (2000 Teu)

      • Tiến độ hoàn thành dự án: Quý I/2008: 1000 Teu, quý IV/2008: 1000 Teu

      • Nguồn vốn đầu tư dự kiến:

          • Vốn tự có từ huy động phát hành thêm cổ phiếu : 30% Tổng vốn đầu tư

          • Vốn vay ngân hàng : 70% Tổng vốn đầu tư

    • Một số chỉ tiêu kinh tế:

          • NPV(12%) = 2.281.510.000 đồng

          • IRR = 18%

          • Doanh thu/Vốn: 166,67%

          • Lợi nhuận/vốn: 15,06%

  1. Mua xe đầu kéo + Rơmoóc:

    • Mục đích đầu tư:

      • Việc đầu tư mua 40 chiếc đầu kéo + Rơ móoc nhằm mục đích đưa vào khai thác vận chuyển trên các tuyến: Hà Nội-Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và ngược lại(dự kiến 06 xe); Hồ Chí Minh - Miền Trung - Lào (dự kiến sử dụng 06 xe); Bắc – Miền Trung – Lào (dự kiến 06 xe); Hải Phòng – Phía Bắc (dự kiến 12 xe); TP.HCM – Phía Nam (dự kiến 10 xe).

    • Nguồn vốn tài trợ và tiến độ dự án

      • Tổng mức vốn đầu tư:

        STT

        Nội dung chi phí

        Giá trị (đồng)

        1

        Đầu kéo (40 chiếc)

        30.000.000.000

        2

        Rơ mooc (40 chiếc)

        7.642.800.000

        3

        Thuế trước bạ + Phí BH

        2.120.000.000




        Tổng cộng

        39.762.800.000

      • Nguồn vốn tài trợ:

Việc đầu tư được thực hiện bằng nguồn vốn vay tín dụng và bằng phát hành cổ phiếu huy động vốn

      • Thời gian thực hiện: Tháng 2 năm 2008

    • Kế hoạch kinh doanh và hiệu quả kinh tế

STT

Nội dung chi phí

Giá trị

1

Giá trị lợi nhuận sau thuế (nghìn đồng)

12.311.285

2

Giá trị hiện tại ròng NPV 13,2%/năm (nghìn đồng)

6.682.974

3

Tỉ suất hoàn vốn nội tại IRR(%)

22%

4

Tỷ suất thu chi B/C (lần)

1,0790

5

Thời gian thu hồi vốn (tháng)

58



  1. Xe nâng hạ Container:

    • Mục đích đầu tư:

      • Trong các năm vừa qua, Công ty đã phải sử dụng dịch vụ bãi container của hai đầu cảng Hải Phòng và Sài Gòn. Chi phí này chiếm khoảng 25-30% tổng chi phí trực tiếp cho đội tàu. Với mục đích:

          • Tận dụng các thế mạnh có được từ hoạt động khai thác tàu.

          • Từng bước tạo ra mô hình hoạt động khép kín: sản phẩm đầu ra của mảng này là dịch vụ đầu vào cho mảng tiếp theo.

          • Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả chung của Công ty.

          • Tạo sự chủ động trong điều hành sản xuất.

      • Công ty đã và đang triển khai chủ trương phát triển mảng kinh doanh bãi tại khu vực Hải Phòng và Sài Gòn. Trước mắt, các dịch vụ bãi chủ yếu phục vụ cho đội tàu của Công ty và từng bước thu hút các khách hàng ngoài tuỳ theo năng lực phát triển.

      • Năm 2006 và 2007 Bãi container Đình Vũ đã được triển khai và hoạt động có hiệu quả. Nhờ được đầu tư 02 xe nâng vỏ rỗng nên năm 2006 và 2007 Công ty đã phục vụ tốt cho nhu cầu của chính mình và góp phần từng bước phục vụ cho các khách hàng ngoài Công ty.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2007:

Sản lượng nâng hạ : 10,311 TEU .

Sản lượng lưu container: 50,733 TEU .

Sản lượng container sửa chữa : 431 TEU .

Doanh thu : 1,704,000,000 đ

Lợi nhuận trung bình : 400,000,000 đ/năm.



      • Sau thời gian đầu ổn định mô hình tổ chức khai thác, đến nay đội xe nâng cùng với bãi cont đã bắt đầu đem lại hiệu quả tương đối ổn định: doanh thu dịch vụ bãi cont hàng tháng đạt trung bình 350 triệu đồng/tháng . Tuy nhiên, việc khai thác bãi với 02 xe nâng rỗng có những khó khăn nhất định:

          • Hoạt động khai thác hết công suất sẽ không đảm bảo thời gian sửa chữa, bảo dưỡng theo quy định.

          • Không đảm bảo tiến độ phục vụ khách hàng vào lúc cao điểm (điều này thường xuyên xảy ra), dẫn đến những phàn nàn của khách hàng cũng như khó khăn trong việc điều hành khai thác bãi (sửa cont, điều chuyển cont…).

Để hoạt động nâng hạ cont tại bãi được ổn định, đảm bảo tiến độ giao nhận cont và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty Vận tải biển cần đầu tư bổ sung thêm 35,000 m2 bãi và 04 xe nâng container trong đó có 02 xe rỗng và 02 xe nâng đặc, hỗ trợ cho bãi và xe hiện có nhằm khắc phục những bất cập hiện nay.

Đặc biệt đầu tư thêm 35,000 m2 bãi làm ICD và 4xe nâng container sẽ là một bước tạo điều kiện cho công ty chủ động khai thác các nguồn hàng trong và ngoài công ty. Hiện tại ở khu vực Hải Phòng số lượng kho bãi và xe nâng container đặc rất ít gây nên lãng phí do phải chờ phương tiện đi thuê,vì vậy nhu cầu đầu tư là hết sức bức xúc



    • Nguồn vốn tài trợ và tiến độ dự án

      • Tổng mức vốn đầu tư: 23.440.000.000 đồng

      • Nguồn vốn đầu tư: đầu tư bằng vốn tự có của Công ty hoặc kết hợp giữa vốn vay ngân hàng và vốn tự có của Công ty, trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 70% , vốn tự có của công ty chiếm 30%.

    • Kế hoạch kinh doanh và hiệu quả kinh tế

Toàn bộ giá trị 2 xe nâng container đặc sẽ được khấu hao trong 8 năm, 2 xe nâng container rỗng sẽ được khấu hao trong 5 năm

          • Sản lượng nâng hạ container đặc : 34.138 TEU/năm.

          • Sản lượng container lưu bãi 122,338 TEU/năm.

          • Tổng doanh thu : 7,080,342,000 đ /năm

          • Tổng chi phí trung bình : 6,106,602,600 đ/năm

          • Lợi nhuận trước thuế 3,437,399, đ/năm.

          • Tổng vốn đầu tư: 23,440,000,000 đ

          • Lợi nhuận/vốn đầu tư: 10.56 %

          • Doanh thu/ vốn đầu tư: 302.06%

          • Lợi nhuận/ doanh thu: 3.5%

          • IRR 23 %

          • NPV(12%/năm): 1,197,169,000 đ

          • Thời gian hoàn vốn : 87 tháng (7 năm 3 tháng)

    1. Bổ sung vốn lưu động

      • Sau khi chuyển đổi hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần cùng với việc sớm niêm yết trên TTCK tập trung đã tạo những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn tới nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Trong khi đó, nguồn vốn tự tài trợ từ lợi nhuận là rất thấp dẫn đến phấn lớn vốn lưu động được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn. Vì vậy việc phát hành thêm cổ phiếu là cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

      • Từ các chỉ số tài chính chủ yếu được trình bầy tại Phần IV mục 11.2, qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và khả năng thanh toán của Công ty, để đảm bảo tiếp tục tăng trưởng cao trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, Công ty cần từng bước nâng cao năng lực tài chính giảm tỷ trọng nợ phải trả / tổng vốn, tạo ra cơ cấu tài chính an toàn hơn mà cụ thể phải tiến hành huy động thêm vốn bổ sung vốn chủ sở hữu đồng thời giảm thiểu các khoản vay ngân hàng.

    1. Đầu tư khảo sát, thăm dò các dự án kho bãi

      1. Các địa điểm khảo sát:

  1. Khảo sát khu đất rộng 03ha và 05ha tại Hải Phòng

  2. Khảo sát lô đất tại mặt đường Lê Hồng Phong - TP Hải Phòng phục vụ xây dựng Văn phòng.

  3. Khảo sát khu đất rộng 3,7ha; 0,7ha và 1,6ha tại Đà Nẵng, có tiền năng hợp tác phát triển.

  4. Làm việc và khảo sát khu đất tại khu Công nghiệp Sóng Thần 2, Sóng Thần 3 (thuộc 4.200ha khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương)

  5. Làm việc thống nhất quan điểm đầu tư, hợp tác, khảo sát Kho, Bãi tại Biên Hoà, Đồng Nai

  6. Làm việc với đối tác về dự án phát triển tàu hàng rời phục vụ cung cấp hàng hoá cho khu vực Miền Tây.

  7. Tham quan một số kho bãi của các đơn vị khai thác trên khu vực từ đó xây dựng tiêu chuẩn kho phục vụ công tác đầu tư dự án sau này nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

  8. Khảo sát khu vực dự án đầu tư Cảng nước sâu quốc tế, kho bãi tại khu vực Cảng Cái Mép – Vũng tàu.

  9. Khảo sát vị trí đất để xây dựng khu văn phòng cho các đơn vị đóng tại Phía Nam.

      1. Tình hình thực tế các khu đất:

  1. CÁC LÔ ĐẤT TẠI TP.HẢI PHÒNG:

      1. Đánh giá sơ b khu đất rộng 03ha (Lô số1)

- Vị trí khu đất rất thuận lợi cho việc đầu tư kho bãi Container, kho ngoại quan, phân phối hàng hoá.

- Các thủ tục chuyển đổi thuận tiện, toàn bộ thời gian và thủ tục chuyển nhượng mất khoảng 4 tháng.



      1. Đánh giá sơ b khu đất rộng 05ha (Lô số 2).

- Vị trí khu đất rất thuạn tiện cho việc đầu tư kho bãi Container, kho ngoại quan.

- Khối lượng san lấp mặt bằng hợp lý.

- Đường giao thông ra vào thuận tiện, có hệ thống đường bao xung quanh rất tiện lợi cho xe container ra vào.

- Việc tác động đến môi trường xung quanh không ảnh hưởng (xung quanh hiện đang có các bãi chứa container của các doanh nghiệp).



      1. Đánh giá sơ b khu đất phục vụ xây dựng văn phòng.

Các vị trí này rất thuận tiện cho việc xây Văn phòng làm việc phục vụ cho các chi nhánh, đơn vị thành viên và xây dựng thương hiệu của Công ty VINAFCO.

  1. KHO BÃI TẠI ĐÀ NẴNG

Chủ trương của UBND TP Đà Nẵng quy hoạch, xây dựng hạ tầng, kêu gọi đầu tư bán đất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế chung của Đà Nẵng. Với những khu đất các doanh nghiệp trên địa bàn đang sử dụng mà không khai thác sử dụng hết sẽ bị thu hồi để bán bổ sung vào ngân sách của thành phố. Với những doanh nghiêp đang sử dụng trên khu đất của mình khi mua đất sẽ được hưởng những ưu đãi về giá đất.

Đánh giá phương thức hợp tác, tiềm năng phát triển.

- Tiềm năng phát triển:

Đà Nẵng là thành phố trung tâm của Miền trung, tập tung phát triển về du lịch, công nghiệp của Miền Trung Việt Nam, điểm nối liền hành lang Đông Tây sang các nước Lào, Thái Lan, Myanma. Tiềm năng phát triển trong tương lai rất lớn cùng với những chính sách thu hút đầu tư của Thành phố. Các tập đoàn lớn nuớc ngoài đang tìm kiếm những vị trí đất đẹp xây dựng các văn phòng cao cấp, khu thương mại dịch vụ,.....



- Tiềm năng hợp tác:

Với những vị trí đất này, trước mắt đầu tư vào hệ thống kho bãi có thể đem lại hiệu quả về kinh tế là chưa cao. Với những tiềm năng, vị trí quy hoạch của lô đất này thì đầu tư về bất động sản đem lại nhiều lợi thê hơn.

Trên cơ sở hạ tầng, kho bãi đang sẵn có, với những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai, dịch vụ Logistic phát triển mạnh nhất là cùng sự phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Với những công nghệ, trình độ chuyên môn về Logistic hiệu quả sẽ mang lại rất cao, nâng cao vị thế của VINAFCO lên.


  1. KHO BÃI TẠI ĐỒNG NAI

Địa bàn tỉnh Đồng Nai giáp với phía Đông của TP HCM nơi có nhiều khu Công Nghiệp phát triển nhất trên cả nước như KCN Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch cùng Tỉnh Bình Dương, có giao thông thuận lợi nối ra Cảng nước sâu Cái Mép. Có tiềm năng phát triển rát lớn trong những năm tới.

Về kho bãi tại Long Tân Biên hoà, có thể làm nơi tập kết Container phục vụ cho tàu của VINAFCO vận chuyển hàng hoá Bắc Nam rất thuận tiện.

Vốn đầu tư cần cho dự án kho bãi tại khu vực này khoảng 70 tỷ đồng.

Việc hợp tác này cần có phương án tính toán cụ thể về tính hiệu quả của dự án đem lại.



  1. KHO BÃI TẠI BÌNH DƯƠNG

- Tiềm năng phát triển:

Hiện tại 2 khu Công nghiệp Sóng Thần và khu Công nghiệp Sóng Thần II đã lấp đầy các nhà đầu tư Công nghiệp, dịch vụ. Việc vận chuyển hàng hoá rất nhộn nhịp cung cấp cho thị trường TP HCM và các vùng lân cận. Các tác nghiệp logistic phát triển rất mạnh.

Giá đất đầu tư khu Công nghiệp Sóng Thần 2 tương đối cao.

Vị trí vô cùng thuận tiện, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.

Đối với khu Sóng Thần 3 khả năng phát triển về Logistic hiện nay rất thuận lợi.


  1. KHẢO SÁT XÂY DỰNG VĂN PHÒNG VINAFCO PHÍA NAM

Qua khảo sát tình hình thực tế kinh doanh của các bộ phận trong Công ty và các đơn vị đóng tại địa bàn TP Hồ Chí Minh. Sản lượng, giá trị doanh thu hiện nay và trong tương lai của VINAFCO hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Việc cần thiết phải có văn phòng để phát huy hết thế mạnh, danh tiếng của VINAFCO đối với khách hàng. Hiện nay các văn phòng của các đơn vị nằm ở nhiều địa điểm dẫn đến việc trợ giúp, chia sẻ, sẽ khó khăn hơn.

Giá trị đầu tư dự kiến khoảng 25 tỷ đồng, trong đó giá trị đầu tư đất 17 tỷ đồng, xây dựng văn phòng làm việc và cho các dơn vị, bộ phận khác thuê 8 tỷ đồng. Doanh thu kinh doanh lấy chính từ hoạt động cho thuê văn phòng các đơn vị, bộ phận khác thuê lại cũng mang lại hiệu quả.



  1. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG SỐ TIỀN THU TỪ ĐỢT CHÀO BÁN

Dự kiến tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tăng thêm sẽ được sử dụng vào các mục đích đầu tư tiếp cho giai đoạn 2 (giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng) đối với dự án toà nhà Vinafco Building, bến xe Thanh Trì, bến xe Trâu Quỳ và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực đội tầu. Ngoài ra, với định hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh và đầu tư chiều xâu vào thế mạnh sẵn có trong lĩnh vực Logistic, số tiền huy động từ đợt chào bán một phần còn phục vụ cho giai đoạn tiếp xúc và thương thảo mua lại các dự án kho bãi tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến tổng số tiền huy động sẽ được phân bổ cho các dự án như sau:

Đơn vị: 1000 đồng

STT

ĐƠN VỊ




TỔNG GIÁ TRỊ

ĐÃ HUY ĐỘNG 2006

HUY ĐỘNG ĐỢT MỚI

I

DỰ ÁN ĐẦU TƯ




720.626.000

32.000.000

354.400.000

1

Toà nhà VINAFCO Building (*)

23 tầng

180.000.000

20.000.000

45.000.000

2

Bến xe tải Thanh Trì (DT: 5ha) (*)

5ha

40.026.000

6.000.000

25.000.000

3

Bến xe tải Trâu Quỳ (DT: 3ha) (*)

3ha

25.000.000

6.000.000

18.000.000

4

Mua tàu Container cho Vận tải Biển

02 Chiếc

352.000.000




176.000.000

5

Mua Tàu hàng rời 1000DWT

02 Chiếc

22.400.000




11.200.000

6

Mua vỏ Container cho VTB

1000Teu

44.000.000




22.000.000

7

Đầu tư đội xe vận tải (Đầu kéo + mooc) cho đơn vị

40 chiếc

38.000.000




38.000.000

8

Xe nâng hạ Container cho VTB

2 chiếc

19.200.000




19.200.000

II

BỔ XUNG CÂN BẰNG CƠ CẤU VỐN




50.000.000

5.000.000

40.000.000

III

BỔ XUNG CÁC DỰ ÁN KHO BÃI




360.000.000

-

2.200.000

1

Bãi Container tại hải Phòng

3ha

35.000.000




150.000

2

Kho bãi tại Đà Nẵng

Đ.tác

60.000.000




150.000

3

Kho bãi Tại Đång Nai

Đ.tác

145.000.000




200.000

4

Kho bãi tại Bình Dương

Đ.tác

45.000.000




200.000

5

Kho bãi tại TPHCM

Đ.tác

35.000.000




200.000

6

VP VINAFCO Phía Nam




25.000.000




1.000.000

7

VP cho VINAFCO Hải Phòng




15.000.000




100.000

8

Xà Lan v/c hàng Tuyến Sông SG

10 cái

64.000.000




100.000

9

Container tank v/c NH3

30 chiếc

36.000.000




100.000




TỔNG CỘNG




1.130.626.000

37.000.000

396.600.000

(*) Căn cứ theo tiến độ thực hiện các dự án Công ty sẽ ký các hợp đồng vay vốn theo hình thức thế chấp tài sản bằng chính dự án đầu tư theo thông lệ hiện nay.

Đối với khoản vốn chủ đầu tư, Công ty huy động bằng việc phát hành thêm cổ phiếu và một phần lợi nhuận để lại của Công ty.





  1. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC PHÁT HÀNH

1. TỔ CHỨC TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT (BVSC)

Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (84-04) 928 8080 Fax: (84-04) 928 8888

Chi nhánh: Số 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (84-8) 8218564- 9141995 Fax: (84-8) 8218566

Website: www.bvsc.com.vn

2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)

Địa chỉ: Số 1, Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (84-4) 8241990 Fax: (84-4) 8253973

Email: aasc-ndd@hn.vnn.vn



  1. PHỤ LỤC

1. Phụ lc I: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh


2. Phụ lục II: Bản sao hợp lệ điều lệ công ty

3. Phụ lục III: Báo cáo tài chính kiểm toán 2005, 2006 và báo cáo tài chính QIII /2007.

4. Phụ lục IV: Sơ yếu lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng.

5. Phụ lục V: Nghị quyết Đại hội cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu.



6. Phụ lục VI: Hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư.

CHỮ KÝ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT, KẾ TOÁN TRƯỞNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Trịnh Ngọc Hiến

Trịnh Ngọc Hiến

TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phạm Thị Tuyết Anh

Nguyễn Phương Mai



1 Tham khảo thêm tại địa chỉ: http://www.vietnamnet.vn/kinhte/thegioi/2004/04/57586/

Trang


tải về 2.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương