CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 04/2007/tt-bkh ngàY 30 tháng 7 NĂM 2007


Thủ trưởng Cơ quan chủ quản chương trình, ngành hoặc lĩnh vực



tải về 0.52 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.52 Mb.
#6402
1   2   3   4   5   6   7   8

Thủ trưởng Cơ quan chủ quản chương trình,
ngành hoặc lĩnh vực


(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2e

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Ô

(Tên chương trình, dự án ô)

(Tên cơ quan chủ quản đề xuất chương trình, dự án ô)

(Tên đơn vị đề xuất chương trình, dự án ô)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Ô

1. Tên chương trình, dự án ô:

2. Mã ngành chương trình, dự án ô1:

3. Tên nhà tài trợ:

4. Cơ quan chủ quản chương trình, dự án ô:

a. Địa chỉ liên lạc:................... b. Số điện thoại/Fax:......................

5. Tên các cơ quan chủ quản dự kiến tham gia chương trình, dự án ô:

a. Địa chỉ liên lạc:................... b. Số điện thoại/Fax:......................

6. Chủ chương trình, dự án ô dự kiến:

a. Địa chỉ liên lạc:................... b. Số điện thoại/Fax:......................

7. Thời gian dự kiến thực hiện chương trình, dự án ô2:

8. Địa điểm thực hiện chương trình, dự án ô:

9. Vốn của chương trình, dự án ô:

a. Tổng vốn của chương trình, dự án ô:..............USD

Trong đó:

- Vốn ODA:........................ nguyên tệ, tương đương....................USD

(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Đề cương chi tiết chương trình)

- Vốn đối ứng:...................VND, tương đương với.....................USD

b. Vốn của từng dự án thành phần:

10. Hình thức cung cấp ODA

a. ODA không hoàn lại 

b. ODA vay ưu đãi 

c. ODA vay hỗn hợp 



1 Mã ngành kinh tế quốc dân của chương trình, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

2 Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện chương trình kể từ ngày chương trình, dự án ô có hiệu lực.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Ô

I. Bối cảnh và sự cần thiết của chương trình, dự án ô

1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương) liên quan đến nội dung của chương trình, dự án ô và sự cần thiết, vai trò, vị trí của chương trình, dự án ô trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch đó.

2. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của cơ quan chủ quản đề xuất chương trình, dự án ô.

3. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của chương trình, dự án ô đề xuất.

4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chương trình, dự án ô đề xuất.

II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ

1. Tính phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án ô với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.

2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.

3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.



III. Các mục tiêu của chương trình, dự án ô

1. Mục tiêu tổng thể

2. Mục tiêu của các dự án thành phần

IV. Các kết quả chủ yếu của chương trình, dự án ô

Kết quả dự kiến đạt được cuối cùng của chương trình, dự án ô



V. Các thành phần nội dung chủ yếu của chương trình, dự án ô và dự kiến phân bổ nguồn lực của chương trình, dự án ô

Mô tả tóm tắt nội dung và quan hệ giữa các dự án thành phần và các hoạt động chính theo từng kết quả dự kiến của chương trình, dự án ô; và các nguồn lực dự kiến tương ứng.



VI. Kiến nghị cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án ô

1. Đối với vốn ODA

Vốn ODA:......... nguyên tệ, tương đương..................USD, trong đó:

- Ngân sách cấp phát XDCB....................... % tổng vốn ODA

- Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp..........% tổng vốn ODA

- Cho vay lại...........................................% tổng vốn ODA

2. Đối với vốn đối ứng

Vốn đối ứng:.....................VND,

Trong đó: - Hiện vật: tương đương...........VND Tiền mặt:..........VND

Nguồn vốn đối ứng được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:

- Vốn ngân sách Trung ương cấp phát:.....................VND (...%) tổng vốn đối ứng

- Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn):............................... VND (...%) tổng vốn đối ứng



VII. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án ô

1. Cấu trúc tổ chức thực hiện chương trình và các dự án thành phần trong khuôn khổ chương trình, dự án ô.

2. Phương thức quản lý các nguồn lực của chương trình, dự án ô; các dự án thành phần (cấu phần, hoạt động) trong khuôn khổ chương trình, dự án ô.

3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ chương trình, dự án ô dự kiến, kể cả chủ dự án thành phần (cấu phần) sẽ được giao thực hiện chương trình, bao gồm cả năng lực tài chính.



VIII. Phương án xây dựng và công nghệ dự kiến để thực hiện chương trình, dự án ô (áp dụng đối với các chương trình, dự án ô đầu tư)

IX. Phân tích sơ bộ tính khả thi của chương trình, dự án ô (về kinh tế, tài chính, công nghệ, năng lực tổ chức thực hiện)

X. Phân tích sơ bộ hiệu quả chương trình, dự án ô

1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với các đơn vị tham gia thực hiện.

2. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với ngành, địa phương.

3. Đánh giá tính bền vững của chương trình, dự án ô sau khi kết thúc



......ngày..... tháng.... năm

Thủ trưởng Cơ quan chủ quản đề xuất

chương trình, dự án ô


(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ SỬ DỤNG
ĐỂ TỔNG HỢP DANH MỤC YÊU CẦU TÀI TRỢ ODA

1. Mục đích

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sử dụng một hệ thống các tiêu chí làm công cụ hỗ trợ để lựa chọn một hoặc một số tỉnh trong số các địa phương có nhu cầu ODA cho một lĩnh vực cụ thể song nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này của nhà tài trợ có giới hạn nhất định.



2. Hệ thống tiêu chí và phương pháp tính điểm

a. Hệ thống tiêu chí

Hệ thống tiêu chí này bao gồm các tiêu chí tổng hợp và các tiêu chí chuyên ngành.

- Nhóm các tiêu chí tổng hợp: được xem xét cho từng tỉnh. Nhóm tiêu chí này phản ánh tình trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung của từng tỉnh.

+ GDP bình quân đầu người

+ Khả năng thu chi ngân sách

+ Vốn ODA bình quân đầu người

+ Các mục tiêu phát triển về xã hội và giảm nghèo (các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - MDG) bao gồm:

* Giảm tỷ lệ hộ nghèo

* Phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục

* Bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và bảo đảm quyền cho trẻ em nữ

* Giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em

* Sức khỏe sinh sản của các bà mẹ

* Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

* Đảm bảo bền vững về môi trường

* Bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng người nghèo và xã nghèo

* Tạo việc làm

* Phát triển văn hóa thông tin, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn Văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số

* Giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo

* Đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp kiến thức về pháp lý cho người nghèo.

- Nhóm các tiêu chí chuyên ngành:

+ Sử dụng các tiêu chí hiện hành đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể phù hợp với nội dung của từng chương trình, dự án yêu cầu tài trợ (ví dụ: y tế, giáo dục, giao thông nông thôn, cấp thoát nước...)

+ Các số liệu dùng để so sánh, đối chiếu được căn cứ trên các số liệu chính thức được công bố tại:

* Niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành

* Niên giám thống kê chuyên ngành do các bộ, ngành ban hành (nếu có)

* Niên giám thống kê do các Cục Thống kê tỉnh ban hành.

Ngoài các tiêu chí trên có thể tham khảo các tiêu chí định tính (như chính sách của Chính phủ; chính sách, định hướng ưu tiên của nhà tài trợ; tác động của dự án đối với quốc gia, vùng và địa phương; mức độ sẵn sàng của địa phương trong việc chuẩn bị tiếp nhận và thực hiện dự án) để xác định thứ tự ưu tiên tổng hợp Danh mục yêu cầu tài trợ ODA.

b. Phương pháp tính điểm

- Phương pháp cho điểm dựa trên mức độ ưu tiên của từng tiêu chí liên quan. Với mỗi tiêu chí, các địa phương sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ mức cao đến mức thấp và cho điểm tương ứng từ thấp đến cao. Tổng tất cả các điểm theo các tiêu chí trên của từng địa phương sẽ được so sánh với nhau để quyết định lựa chọn địa phương tiếp nhận dự án.

Địa phương nào có tổng số điểm lớn hơn tức là địa phương đó càng cần có dự án hơn.

- Trong những trường hợp phức tạp (ví dụ so sánh giữa nhiều địa phương khác nhau mà mức độ chênh lệch trong cùng một chỉ tiêu là không đáng kể), nhóm chỉ tiêu sẽ được lượng hóa tương đối theo các địa phương theo mô hình của phương pháp trọng số để đánh giá.

Ví dụ: Chọn 1 trong 6 địa phương sẽ tiếp nhận một dự án

Phương pháp chọn:

Mỗi tiêu chí các địa phương được xếp thứ tự từ thấp đến cao (1-6). Số điểm của địa phương j theo tiêu chí i sẽ được lấy bằng:

(=1) nếu theo tiêu chí i địa phương j đứng thứ 1 hoặc 2

(=2) nếu đứng thứ 3 hoặc 4

(=3) nếu đứng thứ 5 hoặc 6

ĐĐP(j) = ∑TC (i,j); (i=1,n)



Tiêu chí

Địa phương 1

Địa phương 2

Địa phương 3

Địa phương 4

Địa phương 5

Địa phương 6

1.

TC(1,1)
















2.



















...







TC(i,j)










n.



















Tổng số

ĐĐP(1)

ĐĐP(2)

ĐĐP(3)

ĐĐP(4)

ĐĐP(5)

ĐĐP(a6)

Điểm của địa phương j (ĐĐP(j)) bằng tổng số điểm mà địa phương đó đạt được ở tất cả các tiêu chí từ 1 đến n.

PHỤ LỤC 4a

NỘI DUNG VĂN KIỆN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA

(Tên dự án)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Mã ngành dự án1:............ Mã số dự án2:.......................

3. Tên nhà tài trợ:

4. Cơ quan chủ quản:

a. Địa chỉ liên lạc:................... b. Số điện thoại/Fax:......................

5. Chủ dự án:

a. Địa chỉ liên lạc:................... b. Số điện thoại/Fax:......................

6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án3:

7. Địa điểm thực hiện dự án (ghi rõ tới cấp huyện, nếu có thể áp dụng được):

8. Tổng số vốn của dự án:

Trong đó:

a. Vốn ODA:........................ nguyên tệ, tương đương....................USD

(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng văn kiện dự án)

b. Vốn đối ứng:........................ VND tương đương với....................USD

9. Hình thức cung cấp ODA

a. ODA không hoàn lại 

b. ODA vay ưu đãi 

c. ODA vay hỗn hợp 

10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án

Khái quát mục tiêu và các kết quả của dự án



1 Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

2 Mã dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

3 Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.

NỘI DUNG DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA



I. Căn cứ hình thành dự án

1. Cơ sở pháp lý của dự án

a. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ ODA

b. Thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục tài trợ chính thức

c. Quyết định của cơ quan chủ quản về chủ dự án

d. Các văn bản pháp lý liên quan khác

2. Bối cảnh của dự án

a. Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết của dự án trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng ODA (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).

b. Nêu các chương trình, dự án tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các chương trình, dự án đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả giữa các dự án với nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa.

3. Các vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ dự án.

4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án.

II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ

1. Mô tả tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.

2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.

3. Nêu các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.



III. Mục tiêu của dự án

1. Mục tiêu dài hạn

Mô tả hiệu quả, những lợi ích lâu dài mà dự án đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương và các nhóm đối tượng liên quan.



2. Mục tiêu ngắn hạn

Mô tả đích mà dự án cần đạt được khi kết thúc để đáp ứng nhu cầu trực tiếp của đối tượng thụ hưởng, từ đó hỗ trợ đạt được mục tiêu dài hạn.



IV. Các kết quả chủ yếu của dự án

Xác định rõ các kết quả cuối cùng của dự án.



V. Những cấu phần và hoạt động của dự án

Mô tả chi tiết kế hoạch thực hiện các cấu phần hoặc tiểu dự án (nếu có) và hoạt động tương ứng của dự án theo các nội dung sau:

- Mục đích

- Các kết quả dự kiến

- Tổ chức thực hiện

- Thời gian bắt đầu và kết thúc

- Dự kiến nguồn lực

VI. Ngân sách dự án

1. Tổng vốn của dự án:........................ USD

Trong đó:

a. Vốn ODA:......... nguyên tệ, tương đương.................. USD

(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)

b. Vốn đối ứng:......... VND tương đương với.................. USD

2. Cơ cấu vốn theo: dịch vụ tư vấn (ước tính tỷ trọng chuyên gia trong nước/chuyên gia quốc tế), đào tạo (trong nước, nước ngoài); thiết bị và vật tư (trong nước, nước ngoài), các chi phí quản lý; chi phí theo dõi và đánh giá dự án và các chi phí khác.

3. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án

a. Đối với vốn ODA

Vốn ODA:......... nguyên tệ, tương đương..................USD, trong đó:

- Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp..........% tổng vốn ODA

- Cho vay lại...........................................% tổng vốn ODA

b. Đối với vốn đối ứng

Vốn đối ứng:.....................VND,

Trong đó: - Hiện vật: tương đương...........VND Tiền mặt:..........VND

Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số các hình thức sau:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát: .....................VND (...%) tổng vốn đối ứng

(trong đó: vốn NS Trung ương.....%, vốn NS địa phương......%)

- Vốn tín dụng ưu đãi.....................VND (...%) tổng vốn đối ứng

- Vốn của cơ quan chủ quản.....................VND (...%) tổng vốn đối ứng

- Vốn tự cân đối của chủ dự án.....................VND (...%) tổng vốn đối ứng

- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có).......VND (...%) tổng vốn đối ứng



VII. Các quy định về quản lý tài chính của dự án

1. Hình thức giải ngân (qua kho bạc, tài khoản đặc biệt hay tài khoản tạm ứng....)

2. Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán

3. Trách nhiệm quản lý vốn (mở tài khoản, chủ tài khoản.....)

4. Kiểm toán dự án

VIII. Tổ chức quản lý thực hiện dự án

1. Cơ cấu tổ chức

a. Mô hình tổ chức quản lý dự án theo thỏa thuận với nhà tài trợ

b. Hoạt động của Ban quản lý dự án tuân theo Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/03/2007 về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các Ban quản lý dự án ODA.

2. Cơ chế phối hợp

a. Phối hợp giữa cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án (ban quản lý tiểu dự án)

b. Phối hợp giữa các đơn vị tham gia thực hiện dự án với nhà tài trợ và các cơ quan khác trong quá trình thực hiện dự án

3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án sẽ được giao thực hiện dự án.



IX. Theo dõi và đánh giá dự án

1. Xây dựng chi tiết kế hoạch theo dõi thực hiện dự án trên các mặt:

a. Thực hiện dự án

b. Quản lý dự án

c. Xử lý, phản hồi thông tin theo dõi



2. Xây dựng chi tiết kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện dự án

a. Đánh giá ban đầu

b. Đánh giá giữa kỳ

c. Đánh giá kết thúc

3. Chế độ kiểm tra, báo cáo của dự án

X. Tác động của dự án

1. Phân tích tác động của dự án đối với đối tượng thụ hưởng (trực tiếp, gián tiếp)

Nêu rõ những lợi ích đối với các đối tượng thụ hưởng sau khi dự án kết thúc (bằng định tính và định lượng)

2. Phân tích tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dự án sau khi kết thúc

a. Phân tích các tác động kinh tế - xã hội của dự án: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng....

b. Mô tả những tác động môi trường của dự án

3. Tác động giới

XI. Rủi ro

Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và nêu các biện pháp để khắc phục rủi ro.



XII. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc

Đánh giá tính bền vững của dự án trên các phương diện:

1. Bền vững về kết quả: kết quả của dự án được duy trì và phát triển sau khi dự án kết thúc.

2. Bền vững về tổ chức: cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của dự án được đảm bảo để có thể tiếp tục sau khi dự án kết thúc.

3. Bền vững về tài chính: sau khi hết tài trợ, các hoạt động của dự án có thể tự tạo ra kinh phí để tiếp tục các hoạt động cần thiết khác.

4. Bền vững về môi trường: môi trường tự nhiên quanh khu vực thực hiện dự án được bảo tồn sau khi dự án kết thúc



.......ngày.....tháng....năm

Каталог: vanban -> Lists -> VBPQConvert -> Attachments
Attachments -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> HÀnh chính nhà NƯỚC
Attachments -> CỦa bộ trưỞng bộ giao thông vận tải số 23/2006/QĐ-bgtvt ngàY 04 tháng 5 NĂM 2006 ban hành tiêu chuẩn ngành “PHƯƠng tiệN giao thông đƯỜng sắt toa xe phưƠng pháp kiểm tra khi sản xuấT, LẮp ráp mớI” 22 tcn 349 – 06
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ TÀi nguyên và MÔI trưỜng số 18/2005/QĐ-btnmt ngàY 30 tháng 12 NĂM 2005 ban hành bộ ĐƠn giá DỰ toán các công trình đỊa chấT
Attachments -> PHƯƠng tiện giao thông cơ giớI ĐƯỜng bộ
Attachments -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata thông tri
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ XÂy dựng số 37/2006/QĐ-bxd ngàY 22 tháng 12 NĂM 2006
Attachments -> “ÁO ĐƯỜng mềM – CÁc yêu cầu và chỉ DẪn thiết kế”
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2006/NĐ-cp ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ y tế SỐ 493/byt-qđ ngàY 10 tháng 6 NĂM 1994 VỀ việc ban hành tiêu chuẩN ngành artemisinin

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương