Của Con Người Tác giả: dr. K. Sri Dhammananda Dịch giả: tk pháp Thông o0o Nguồn


Chúng Ta Tạo Ra Thiên Đường Và Địa Ngục Cho Chính Chúng Ta



tải về 1.04 Mb.
trang4/31
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34457
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

05.Chúng Ta Tạo Ra Thiên Đường Và Địa Ngục Cho Chính Chúng Ta


‘Nếu bạn muốn sống trong thế gian này một cách bình yên và hạnh phúc, hãy để cho những người khác cũng được sống một cách bình yên và hạnh phúc, nhờ vậy bạn có thể biến thế gian này thành một nơi đáng sống.’ Trừ phi và cho đến khi bạn điều chỉnh được bản thân mình để sống hợp theo những nguyên tắc cao quý ấy bằng không bạn không thể trông đợi hạnh phúc và bình yên trong thế gian này được. Bạn không thể trông đợi hạnh phúc và bình yên từ trên trời đơn giản bằng cầu nguyện được.

Nếu bạn hành động hợp theo những nguyên tắc đạo đức bằng cách giữ gìn nhân phẩm, bạn có thể tạo ra thiên đường cho chính bạn ngay ở đây, trong thế gian này. Bạn cũng có thể tạo ra hoả-ngục trên trần gian nếu bạn lạm dụng cuộc sống con người giá trị của mình. Do không biết làm thế nào để sống hợp theo quy luật phổ quát của vũ trụ, chúng ta luôn luôn vấp ngã. Nếu mỗi người chúng ta cố gắng để sống một cuộc đời vô hại và khả kính, chúng ta có thể hưởng thụ phúc lạc cõi trời đích thực tốt hơn loại thiên lạc mà một số người hy vọng có được sau khi chết rất nhiều.  

Tạo ra một thiên đàng ở nơi đâu khác để tưởng thưởng cho những phẩm chất tốt, hay tạo ra một địa ngục để trừng phạt cái xấu là không điều thừa thãi; tốt và xấu, thiện và ác tự chúng đã có những phản ứng không thể tránh được trong thế gian này bất kể niềm tin tôn giáo của chúng ta là gì. Có lòng bi mẫn đối với mọi sinh linh là cách duy nhất để tạo ra thiên đường.

Chúng ta có lý tưởng sáng ngời không thể cưỡng lại được này vì sự tốt đẹp của xã hội và quê hương xứ sở, bằng cách biểu lộ lòng khoan dung và đồng cảm đối với sự tiến bộ và hạnh phúc của tha nhân. Sở dĩ chúng ta tiến xa được tới mức này như một con người là nhờ các bậc thầy lừng danh chỉ cho chúng ta một con đường. Nhờ sống một cuộc đời đạo đức chúng ta tự giúp mình và giúp cho mọi người. Có vẻ như rằng con người ngày nay không phải là những gì họ là; mà là những gì họ không phải là. ‘Hành tinh này là một nhà thương điên trong vũ trụ nơi đây người ta đem ra thảo luận những vấn đề tôn giáo, chính trị, phong tục, truyền thống, chủng tộc, lối sống và ra sức phân biệt đối xử với nhau để rồi dẫn tới bạo hành.

---o0o---

06.Cuộc Đời Không Bao Giờ Hết Khổ


Nếu trầm tư sâu lắng, chúng ta phải đồng ý rằng cuộc đời quả thực là một trong những nỗi khổ bất tận. Mỗi khoảnh khắc chúng ta đang khổ, hoặc ở thể xác, hoặc ở tình cảm, hay ở tâm trí. Chúng ta có từng thấy một người nào trên thế gian này thoát khỏi cái khổ — hoặc ở thân, hoặc ở tâm, không? Ngay cả những người đã đạt đến thánh quả cũng không thoát khỏi khổ thân bao lâu thể xác của họ còn hiện hữu. Cuộc sống và khổ đau làm như không thể tách rời nhau được.

Nếu có người nào đó hỏi, ‘Điều không chắc chắn nhất trên thế gian này là gì? – câu trả lời chính xác sẽ là ‘Sự sống là điều không chắc chắn nhất.’ Mọi việc chúng ta làm trong đời này là để mong thoát khỏi hay mong lẩn tránh cái khổ và chết. Nếu chúng ta xao lãng sự sống này thậm chí chỉ trong một giây thôi, chừng đó cũng quá đủ để cho chúng ta mất mạng rồi. Phần lớn công việc hàng ngày của chúng ta, như làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, và đi đứng đều là những phương cách và phương tiện được chúng ta áp dụng để tránh khổ và chết.

Mặc dù đôi lúc chúng ta cũng hưởng được một vài thoáng vui trần tục nào đó nhờ thoả mãn những ước muốn của mình, song ngay khoảnh khắc kế chính những cái đem lại cho chúng ta niềm vui sướng ấy có thể biến thành khổ đau. Bởi thế, kho báu của sự bình yên và hạnh phúc không nhất thiết nằm trong tay người giàu mà trong tay người nào biết từ bỏ những lạc thú trần gian.

Mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta đều phải chịu thay đổi và không bao giờ thoả mãn. Đó là lý do vì sao Đức Phật thường giải thích rằng bao lâu còn khao khát những lạc thú trần gian hay còn mong muốn hiện hữu con người không cách nào có thể thoát khỏi khổ. Tham muốn là ái lực quan trọng đối với sự hiện hữu. Khi sự hiện hữu xảy ra, khổ là điều không thể tránh khỏi.

Nhiều người dự tính đi tìm sự sống vĩnh hằng, nhưng trớ trêu thay, rất nhiều trong số những người đi tìm trường sinh ấy lại thấy cuộc sống ngao ngán đến độ họ không biết làm thế nào để sống cho qua dù chỉ một ngày! Ngạn ngữ Trung Hoa có nói về ước muốn trường sinh không bao giờ thoả mãn của con người như thế này,‘Con người đã tự đánh lừa mình. Họ cầu nguyện để được sống lâu, thế nhưng họ lại sợ tuổi già!’

Rõ ràng ý định của họ là muốn níu giữ tuổi trẻ để được hưởng thụ những thú vui của cuộc đời mãi mãi. Theo Đức Phật, lòng khao khát bất tử này là một trong những nguyên nhân phát sinh ra những ý tưởng ích kỷ và khổ đau. Nếu bạn tư duy theo cách này bạn có thể tự an ủi mình được: ‘Đầu tiên chúng ta trẻ, kế đến chúng ta trung niên, rồi chúng ta già, thế là chúng ta đã phi thường rồi.’ (Lady Diana Cooper)

Bất cứ hạnh phúc nhỏ nhoi nào chúng ta có được đều phải giành giựt giữa những thất vọng, thất bại và muôn vàn khó khăn. Con người không thể tìm đâu ra một cuộc sống không có những khó khăn, không có những vấn đề, những xung đột, những thất vọng, và v.v…giữa muôn vàn những tình huống mâu thuẫn khác. Cả ngày lẫn đêm con người luôn phấn đấu để loại trừ những tìng huống không vừa ý này.

Khi họ khéo léo loại bỏ được một vấn đề, thì vô tình hay cố ý họ lại tạo ra cho mình một số vấn đề khác. Vậy thì đâu là chỗ tận cùng của những vấn đề này? Vì sự sống của chúng ta, chúng ta phải chấp nhận những khó khăn và những khổ đau ấy mà không phàn nàn. Không có sự lựa chọn nào khác. Khổ đau sẽ luôn luôn có đó! Tuy nhiên khổ đau và bất hạnh chẳng phải là điều tất yếu tí nào. ‘Khổ,’ Đức Phật nói ‘là một căn bệnh, do đó có thể được chữa khỏi hoàn toàn khi chúng ta đạt đến sự thanh tịnh hay sự toàn hảo của tâm.’

Lão Tử (Lao Tzu), nói: ‘Ta sở dĩ khổ bởi vì ta có thân. Nếu ta không có thân, sao ta có thể khổ?’ Còn Jacob Boehme thì nói, ‘Nếu lấy tất cả núi làm sách, tất cả hồ làm mực, và tất cả cây làm bút, cũng sẽ không đủ để mô tả hết mọi khổ đau trên thế gian này.’

Nếu bạn nhìn vào cách người ta khổ trong đời này, bạn mới có thể thấy hết thực trạng của cuộc sống trần gian. Sao họ lại phải khổ theo cách này? Và ai là người chịu trách nhiệm cho những khổ đau của họ? Theo Đức Phật, mỗi người và mọi người phải chịu trách nhiệm đối với những khổ đau của mình. Họ khổ đau ở thế gian này ngày hôm nay là vì khát ái mãnh liệt đối với sự hiện hữu (hữu ái ) của họ, do hữu ái tác động khiến họ phạm vào những ác nghiệp. Đây là nguyên nhân chính của khổ. Nó đã phải mất hơn 2500 năm cho nhiều triết gia cũng như tâm lý gia để hiểu được rằng những gì Đức Phật nói quả thực là đúng. Một thi sĩ đã phân tích cuộc đời của chúng ta theo cách như sau:

Không biết mình sẽ chết,

Thiêu thân bay vào lửa.

Không biết sự hiểm nguy,

Cá nhỏ đớp mồi câu.

Nhưng dù biết rất rõ

Hiểm nguy của dục trần,

Ta vẫn mắc vào chúng.

Cái điên của chúng ta

Ôi, mới lớn làm sao!’

Đạo phật chỉ ra cho chúng ta thấy rằng đời sống rất ngắn ngủi vì thế chúng ta nên làm việc một cách chánh niệm, thận trọng, và chú tâm vì sự giải thoát của chúng ta.

Con người không thực hiểu

Rằng chúng ta ở đây

Chỉ trong thời gian ngắn.

Ai hiểu sự thực này,

Tránh khổ và cãi nhau.’ (Theragatha)

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương