Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Trung Luận - Quyển thứ chín Phẩm thứ 9 : Quán về Bổn Trụ



tải về 1.14 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

Trung Luận - Quyển thứ chín

Phẩm thứ 9 : Quán về Bổn Trụ

(Bản Trụ hay Bổn Trụ có nghĩa là cái Ngã)

Nhãn nhĩ và các căn; khổ vui và các pháp

Ai có việc như vậy; đó gọi tên bổn trụ

Nếu không có bản ngã; ai có mắt và pháp

Vì vậy nên phải biết; trước bỏ cái bản ngã

Nếu lìa mắt các căn; và khổ vui các pháp

Trước kẻ có bản ngã; vì thế nên phải biết

Nếu lìa mắt tai thảy; mà kẻ có bản ngã

Lại muốn lìa bản ngã; mà có mắt tai vậy

Pháp nầy biết có người; vì người biết có pháp

Lìa pháp mà có người; lìa người mà có pháp

Tất cả mắt và căn; thật không có bản ngã

Nhãn nhĩ và các căn; tướng khác nên phân biệt

Nếu nhãn và các căn; kẻ không có bản ngã

Nhãn và tất cả căn; sao có thể biết trần

Kẻ thấy tức kẻ nghe; kẻ nghe tức kẻ thọ

Như vậy cùng các căn; nên chi có bản ngã

Nếu thấy nghe đều khác; kẻ thọ lại khác tên

Lúc thấy lại nên nghe; như vậy tức nhiều thần

Mắt tai và các căn; khổ vui và các pháp

Nên đây sanh các đại, bị đại cũng không thần

Nếu mắt tai và căn, khổ vui cùng các pháp

Không có một bản ngã; mắt cũng không có vậy

Mắt không có bản ngã; sau nầy cũng lại không

Vì ba đời không vậy; không có không phân biệt.

Đại ý phẩm thứ chín nầy nói về Thần Ngã hay Bản Ngã. Khi con người chấp vào mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Mắt có cái thấy, tai có cái nghe, mũi có cái ngửi v.v... tất cả đều lấy chủ tể là cái ta để xem những đối tượng ấy; nhưng trên thực tế thì những cái nầy không có cái nào là chủ cả. Vì mắt không phải là mắt; mũi không phải là mũi; nghe không phải là nghe v.v... như vậy cứ mỗi một căn của con người như thế sinh ra một đối tượng, mà đối tượng đó thật ra chỉ là giả danh thôi chứ không phải thực tướng. Vì giả danh nên chúng không có thật. Không có thật cho nên tất cả những mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý v.v... đều không có gì cả; không những không có trong đời nầy mà tất cả chư Phật ba đời trong quá khứ, hiện tại cũng như vị lai cũng không có chấp vào thần ngã ấy.

Vì người mù thấy khác, người loạn sắc thấy khác, người có mắt bình thường thấy khác v.v... tất cả cái thấy không khác; nhưng vì con người chấp chặt vào sự thấy của mỗi người cho nên mới sinh ra cái thấy nầy hay cái thấy kia; nhưng trên thực tế thì không có mắt để thấy và không có cái thấy nào cả. Vì cái thấy tự nó không có chủ thể của nó. Chỉ vì chấp có thần ngã nên mới như vậy


---o0o---

Phẩm thứ mười : Quán về lửa và nhiên liệu

Nếu lửa thật là lửa; nghiệp, tạo nghiệp là một

Nếu lửa khác chất lửa; lìa chất lửa có lửa

Như vậy thường có lửa; không nhơn lửa chẳng sanh

Tức không có lửa cháy; lại không tên tạo lửa

Lửa không đợi mới cháy; tức không do duyên sanh

Lửa nếu hay tự cháy; công người cũng thành không

Nếu lửa lúc cháy đi; có tên là lửa cháy

Lúc bấy giờ có củi; vật nào cháy lại cháy

Nếu khác tức không đến; không đến tức không cháy

Không cháy tức không tiêu; không mất tức thường trụ

Cháy và có khác nhau; có thể đến chỗ cháy

Như vầy đến người khác; người khác đến người nầy

Nếu cháy nghĩa có thể; cả hai đều khác nhau

Như vậy cháy nghĩa là; cuối cùng cũng bị cháy

Nếu nhơn có thể cháy; nhơn cháy có thể cháy

Có định trước pháp nầy; nên sự cháy có thể

Nếu nhơn có thể cháy; nên cháy trở thành cháy

Nên trong khi cháy ấy; tức là không có cháy

Nếu nhơn pháp chờ thành; tức pháp mất chờ thành

Ngay đây không chờ nhơn; cho nên không pháp thành

Nếu pháp có chờ thành; chưa thành làm sao chờ

Nếu thành đã có chờ; sự thành chờ làm gì

Nhơn có lửa không lửa; không nhơn lại không lửa

Nhơn lửa lại không lửa; không nhơn không có lửa

Lửa không từ đâu đến; lửa không chỗ không lửa

Cháy được là như vậy; như trên đã nói vậy

Có lửa tức không lửa; lìa lửa chẳng có lửa

Lửa không có tự tánh; trong lửa không có lửa

Cả lửa cũng không lửa; (bản Hán văn thiếu 5 chữ)

Cả lửa pháp có lửa; nói thọ kẻ thọ pháp

Và nói pháp y chú; tất cả các pháp ấy

Nếu người nói có ta; các pháp đều tướng pháp

Hãy biết người như thế; không được vị Phật Pháp.

Người mà không hiểu như trên, quả thật không hưởng được hương vị của Phật Pháp vậy. Có nghĩa là có lửa cũng như không lửa và lìa lửa chẳng có lửa là vậy. Lửa do nhân duyên phát sanh, rồi lửa do nhân duyên tự diệt. Không phải vì có củi mà có lửa, cũng chẳng phải vì có lửa nên mới có củi. Lửa và củi tuy có đó; nhưng trên thật tướng là không. Vì lẽ tất cả đều là giả danh và tất cả chỉ là do sự biến hiện của tâm thức mà thành vậy.
---o0o---

Phẩm thứ mười một : Quán sát về bổn tế

(Bổn tế hay bản tế có nghĩa là biên tế)

Đức Phật đã nói rằng; bản tế không thể được

Sanh tử không có đầu; lại cũng không có cuối

Nếu không có đầu cuối; ở giữa làm sao có

Nếu giữa là như vậy; trước sau cũng hoàn không

Nếu mà trước có sanh; sau có già và chết

Không già chết có sanh; không sanh có già chết

Nếu trước có già chết; thì sau phải có sanh

Đều là không có nhơn; không sanh có già chết

Sanh ra và già chết; không phải cùng một lúc

Có sanh tức có chết; cả hai không có nhơn

Nếu mà đầu và sau; cũng đều không như vậy

Vì sao lại không thật; vì chưa sanh già chết

Các việc có nhân quả; có tướng tức có pháp

Nhận và kẻ thọ nhận; do có tất cả pháp

Không có cả sanh tử; bổn tế không thể được

Tất cả pháp như vậy; bổn tế cũng đều không.

Sanh không từ đâu đến, chết không từ đâu đi. Đó là bản tế. Phải quán sát như vậy. Cho nên ở khoảng giữa không có gì để nói. Nếu sanh không có thì già cũng không có mà chết cũng lại không. Tất cả các pháp đều như vậy cả. Hành giả thực hành Trung Luận, nên luôn luôn phải suy nghĩ và thực hành về điều nầy. Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh và các pháp đều do nhân duyên diệt. Có thì có vậy; nhưng không vẫn hoàn không. Không vẫn là không vậy; nhưng sẽ biến thành có. Do vậy nên gọi là biên tế. Vì đây là những nhận biết có tính cách tạm thời, chứ không phải là chơn lý chơn thật của Phật Giáo. Vì Đức Phật vẫn thường hay nói: Các hành nghiệp đều bị vô thường chi phối và các pháp đều không có cái ta. Dầu cho pháp đó là của thế gian hay xuất thế gian đi nữa. Tất cả đều là như vậy. Ngay cả việc sanh và việc tử là những việc trọng đại của con người; nhưng trên thực tế, dưới cái nhìn của Trung Quán, nó chỉ là những cái gì tương đối có tính cách đối đãi của thế gian mà thôi. Trước và sau đều không có. Vì tâm chúng ta không khởi lên niệm chấp có ban đầu hay chấp có sau cùng hay ngay cả khoảng giữa cũng vậy. Không có cái gì gọi là bắt đầu cả, nên cũng không có cái gì gọi là chấm dứt. Sở dĩ có bắt đầu có chấm dứt là do tâm niệm của con người chấp chặt vào đối tượng mà thôi. Đã là người hiểu biết giáo lý nhà Phật, chúng ta không khó khăn mấy, khi học cũng như thực tập về biên tế nầy.
---o0o---



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương