CÁc cách tiếp cận trong xây dựng văn hóa chất lưỢNG



tải về 107.96 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích107.96 Kb.
#38383
  1   2

CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG


CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI

(Research approaches on building quality culture at higher education institutes in the word)



ThS. Trần Văn Hùng

Trường Đại học Duy Tân

Tóm tắt:

Văn hóa chất lượng (VHCL) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các cơ sở giáo dục học (GDĐH). Do đó, nghiên cứu xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH được các nhà nghiên cứu và các tổ chức liên quan đến giáo dục trên thế giới tập trung nghiên cứu. Bài viết này đề cập đến nội dung VHCL và xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH trên thế giới thông qua các hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau.



Từ khóa: tiếp cận nghiên cứu, văn hóa chất lượng, cơ sở giáo dục đại học

  1. Mở đầu

VHCL là sản phẩm của quá trình phát triển công tác quản lý chất lượng (QLCL) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản và Mỹ. Kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20, việc thiết lập VHCL đã được nhiều công ty ở Mỹ và Nhật Bản khẳng định như là cơ chế để gia tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong lĩnh vực GDĐH, VHCL được khẳng định là nền VH nhấn mạnh sự cải tiến liên tục các quá trình, nền VH thúc đẩy môi trường làm việc làm thỏa mãn khách hàng nhằm giúp tổ chức thành công [1]; VHCL giúp cơ sở GDĐH nâng cao CLGD – yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh trong khi ngân sách công dành cho GDĐH giảm sút và số lượng sinh viên ngày càng giảm [2], giúp trường ĐH trở thành trường ĐH có đẳng cấp thế giới – trường có CL nghiên cứu và đào tạo đạt tiêu chuẩn cao [3].

VHCL trong các cơ sở GDĐH được tập trung nghiên cứu, triển khai áp dụng nhiều ở các nước có nền GDĐH tiên tiến kể từ những năm đầu của thế kỷ 21, đặc biệt là ở Châu Âu. Đến nay, có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau để định nghĩa và đề xuất giải pháp xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH.



  1. Các cách tiếp cận trong xây dựng văn hóa chất lượng

    1. Theo tiếp cận văn hóa tổ chức (VHTC)

Các tác giả như James R. Detert, Roger R. Schoeder & Robert Cudeck (2003), Ehlers (2009, 2010), Jacques Lanarès (2009), … nghiên cứu VHCL theo tiếp cận này. Tác giả Ulf-Danial Ehlers – trong công trình nghiên cứu “Thay đổi văn hóa trong giáo dục đại học” [4] kết luận VHCL là một phần của VHTC, do đó xây dựng VHCL gắn liền với xây dựng VHTC. VHCL trong GDĐH được tạo thành bởi bốn nhóm yếu tố quan trọng: i) các yếu tố về cấu trúc (A structural element); ii) các yếu tố tạo thuận lợi (The enabing facrors); iii) các yếu tố VH liên quan đến CL (The quality cultures component); iv) các yếu tố kết nối (The transversal elements): kết nối 3 yếu tố trên thông qua sự tham gia, niềm tin và thông tin, giao tiếp. (Hình 1)





    1. Theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Tác giả David Kruger & Kem Ramdass [5] đề cập xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH ở Nam Phi theo hướng áp dụng TQM. Tuy nhiên, do có những sự khác biệt giữa lĩnh vực công nghiệp và GDĐH nên hai tác giả tập trung phân tích, đánh giá để tìm những điểm chung giữa hai lĩnh vực để từ đó đưa ra các giải pháp triển khai TQM trong các cơ sở GDĐH. Theo đó, có 7 bước triển khai TQM gồm: sự cam kết của lãnh đạo; thiết lập các kênh giao tiếp rõ ràng; lập kế hoạch tự đánh giá; thiết lập và huấn luyện các nhóm làm việc; đánh giá, lựa chọn các quá trình tự đánh giá để cải tiến theo thứ tự ưu tiên; thiết lập và thực thi các kế hoạch hành động; giám sát và thu thập thông tin phản hồi. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa VHCL và hiệu suất nguồn nhân lực trong lĩnh vực GDĐH ở Malaysia của Hairuddin M. Ali và Mohammed B. Musah [6] chỉ ra 9 yếu tố góp phần vào phát triển VHCL gồm: vai trò lãnh đạo; quản lý bằng sự kiện; kế hoạch chiến lược; phi tập trung hóa; tự phát triển liên tục; cam kết của tổ chức; làm việc theo nhóm; chăm sóc khách hàng và cải tiến liên tục.

    1. Theo tiếp cận đảm bảo chất lượng (ĐBCL)

Hiệp hội các trường ĐH Châu Âu (EUA) đã xây dựng và triển khai 03 công trình có quy mô lớn về xây dựng và phát triển VHCL trong các cơ sở GDĐH dựa vào ĐBCL bên trong và bên ngoài [7][8][9].

EUA cho rằng: “Văn hóa chất lượng là một loại văn hóa tổ chức trong đó việc nâng cao chất lượng được xem là một việc làm thường xuyên và được nhận diện bởi hai yếu tố: một là, yếu tố văn hóa/tâm lý bao gồm các giá trị chia sẻ, niềm tin, sự mong đợi và cam kết đối với chất lượng; hai là, yếu tố cấu trúc/quản lý với quy trình được xác định rõ nhằm mục đích nâng cao chất lượng và nhằm nỗ lực phối hợp thực hiện của cá nhân” [7]. Hai yếu tố này phải được kết nối với nhau thông qua thông tin và liên lạc hiệu quả, thảo luận và các quá trình tham gia ở cấp độ tổ chức, trách nhiệm tập thể (cam kết CL của nhà quản lý, sự tham gia của đội ngũ và người học) – nghĩa là VHCL đòi hỏi sự cân bằng thích hợp giữa tiếp cận trên – dưới (top-down approach) và tiếp cận dưới – trên (bottom-up approach) để nâng cao CL và phối hợp nỗ lực của các cá nhân. (Hình 2)






Theo đó, EUA gợi ý các định hướng giải pháp chính để xây dựng VHCL trong các cơ sở GDĐH như: tạo sự cân bằng giữa vai trò của lãnh đạo và vai trò của tập thể cấp dưới; thiết lập mới hoặc hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức liên quan đến CL; hoàn thiện các quá trình ĐBCL bên trong; đánh giá ngoài; xây dựng hệ thống các giá trị, chuẩn mực; vv ..

Có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng VHCL của các tác giả, tổ chức trên thế giới theo tiếp cận của EUA như Laura Muresan, Frank Heyworth, Gaylya Mateva, Mary Rose [10], G. Bendermache, M. oude Egbrink, I. Wolfahagen, D. Dolmans [2], Stephen Ntim [11], Hội đồng Liên trường ĐH Đông Phi [12], vv….



Badri N. Koul & Asha Kanwar [13] thực hiện công trình nghiên cứu xây dựng VHCL với 12 tình huống nghiên cứu là 12 trường ĐH đào tạo từ xa (trực tuyến) mở thuộc các nước Anh, Úc, Ấn Độ, Ca-na-da, Ken-ni-a, Ni-giê-ri-a, U-g-ran-da,…theo tiếp cận công tác ĐBCL. Để đạt được VHCL, vai trò lãnh đạo là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Người lãnh đạo phải: rà soát lại sứ mệnh và tổ chức; cam kết và thúc đẩy cam kết CL trong tổ chức; thực thi công tác QL tài chính và các hoạt động đảm bảo sự minh bạch theo định hướng nhân văn nhằm tạo niềm tin lẫn nhau trong tổ chức; phi tập trung hóa trong xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường ý thức sở hữu trong tất cả các thành viên của tổ chức; đổi mới trong hoạch định chính sách, quá trình ĐBCL, thiết kế chương trình giảng dạy và công tác giảng dạy,...

    1. Theo tiếp cận hệ thống giá trị

Theo Jacques Lanagès [14], VHCL được hình thành bởi một số giá trị, do đó vấn đề chính trong xây dựng VHCL là biến những giá trị đó thành hành động thực tiễn của cá nhân và tập thể trong cơ sở GDĐH. Sự hình thành và phát triển VHCL được nhận diện bởi hai cấp độ: ở cấp độ bề mặt, cần quan sát như thế nào mọi người tán thành các giá trị và tham gia vào vấn đề CL; ở cấp độ chiều sâu: sự thay đổi hành vi gắn liền với sự tham gia ở cấp độ bề mặt (hình 3)

Tác giả đã phác thảo một bảng nội dung (chỉ gợi ý một vài nội dung) nhằm tạo ra khung quan sát sự phát triển VHCL trong các cơ sở GDĐH (bảng 1)







Điều mọi người nói

Điều mọi người làm

Cấp độ cá nhân

Cán bộ quản lý

Giảng viên, nhân viên

Sinh viên



  • Những bình luận về các quá trình chất lượng

  • % số người tán thành với tiếp cận chất lượng và giá trị của nhà trường

  • Tham gia vào các quá trình chất lượng

  • Đánh giá công tác giảng dạy

  • Phản ứng với việc đánh giá công tác giảng dạy

Cấp độ tập thế

Trường


Khoa

Đơn vị


  • Quan điểm chất lượng

  • Các quy tắc, quy định về chất lượng

  • Những đổi mới hàng năm liên quan đến chất lượng

  • Việc áp dụng các quy tắc, quy định

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 107.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương