Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Trung Luận - Quyển thứ hai Phẩm thứ bảy : Quán sát ba tướng (sanh, trụ, diệt)



tải về 1.14 Mb.
trang13/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22

Trung Luận - Quyển thứ hai

Phẩm thứ bảy : Quán sát ba tướng (sanh, trụ, diệt)

Nếu sanh là có thật; tức hợp với 3 tướng

Nếu sanh là không có; lấy gì mà có tướng

Ba tướng nếu hợp ly; không thể có tướng thật

Tại sao gọi một chỗ; một lúc có ba tướng

Nếu chưa sanh còn mất; đổi có có làm tướng

Điều ấy là vô cùng; vô tức không có vậy

Sanh sanh là được sanh; sanh vì bị sanh bởi

Sanh bởi là nơi sanh; hết sanh lại sanh ra

Nếu mà điều sanh ra; hay sanh việc sanh bởi

Sanh ra từ chỗ sanh; sao lại sanh chỗ sanh

Nếu chưa là sanh bởi; hay sanh ra chỗ sanh

Sanh bởi từ bị sanh; sao lại sanh ra sanh

Nếu lúc sanh ra sanh; hay sanh ra bởi sanh

Sự sanh thường chưa có; làm sao sanh bởi sanh

Như đèn tự nó sáng; lại làm cho người sáng

Pháp sanh cũng như vậy; tự sanh và bị sanh

Trong đèn tự không tối; chỗ ở cũng không tối

Phá tối lại chiếu sáng; không tối tức không sáng

Vì sao lúc sanh sáng; mà hay phá bóng đêm

Lúc đèn nầy mới sanh; không thể cùng bóng tối

Đèn nếu chưa đốt sáng; mà hay trừ bóng tối

Đèn ở tại phòng nầy; tức bị tất cả tối

Nếu đèn tự nó sáng; lại cũng giúp sáng kia

Tối cũng hay tự tối; lại hay tối kẻ khác

Sanh nầy nếu chưa sanh; vì sao hay tự sanh

Nếu sanh đã tự sanh; sanh rồi sanh chi nữa

Sanh không sanh đã sanh; cũng không chưa sanh ra

Lúc sanh hoặc chẳng sanh; đến đi trong đối đáp

Nếu chưa sanh thì sanh; việc nầy không thể được

Vì do duyên hợp lại; lúc ấy được sanh ra

Nếu pháp do duyên sanh; tức là tánh tịch diệt

Do vậy lúc sanh ra; cả hai đều vắng lặng

Nếu có pháp chưa sanh; nói rằng có kẻ sanh

Pháp nầy trước có rồi; vì sao lại sanh nữa

Nếu nói sanh lúc sanh; vậy là có thể sanh

Sao được gọi có sanh; vì sanh nghĩa là sanh

Nếu không phải có sanh; sanh sanh tức vô cùng

Lìa sanh sanh lại có; pháp đều do tự sanh

Có pháp không được sanh; không cũng chẳng được sanh

Có không lại chẳng sanh; nghĩa nầy trước đã nói

Lúc các pháp diệt đi; lúc ấy lại chẳng sanh

Nếu pháp cũng chẳng diệt; cuối rồi cũng thành không.

Không trụ pháp bất trụ; trụ pháp chẳng không trụ

Lúc ở lại chẳng ở; không sanh sao gọi ở

Nếu các pháp lúc diệt; có nghĩa không ở lại

Nếu pháp không diệt đi; cuối rồi cũng không có

Do vậy tất cả pháp; đều bị tướng già chết

Cuối không thấy có pháp; lìa già chết có ở

Ở chẳng phải tự ở; lại chẳng khác tướng ở

Như sanh không tự sanh; lại cũng chẳng khác sanh

Pháp đã diệt không diệt; chưa diệt lại cũng không

Lúc diệt lại chẳng diệt; không sanh làm sao diệt

Nếu pháp có tướng trụ; tức là không có diệt

Nếu pháp không tướng trụ; lại cũng không có diệt

Pháp tức là như vậy; không phải nên lúc diệt

Pháp nghĩa là khác lúc; không phải khác lúc diệt

Như tất cả các pháp; tướng sanh không có được

Vì tướng không sanh vậy; tức cũng không tướng diệt

Nếu pháp là có người; tức là không có diệt

Không hợp với một pháp; đó có tướng không tướng

Nếu pháp là không người; tức là không có diệt

Ví như có hai đầu; không thể đoạn đi được

Pháp không tự nó diệt; tướng khác cũng như vậy

Nếu tự tướng không sanh; tướng khác cũng chẳng sanh

Sanh, ở, mất chẳng thành; nên không có có vậy

Pháp hữu vi không có; làm sao có vô vi

Như huyễn lại như mộng; như thành Càn Thát Bà

Nên nói sanh, ở, mất; các tướng đều như vậy.

Phẩm thứ bảy nầy nói rõ về ba tướng của sự sanh ra, tồn tại ở đời và mất đi. Như chúng ta đều biết các pháp hữu vi đều không thật, cho nên pháp vô vi cũng không có. Các pháp nếu nói có sanh, có trụ lại ở đời, có mất đi, chẳng qua chỉ là tướng giả mà thôi. Thật tướng của nó là không thật. Do vì con người không có trí tuệ nên mãi bị ba tướng nầy chi phối. Nếu ta luôn quán sát ba tướng nầy theo thuyết Trung Luận của Ngài Long Thọ thì ba tướng nầy không có nơi nương tựa ở tâm thức của mọi người.


---o0o---

Phẩm thứ tám : Quán tác và tác giả

(Tác có nghĩa là nghiệp được tạo và tác giả là kẻ tạo ra nghiệp)

Chắc chắn có người tạo; không tạo quyết định nghiệp

Quyết định không người làm; không làm không định nghiệp

Quyết định nghiệp không làm; là nghiệp không kẻ tạo

Kẻ tạo nghiệp không tạo; kẻ tạo cũng không nghiệp

Nếu chắc có kẻ làm; lại cũng có nghiệp tạo

Người tạo và nghiệp tạo; tức theo đó không nhơn

Nếu theo đó không nhơn; tức không nhơn không quả

Không tạo không người tạo; nên không có pháp làm

Nếu không tạo ra pháp; tức không có tội phước

Tội phước lại không có; quả báo tội phước không

Nếu không tội phước báo; lại cũng không Niết Bàn

Tất cả có thể làm; đều không không có quả

Kẻ tạo định hoặc không; không thể làm hai nghiệp

Có không tướng khác nhau; một chỗ không có hai

Có không thể tạo không; không không thể tạo có

Nếu có tạo người tạo; cũng giống như trước nói

Kẻ tạo không làm nghiệp; lại không làm định nghiệp

Và định không định nghiệp; cũng giống như đã nói

Nghiệp nhơn có kẻ làm; kẻ làm nguyên có tội

Thành nghiệp nghĩa là vậy; ngoài ra không có gì

Như phá nghiệp người tạo; người thọ cũng như vậy

Và tất cả các pháp; cũng nên phá như vậy.

Nghiệp tiếng Sanscrit gọi là Karma, Trung Hoa dịch là nghiệp; tiếng Việt dịch thành những hành vi đã làm. Nghiệp có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến quá khứ, hiện tại và vị lai. Từ tư tưởng đến hành động; nếu có móng tâm tạo nên tội lỗi, tức hành nghiệp nầy sẽ dẫn dắt chúng ta vào sanh tử luân hồi. Nếu từ tư tưởng cũng như hành động, chúng ta không khởi lên một niệm tạo tác, thì chắc chắn rằng không có những nghiệp được tạo ra. Vì vậy trong đoạn trên có hai câu đáng lưu tâm là "Có không thể tạo không, không không thể tạo có" là vậy. Tất cả đều có nguyên nhân và tất cả đều có kết quả. Nếu nhân không gây thì quả sẽ không có. Cũng như thế ấy, ái dục không tạo, thì nghiệp ái không sanh; nghiệp ái không sanh thì không còn tiếp theo những vòng luân hồi liên tục nữa. Còn lại chỉ mình ta và chính cái ta nầy đi vào sự tu học, giải thoát thì cái tạo nên nghiệp cũng không còn nữa. Từ đó kẻ tạo ra nghiệp và nghiệp dĩ của mỗi cá nhân sẽ không còn tồn tại nữa. Đây là một phẩm quan trọng trong các phẩm khác của tác phẩm Trung Luận nầy.
---o0o---



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương