CÁc cách tiếp cận trong xây dựng văn hóa chất lưỢNG



tải về 107.96 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích107.96 Kb.
#38383
1   2


Bảng 1. Lưới (phác họa) để tạo ra khung quan sát sự phát triển VHCL

Theo Todorut A. Venera [15], “Văn hóa chất lượng là tổng thể các giá trị liên quan đến chất lượng, dựa vào đó tổ chức phát triển khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của nó và quản lý các vấn đề nội bộ”. Các giá trị trong VHCL bao gồm: các giá trị liên quan đến người quản lý (người quản lý phải tin tưởng vào cải tiến CL, xem CL như là giá trị chiến lược trong môi trường cạnh tranh; …); các giá trị liên quan đến đội ngũ (mọi người phải chịu trách nhiệm đối với CL, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ngay từ đầu, đều ứng dụng phương pháp “không lỗi”,…); các giá trị liên quan đến khách hàng (coi trọng, hiểu các nhu cầu của khách hàng bên trong và bên ngoài nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng giữ vai trò quan trọng chính trong sự thành công của một trường ĐH).

Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu theo tiếp cận tổng hợp các tiếp cận trên, tiêu biểu là công trình của các tác giả Dries Berings, Zref Beerten, Veerle Hulpiau, Piet Verhesschen [16] về “Văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học: từ lý thuyết đến thực tiễn”. Nhóm tác giả đã sử dụng định nghĩa VHCL của Nhóm chuyên gia Bologna Bỉ, mô hình VHCL của Berings (2009) và một công cụ để khảo sát VHCL trong 14 ĐH và trường ĐH ở Flanders.

Nhóm chuyên gia Bologna Bỉ định nghĩa “Văn hóa chất lượng là văn hóa tổ chức góp phần vào phát triển sự quan tâm cao độ đến chất lượng”. (Hình 4).



Mô hình lý thuyết VHCL của Berings (2009) bao gồm các cách nhìn khác nhau về “sự quan tâm cao độ đến chất lượng” trong GDĐH, dựa vào 03 cặp giá trị tương tranh (hình 5). Mỗi cặp gồm một giá trị gắn với triết lý TQM và một giá trị gắn với thế giới học thuật truyền thống.



Công cụ để khảo sát VHCL được phát triển từ mô hình lý thuyết VHCL của Berings, bao gồm 06 “hình ảnh tổ chức” tương ứng với 6 giá trị của mô hình (định hướng sáng tạo, định hướng truyền thống, định hướng con người, định hướng hệ thống, định hướng chuyên nghiệp, định hướng tập thể) cùng với 05 đặc điểm văn hóa cho mỗi hình ảnh tổ chức để các thành viên của tổ chức so sánh tổ chức của họ với những hình ảnh này.



Kaudia Kausa [17] trong công trình nghiên cứu tác động của VHCL đối với động cơ của đội ngũ lao động trong lĩnh vực giáo dục ở Pakistan đã tạo ra một khung lý thuyết để xây dựng VHCL nhằm tạo động cơ làm việc cho đội ngũ. Theo đó, VHCL là kết quả của lãnh đạo quản lý cấp cao, sự tham gia của đội ngũ, làm việc nhóm, môi trường văn hóa mở và trách nhiệm đối với chất lượng.

  1. Kết luận

Từ các công trình nghiên cứu xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH trên thế giới có thể thấy rằng có nhiều quan điểm, cách tiếp cận và giải pháp khác nhau để xây dựng VHCL. Sự đa dạng này là hiển nhiên bởi vì giữa các quốc gia có sự khác biệt về VH, hệ thống GDĐH, trình độ phát triển,…; giữa các cơ sở GDDH trong một quốc gia cũng có sự khác nhau về sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu tổ chức bên trong, điều kiện về nguồn lực, vv…. Theo chúng tôi, xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH là nhằm hình thành ý thức tự giác làm việc đạt CL cao nhất trong mỗi thành viên của nhà trường, là xây dựng mô hình VHCL hướng vào khách hàng được cấu thành bởi các nhiều yếu tố khác nhau thuộc đầu vào, quá trình và đầu ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Allan Alberto, A. (2015), Understanding Quality Culture in Assuring Learning at Higher Education Institutions, Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=2743128

  2. Bendermache, G., oude Egbrink, M., Wolfahagen, I., Dolmans, D. (2013), Toward a multi-perspective model of quality culture in Higher Education Institutions?, 8th European Quality Assurance Forum, University of Gothenburg, Sweden

  3. Lanarès, J. (2011), Developing a Quality Culture to become a world-class university, in Liu N. C., Wang Q. and Cheng Y., ed. 2011, Paths to a World-Class University: Lesson from Practices and Experiences, Sense Publishers, Rotterdam, pp. 263-274.

  4. Ehlers, U.-D., Schneckenberg, D. (2010), Changing Cultures in Higher Education, Springer, New York.

  5. Kruger, D. and Ramdass, K. (2011), Establishing a Quality Culture in Higher Education: A South African Perspective, Proceedings of PICMET’11: Technology Management In The Energy-Smart World, Portland, Oregon, pp.1175-1183.

  6. Ali, H. M., and Musah, M. B (2012), Investigation of Malaysian higher education quality culture and workforce performance, Emerald Group Publishing, Bradford.

  7. EUA (2006), Quality Culture in European Universities: a bottom-up approach, Brussels.

  8. EUA (2007), Embedding Culture Quality in Higher Education, Brussels.

  9. EUA (2012), Promoting Culture Quality in Higher Education Institutions, Brussels.

  10. Muresan, L., Heyworth, F., Mateva, G., Rose, M. (2003), Quality Management in Language Education, Council of Europe Publishing & ECML, Strabourg & Graz.

  11. Stephen Ntim (2014), Embedding quality culture in higher education in Ghana: quality control and assessment in emerging private universities, Higher Education, 68 (6), pp. 837–849

  12. EU Cooperation Programme (2011) AfriQ’Units - Sustainable Quality Culture and Capacity Building in Internal Quality Assurance in East African Universities, INGRA impresores, Alicante.

  13. Koul, B. N. and Kanwar, A. (2006), Towards a Culture of Quality, Commonwealth of Learning, Vancouver, pp. 177-187.

  14. Lanagès, J. (2009), Tracking the development of a Quality Culture is the discourse translated into action?, Fourth European Quality Assurance Forum, Brussels.

  15. Venera, T., A. (2007), TQM relation and quality culture of universities – Institutional strategies for long term development in post adherence period, Amfiteatru Economic, 9 (1), pp.157-161.

  16. Berings, D., Beerten, Z., Hulpiau, V., Verhesschen, P. (2010), Quality culture in higher education: from theory to practice, available at http://www.eua.be/Libraries/EQAF_2010/WGSIII_8_Papers_Berings_Beerten_Hulpiau_Verhesschen.sflb.ashx

  17. Kausar, S. (2014), Impact of Quality Culture on Employees’ Motivation: A Study on Education Sector of Pakistan, Middle-East Journal of Scientific Research, 22 (7), pp. 1082-1089.


SUMMARY

Quality culture (QC) has an important role toward the sustainable development of higher education institutes (HEIs). Therefore, research on building QC at HEIs is focused by international reachers and organizations involving educational domain. This article aims to present different researches on building QC at HEIs in the world.



Keywords: research approaches, quality culture, higher education institutes
Trần Văn Hùng, Trưởng Phòng Thanh tra, Trường Đại học Duy Tân, số 182 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng, ĐT: 0989.638.374, email: tranhung2050@gmail.com



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 107.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương