CÁc nhân tố RỦi ro rủi ro kinh tế


Dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa



tải về 2.47 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích2.47 Mb.
#37930
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa

Mặc dù có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ này nhưng VINAFCO đang có một vị trí nhất định trên thị trường và cũng được coi là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn trong cả nước, đặc biệt là tại khu vực các tỉnh phía Bắc, đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm và xây dựng được uy tín của VINAFCO. Kể từ năm 2005 VINAFCO không còn thị trường vận chuyển NH3 tuyến Bắc – Nam sau khi kết thúc Hợp đồng với Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. Tuy nhiên, Công ty đã tiếp tục duy trì và phát triển được dịch vụ này trên cơ sở ký kết các hợp đồng vận chuyển NH3 cho Vedan và Ajinomoto, đảm bảo nguồn thu bền vững từ mảng hoạt động này và duy trì cung ứng dịch vụ cho khách hàng truyền thống là Công ty Phân lân Văn Điển. Bên cạnh đó, VINAFCO đang nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ để củng cố và mở rộng thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động này là chi phí. So với các đối thủ khác, nhất là các đối thủ tư nhân, chi phí của VINAFCO còn ở mức cao. Trong kết cấu chi phí của dịch vụ vận tải đa phương thức, chi phí thuê phương tiện thường chiếm một tỷ trọng lớn mà chi phí này của VINAFCO thường ngang bằng hoặc cao hơn các đối thủ khác. Bên cạnh đó, chi phí quản lý và giao nhận hiện nay cũng khá cao. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các chủ phương tiện nhận thực hiện dịch vụ vận tải đa phương thức chỉ cần thu được lợi nhuận từ hoạt động của việc cho thuê phương tiện mà không tính đến lợi nhuận của toàn bộ chuỗi dịch vụ. Do đó, trừ tuyến miền Trung - nơi VINAFCO có ưu thế tuyệt đối do hệ thống kho tại cảng đã được thuê dài hạn - thì khả năng cạnh tranh về giá thành của Công ty không cao trong các tuyến vận chuyển khác. Hiện nay, Phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan đã huy động, liên kết được với một số đội phương tiện phục vụ dài hạn cho Công ty và có chất lượng dịch vụ khá, nhưng số phương tiện đó cũng chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu cho các khách hàng của Công ty.



  1. Hoạt động tiếp vận

Tiếp vận là hoạt động chủ yếu của VINAFCO. Mặc dù đây là lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics nên trong những năm qua Công ty luôn khẳng định được uy tín và vị trí hàng đầu trong ngành kinh doanh tiếp vận ở Việt Nam. Các khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng nước ngoài (chủ yếu là các công ty liên doanh tại Việt Nam) như ICI, Nestle, Exxon Mobile, Honda VN, LG-Vina, Draco, Newchipxeng.

Khách hàng sử dụng dịch vụ của TT phân phối như sau:

  • Khách hàng liên doanh nước ngoài (hoặc khách hàng lớn) sử dụng dịch vụ quản lý kho và vận tải phân phối;

  • Khách hàng LD (khách hàng lớn) thuê kho và vận tải phân phối;

  • Khách hàng LD (khách hàng lớn) thuê kho đặc chủng (kho bảo ôn);

  • Khách hàng thuê kho thông thường;

  • Khách hàng LD (khách hàng lớn) sử dụng dịch vụ vận tải PP.

  1. Hoạt động vận tải biển

Trong hoạt động này, Công ty có 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Vinalines (và các đơn vị thành viên) và Công ty Biển Đông. Trong thời gian tới, Vinalines có kế hoạch đầu tư một đội tàu mạnh cả về chất lượng và số lượng. Nếu chỉ sử dụng các tàu trên chạy kết hợp tuyến nội địa và quốc tế, đội tàu trên cũng là một đối thủ rất lớn trên thị trường vận tải container nội địa. Như vậy, mức độ cạnh tranh trên thị trường vận tải container sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tư nhân đang đặt đóng tầu container tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, có trọng tải tương đương tầu VINAFCO 25.

So với các đối thủ trên thị trường, VINAFCO là một doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do tập trung nguồn lực vào lĩnh vực vận tải container nội địa nên Công ty cũng đã có được một vị thế đáng kể trên thị trường. Có thể đánh giá Công ty hiện đang chiếm khoảng trên dưới 25% thị phần trên thị trường này.


  1. Hoạt động sản xuất thép

Với quy mô nhà máy hiện có, cơ bản đã hoàn chỉnh cho một mô hình có công suất dao động từ 12-15 vạn tấn/năm; công nghệ ở mức trung bình, là sự kết hợp giữa thủ công và cơ khí hoá. Nguồn phôi nguyên liệu chủ yếu là phôi nhập khẩu từ Liên Bang Nga và Trung Quốc với kích cỡ 60 x 60mm đến 65 x 65mm.

Tuy nhiên do chuyển đổi định hướng kinh doanh của Vinafco giai đoạn 2008-2011 sẽ tập trung chủ yếu vào kinh doanh kho bãi, vận tải, ngoài ra, chính việc đầu tư dây chuyền công nghiệp cán thép mới với trình độ chỉ ở mức trung bình khá đã không còn phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Từ những nguyên nhân đó đã dẫn đến việc kinh doanh của nhà máy thép không đạt được hiệu quả như mong muốn và ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của toàn công ty.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên Hội đồng quản trị Vinafco đã quyết định chuyển giao quyền sở hữu nhà máy thép cho một số các đơn vị có thế mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất thép. Việc chuyển giao sẽ được hoàn tất trong năm 2007.


  1. Hoạt động thương mại vận tải quốc tế

Ngành nghề chủ yếu của Trung tâm là lĩnh vực vận tải và dịch vụ vận tải quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai quan, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. Kinh doanh không vốn và đầu tư dựa trên lợi thế và đầu vào của các đơn vị thành viên của VINAFCO. Phương tiện hầu hết đi thuê nên đã chịu một phần không nhỏ đến các yếu tố thị trường như giá cả thường xuyên biến động, nhiều khi không chủ động điều động phương tiện, ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ làm hàng. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và khốc liệt, các công ty forwarder lớn có đa dạng phương tiện, kinh nghiệm lâu năm, công nghệ tiên tiến hiện đại và chủ động được giá bán. Một số công ty vận tải mới thành lập thường kinh doanh với phương thức giá nào cũng bán. Tuy nhiên với uy tín được khẳng định trong nhiều năm qua, trung tâm đã được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến.

8.2. Triển vọng phát triển của ngành



  1. Về ngành hàng hải

Trừ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) đều có biển. Vì vậy, biển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên và kinh tế biển gắn liền với hoạt động hàng hải thương mại.

Nhu cầu vận tải đường biển đang tăng cao do sự phục hồi kinh tế của các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia, động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của ngành vận tải biển đến từ Trung Quốc, một quốc gia đang trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, khối lượng hàng xuất khẩu qua các cửa biển tăng rất cao (ước tính trên 30% mỗi năm)1.

Đối với Việt Nam, vị trí địa lý thuận lợi với biển Đông và đường bờ biển dài hơn 3000 km trải dài từ Bắc tới Nam là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển và các hoạt động vận tải biển. Hiện nay, vận chuyển bằng đường biển cũng chiếm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Có thể thấy vận tải đường biển là một kênh phân phối quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa sản phẩm đến mọi miền đất nước. Mặt khác, vận tải đường biển cũng là phương thức tối ưu đối với các doanh nghiệp có nhu cầu chuyên chở hàng lớn và có giá trị thấp như bột đá, than do đặc thù của vận tải đường biển là vận chuyển khối lượng lớn với chi phí thấp. Bên cạnh đó, với việc ra nhập WTO cùng với công cuộc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển cao của nền kinh tế, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế, sẽ là một cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh vận tải biển của Việt Nam nói chung và của VINAFCO nói riêng.

Với lợi thế sẵn có cùng chiến lược phát triển ngành hàng hải đúng đắn phù hợp với năng lực hiện tại của Việt Nam, trong tương lai, ngành kinh tế hàng hải nói chung và ngành vận tải biển nói riêng sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo là cao và đầy triển vọng của Việt Nam.



  1. Phát triển kinh doanh Logistic

    • Tiền năng thị trường

Tuy đã gia nhập WTO được gần 1 năm, và mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới trong lĩnh vực này tham gia vào Việt Nam, nhưng theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, sau 5 - 7 năm dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi… mới có thể thiết lập công ty 100% vốn nước ngoài. Do đó còn đủ thời gian để các doanh nghiệp trong nước liên kết giành lại thị phần trong lĩnh vực này.Việt Nam tham gia Asean, WTO,……

Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, VN có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp logistics, làm tăng GDP cho đất nước.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các DN logistics VN mới chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu thị trường logistics. Hiện đang có 2 mức độ chênh lệch phát triển trong kinh doanh giao nhận đó là giữa các nhà giao nhận nước ngoài (liên doanh) và các nhà giao nhận trong nước, giữa khu vực phía Nam và các khu vực còn lại.

Giá cả dịch vụ logistics của VN tương đối rẻ nhưng dịch vụ không chắc chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho tình trạng trở nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường logistics trong nước…

Với tiềm năng thị trường rộng lớn còn đang bỏ ngỏ như hiện nay, cùng với lợi thế thương hiệu Vinafco đã được khẳng định trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, đây là cơ hội tốt để Vinafco có thể tận dụng trong giai đoạn chuyển mình hội nhập như hiện nay.


    • Thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Logistic tại Việt Nam

Logistic gồm có 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Công việc cụ thể là quản lý hàng tồn, giao hàng và nhận tiền theo đơn đặt hàng, phân phối hàng đến các đại lý…

Hiện nay, đã có 25 công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới có mặt tại VN dưới nhiều hình thức khác nhau. Dự báo, trong thời gian tới ngành công nghiệp logistics sẽ cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong và ngoài nước. Trong khi Việt Nam (VN) có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển những trung tâm logistics. Lần đầu tiên thuật ngữ logistics đã được vào Luật Thương mại sửa đổi…. Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển ngành công nghiệp logistics.

Số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại VN hiện đã có khoảng từ 800-900 DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp logistics. Có một hiện tượng đang nổi lên là “nhà nhà làm logistics và người người làm logistics”…

Tuy nhiên, theo ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực logistic, cách làm đại trà như vậy là đúng nhưng thực chất các đơn vị này chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thứ hai, nghĩa là chỉ làm thuê cho các DN nước ngoài và cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản như khai quan, vận tải,…

Một số ít DN lớn cũng mới chỉ đạt đến mức độ đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thứ 3, tức cung cấp dịch vụ làm cầu nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Nói cách khác, chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói “Door to Door” (dịch vụ logistics thứ 4 – thứ bậc cao nhất) cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hoạt động logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển trọn gói từ nhà sản xuất – vận tải - người tiêu dùng.

Trước thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của VN đang trong giai đoạn phát triển “nóng”, trong khi quy mô hoạt động còn rất nhỏ bé, manh mún, chụp giựt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp như Vinafco phát huy thế mạnh hiện có.


    • Về Pháp luật Việt Nam

Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Về hành lang pháp lý, thực ra Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Tháng 9-2007 vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng theo những người am hiểu về lĩnh vực này thì Nghị định 140 còn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như Logistics.

Tuy nhiên, cũng theo Nghị định 140/2007/NĐ-CP các thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ Logistic phải tuân theo những quy định rất ngặt nghèo. Ví dụ:



- Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

....

Việc quy định lộ trình và tỷ lệ tham gia của các doanh nhân nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực Logistic vào Việt Nam như hiện nay là điều kiện để các doanh nghiệp trong nước như Vinafco tự khẳng định mình và cũng là thời cơ thuận lợi để Vinafco bứt phát tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước thềm hội nhập toàn diện.

Từ các thực trạng về tiềm năng thị trường và tính yếu kém của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động kinh doanh Logistic như hiện nay, cùng với việc các tổ chức nước ngoài chưa thể tham gia trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh này (do hạn chế của luật pháp). Tất cả những điều kiện trên là lợi thế rất lớn để Vinafco phát triển mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh Logistic và cũng sẽ là ngành kinh doanh chủ đạo mạng lại nguồn thu vô cùng lớn trong tương lai phát triển của Công ty.


  1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

9.1. Số lượng người lao động trong Công ty

Tính đến thời điểm 31/03/2008, tổng số lao động của Công ty là 499 lao động. Cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:



Trình độ

Số lượng lao động

Tỷ trọng %

Trình độ Đại học trở lên

231

46,29

Cao đẳng, Trung cấp

67

13,43

Công nhân kỹ thuật

93

18,64

Lao động phổ thông

107

21,44

Lao động kh¸c

1

0,2

Tổng

499

100


tải về 2.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương