Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Phẩm thứ ba : Quán lục tình



tải về 1.14 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

Phẩm thứ ba : Quán lục tình

Mắt tai và mũi lưỡi; thân ý là sáu tình

Mắt nầy cùng sáu tình; hành sắc cùng sáu trần

Riêng mắt tức không thể; tự thấy thân hình nầy

Nếu không thể tự thấy; vì sao thấy có vật

Như lửa tức không thể; thành ra phép mắt thấy

Chưa đến chưa phải lúc; bỏ hết cả việc nầy

Thấy nếu chưa phải thấy; tức không phải là thấy

Mà gọi thấy hay thấy; là việc tức không thể

Thấy không thể có thấy; không thấy cũng chẳng thấy

Nếu bỏ lối thấy nầy; tức người phá thấy vậy

Lìa thấy chẳng lìa thấy; người thấy cũng chẳng có

Nên không có kẻ thấy; sao sự thấy có thể

Thấy và thấy không thể; biết đây cả bốn không

Do bốn thủ làm duyên; nên gọi là thấy vậy

Tai mũi lưỡi thân ý; nghe và kẻ lắng nghe

Phải hiểu biết nghĩa nầy; cũng giống như thuyết trên.

Lục tình cũng còn gọi là lục căn; tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đây là chỗ nương tựa của sáu trần để biết đối tượng của mắt, tai, v.v... là gì; nhưng tự con mắt không thể thấy được, mà mắt phải cần nhiều nhân duyên hòa hợp lại; nếu không có thể là kẻ mù, kẻ loạn sắc v.v... cũng có mắt nhưng không thể thấy được. Sở dĩ có sự thấy, vì những căn nầy nương tựa vào nhau, chứ chúng không thành tựu một cách độc lập được. Do vậy lục tình cũng là điều không thật. Tất cả nên quán sát như vậy.


---o0o---

Phẩm thứ tư : Quán Ngũ Ấm

Nếu lìa nhơn có sắc; sắc cũng chẳng có được

Nếu đang xa rời sắc; nhân sắc cũng không được

Xa sắc chính có sắc; sắc nầy không có nhơn

Không nhơn mà có pháp; là việc không thể được

Nếu lìa sắc có nhơn; tức là không nhơn quả

Nếu nói không quả nhơn; tức không có nơi chốn

Nếu mà có hình tướng; tức chẳng dùng sắc nhơn

Nếu không có tướng người; chẳng nên dùng sắc nhơn

Không nhơn mà có sắc; việc ấy rốt không vậy

Cho nên có người trí; không nên phân biệt sắc

Nếu quả mà giống nhơn; việc nầy cũng chẳng phải

Nếu quả chẳng giống nhơn; việc nầy cũng không phải

Thọ ấm và tưởng ấm; hành ấm và tưởng ấm

Ngoài ra tất cả pháp; đều cũng giống sắc ấm

Nếu người có bị hỏi; lìa không mà muốn đáp

Đáp nầy không đúng vậy; tất cả đều bị nghi

Nếu có người hỏi khó; lìa không nói việc qua

Đều không thành hỏi khó; tất cả đều bị nghi.

Phẩm thứ tư nầy nói về Ngũ Ấm cũng còn gọi là Ngũ Uẩn, tức gồm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nghĩa là hình tướng, sự cảm nhận, tư tưởng, hành động và ý thức. Năm điều nầy cũng không thật có. Vì tất cả đều bị sự chấp trước của tâm thức mà chúng hiện hữu; nếu không có sự chấp trước, tức nhiên chúng sẽ xa lìa và tất cả những sự có bên trên của năm ấm nầy cũng chỉ là một sự giả danh mà thôi. Người học Trung Quán luận phải nên quán sát như thế.


---o0o---

Phẩm thứ năm : Lục Chủng (Sáu loại)

Lúc tướng không chưa có; tức không pháp hư không

Nếu hư không có trước; tức tướng có tướng không

Pháp của tướng không là; tất cả nơi không có

Nơi vô tướng pháp ấy; tướng mà thật không tướng

Có tướng trong không tướng; tướng nầy không chỗ trụ

Lìa tướng có tướng không; ngoài nơi cũng chẳng trụ

Tướng pháp không có vậy; cả tướng pháp cũng không

Do tướng pháp không có; nên tướng pháp lại không

Cho nên nay không tướng; lại không có cả tướng

Lìa tướng có tướng lìa; lại cũng chẳng có vật

Nếu nói không sự có; vì sao lại có không

Có không cũng là không; biết có không ta người

Vì vậy biết hư không; không có cũng chẳng không

Không tướng không cả tướng; ngoài năm giống hư không

Trí cạn thấy các pháp; nếu có không không tướng

Tức là không thấy được; mắt thấy pháp an ổn.

Đây gọi là Lục Chủng, tức sáu loại, mà ta đang đối diện hằng ngày. Đó là: thủy, địa, hỏa, phong, không và thức. Ở đây chỉ nói về hư không để đại biểu cho 5 loại khác. Theo nội dung bản văn trên cho ta thấy rằng hư không cũng chẳng có mà cũng chẳng không. Nếu nói có thì vô lý. Vì hư không luôn luôn biến đổi, không thường còn. Nếu nói không cũng không đúng. Vì lẽ hư không vẫn hiện hữu. Nếu nhìn từ thuyết Trung Luận của Ngài Long Thọ thì phải quan sát rằng: hư không chẳng thật, chẳng phải hư, chẳng phải có, chẳng phải không; chẳng phải còn và chẳng phải mất vậy. Có, không, còn, mất, đến, đi v.v... chỉ do tâm niệm của con người phân biệt mà thành thôi.


---o0o---

Phẩm thứ sáu : Quán về kẻ nhiễm ô

Nếu lìa được pháp nhiễm; trước từ chính kẻ nhìn

Nguyên nhơn là nhiễm dục; nên sanh ra pháp nhiễm

Nếu không có người nhiễm; làm sao có thể nhiễm

Nếu có hoặc không nhiễm; kẻ nhiễm cũng như vậy

Kẻ nhiễm và pháp nhiễm; đều là không phải vậy

Cả kẻ nhiễm pháp nhiễm; tức không có tướng chờ

Kẻ nhiễm pháp nhiễm một; hợp lại thành một pháp

Kẻ nhiễm khác pháp nhiễm; pháp khác làm sao hợp

Nếu có kẻ hợp một; lìa xa rồi có hợp

Nếu khác có hợp lại; xa rời cũng hợp lại

Nếu khác mà có hợp; kẻ nhiễm ô làm việc

Là hai tướng khác nhau; sau nầy nói tướng chung

Nếu nhiễm và kẻ nhiễm; đều trở thành tướng khác

Tất bị thành tướng khác; sao gọi là hợp được

Tướng khác không thể thành; cho nên gọi muốn hợp

Tướng hợp cũng chẳng thành; nên lại nói tướng khác

Khi tướng khác không có; tướng hợp cũng không có

Nơi ở trong tướng khác; mà muốn nói tướng hợp

Như thế kẻ nhiễm nhiễm; không hợp chẳng hợp thành

Các pháp đều như thế; không hợp cũng chẳng thành.
Phẩm thứ sáu nầy nói về sự nhiễm ô. Nghĩa là tâm và pháp là những nguyên nhân và đối tượng để bị nhiễm ô. Vì lẽ nếu tâm không nhiễm thì pháp sẽ không có lý do để tồn tại. Rốt cuộc rồi người bị nhiễm và pháp bị nhiễm cũng đều không thật. Vì chúng không có đối tượng; chẳng qua là sự chấp trước vào hình tướng mà thôi.

Như tiếng vỗ của một bàn tay thì không thể tạo nên âm thanh được. Cũng như thế đó, kẻ nhiễm ô và việc nhiễm ô cũng vậy. Nếu tâm bất động trước các pháp, thì các pháp không có lý do để tồn tại. Sở dĩ có hợp lại và có tan đi, vì do tâm phân biệt chấp trước mà thành. Trên thực tế thì sự phân biệt chấp trước nầy không thật.

Tất cả các pháp đều như vậy. Không tập hợp lại, cũng chẳng thành tựu. Sở dĩ có việc nầy vì do tâm nhiễm ô chấp trước của chúng ta mà có vậy.
---o0o---



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương