Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Nhất Thiết Kinh hay Đại Tạng Kinh



tải về 1.14 Mb.
trang10/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   22

Nhất Thiết Kinh hay Đại Tạng Kinh



Tên chung của các kinh điển Phật giáo. Hoặc gọi là Kinh Đại Tạng. Gọi tắt là Tạng Kinh. Tùy thư: "Năm đầu niên hiệu Khai Hoàng, ở Kinh sư và các chốn đô ấp lớn đều có quan nha đứng ra tổ chức việc viết Nhất Thiết Kinh đặt ở trong chùa. Lại viết riêng Tạng để ở Bí các". Tên Nhất Thiết Kinh có gộc từ đó. Tên này vốn để gọi kinh, luật v.v... mà đức Phật đã thuyết giảng. Nhưng nay thì gộp cả các trước tác của các vị cao tăng ở Trung Quốc, ở Ấn Độ, ở Nhật Bản lại mà gọi chung. Phật giáo truyền bá ra các nước trên thế giới, kinh điển Phật giáo đã được dịch ra nhiều thứ tiếng của các nước. Các tạng kinh dịch từ nguyên bản bằng tiếng Sanskrit và tiếng Pali mà được lưu truyền chủ yếu gồm có Tạng Hán, Tạng Tây Tạng, Tạng Mông Cổ, Tạng Mãn Châu (x. Thanh tự kinh quán), và các kinh điển dịch ra các thứ tiếng châu Âu. Tạng Tây Tạng là Tạng được tìn đồ Lạt-ma giáo hộ trì, thuộc kinh bộ, gồm tám loại, tổng cộng có 151 bộ, 350 sách. Kinh bộ được khắc in vào năm Khang Hi 23 triều Thanh, còn Tục Tạng thì được khắc vào năm Ung Chính 6. Tạng Mông Cổ và Tạng Mãn Châu được bảo tồn ở Phụng Thiên, trong đó Tạng Mãn Châu cả thế giới chỉ có một bộ, đã bị Nhật Bản chiếm được trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Ngoài ra Tạng kinh bằng tiếng các nước tuy vẫn còn mấy loại nữa, nhưng trong các Tạng, Tạng có số quyển nhiều nhất và bộ nghĩa hoàn bị nhất thực ra chỉ là Tạng Hán dịch. Kinh Tạng Hán dịch được ấn hành sớm nhất là Kim ngân tự Phật kinh trước sau gồm mấy Tạng được làm ra năm Khai Bảo 5, triều Tống Thái Tổ. Cùng năm đó còn ra sắc lệnh cho khắc in một tạng kinh Phật, tổng cộng là mười ba vạn ván in. Tới năm Chí Đạo 1, vua Cao Ly là Trị sai sứ sang nhà Tống xin quan bản để đem về so sánh đối chiếu với hai Tạng trước sau hiện vẫn tàng trữ ở bản quốc và Tạng Khiết-Đan. Sau 14 năm, việc đối chiếu, hiệu đính và khắc in đã xong toàn bộ. Đó là Tạng kinh được thế giới gọi là Tạng Cao Ly. Tạng này tổng cộng gồm 1521 bộ, 6589 quyển. Năm Gia Hi 3, đời vua Lý Tông nhà Nam Tống lại khắc ván lại Tạng kinh, gồm 1421 bộ, 5916 quyển, đó gọi là Tống Tạng (x. Tạng Kinh) Năm Chí Nguyên 14 triều Nguyên Thế Tổ lại phiên khắc xong, gồm 1422 bộ, 6017 quyển - gọi là Nguyên Tạng (x. Nguyên Tạng). Tạng này cùng với Tống Tạng đều bị thiêu hủy trong cơn binh hỏa cuối đời Nguyên, chỉ có bản lưu truyền sang Nhật Bản là vẫn còn. Có vị ni là Pháp Trân (x. Pháp Trân) hăng hái quyết chí hưng công khắc lại Tạng kinh, trải qua ba mươi năm mới dần dần làm xong. Đó là duyên khởi (nguyên ủy) của Phương sách Tạng kinh vÆy. Næm Vïnh Låc 18, Minh Thành T° ra lŒnh kh¡c ván in Đại Tạng Kinh. Tới năm Chính Thống 5 thì xong. Đó gọi là Bắc Tạng, được tàn trữ ở Bắc Kinh. Còn Nam Tạng thì được khắc vào thời Hồng Vi triều Minh Thái Tổ. Vua Thành Tổ còn ra lệnh để một tạng khắc trên đá ở động Đại Thạch, nhưng lưu hành chưa được rộng khắp, vì các học giả phần nhiều cho là bất tiện. Sau này, thời vua Thần Tông, Thiền sư Mật Tạng cũng phát nguyện khắc Phương sách Tạng bản, khởi công vào năm Vạn Lịch 17 ở núi Ngũ Đài Sơn. Công việc chưa xong thì Thiền sư Mật Tạng nhập tịch. Người sau lại tiếp tục sự nghiệp và cuối cùng đã hoàn thành được. Đó gọi là Minh Tạng gồm 6771 quyển. Còn Thanh Tạng thì khởi công khắc vào năm Ung Chính 13 và hoàn thành năm Càn Long 3. Lại còn có Tạng Kinh khắc đá núi Thạch Kinh Kinh Tây. Đó là Tạng Kinh do pháp sư Uyển Công đà Tấn khắc vào đá, tàng trữ ở trong động Phong Thạch. Ở Nhật Bản, còn bảo tồn được nhiều bản chép tay thời cổ, nổi tiếng nhất là bộ Nhất thiết kinh do Quật Xuyên Thiên Hoàng ra lệnh cho một vạn vị tăng chép xong trong một ngày và bộ Nhất thiết kinh do Thuận Đức Thiên Hoàng ra lệnh cho một vạn năm ngàn vị tăng chép xong trong một ngày. Đức Xuyên Thị sai Thiên Hải Tăng Chính khắc chữ rời để sắp chữ mà in Đại Tạng. Chữ rời và Tạng kinh đó đến nay vẫn còn, gồm có 6323 quyển. Ít lâu sau, Hòa Thượng Thiết Nhãn ở Hoàng Bá lại đem Minh Tạng khắc in năm Minh Trị 13, Hoàng Giáo thư viện lấy tạng Cao Ly làm nền, rồi đem đối chiếu với ba bản Tống, Nguyên, Minh mà hiệu đính lại và ấn hành Đại Tạng Kinh bản chữ rời, tổng cộng là 1916 bộ, gồm 8534 quyển, đóng gọn lại thành 40 tập, gồm 418 sách. Năm Minh Trị 33, Tàng Kinh Thư Viện lại dùng chữ rời ấn hành Nhật Bản Đại Tạng Kinh; Tạng Giáo Thư viện lại biên tập những phần mà Tạng Kinh còn bị sót, đề là Nhật Bản Tục Tạng Kinh, tổng cộng là 7873 quyển. Cuối đời Thanh, Tần Già Tịnh-xá ở Thượng Hải căn cứ vào bản Hoằng Giáo, có thêm bớt chút ít, dùng chữ rời ấn hành Đại Tạng Kinh, 40 tập, 414 sách, gồm 1916 bộ, 8416 quyển. Gần đây, các bản dịch bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga dần dần ra đời. Trong tương lai, sẽ còn có bản dịch Nhất Thiết Kinh bằng các thứ tiếng phương Tây khác nữa. (TĐPH Hán-Việt, trang 870-871)

Như thế ngày nay khắp năm châu bốn biển đâu đâu cũng học Phật và hành hạnh Phật. Trong khi học Phật dĩ nhiên là phải tìm tòi tra cứu. Do vậy mà các phân khoa Phật học lại được thành lập hầu hết tại các Đại Học lớn ở Âu Mỹ ngày nay.

Phật Giáo qua 2.500 năm lịch sử truyền thừa, dĩ nhiên Phật Giáo phải biến đổi và vì lẽ đó cho nên Phật Giáo sẽ hội nhập vào các nước phương Tây khác hơn là Phật Giáo hội nhập vào các nước phương Đông. Ngày xưa Phật Giáo đến Á Châu phải cần ít nhất là 500 đến 1.000 năm sau, Phật Giáo mới đâm chồi nảy lộc. Ngày nay Phật Giáo đến Âu Mỹ là thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do vậy mà chỉ cần 100 năm thôi, Phật Giáo đã đi sâu vào các tầng lớp dân chúng tại đây. Đặc biệt về tính khoa học của Phật Giáo, tính bao dung, vị tha của Đạo Phật và lòng từ bi bao la vô lượng của các vị Bồ Tát trong quá khứ cùng với trí tuệ siêu việt của một số quý vị Đại Sư đã giúp cho Phật Giáo có một chỗ đứng thật vững vàng ngày nay trên các xứ tân tiến nầy.
---o0o---

Chương V - Có và Không theo tinh thần của Trung Quán Luận

Hôm nay quý độc giả cùng tôi đi vào một chương rất là khó. Có thể nói rằng khó nhất trong cuộc đời; khó nhất trong triết lý và cũng khó nhất trong Phật Giáo nữa. Tôi sẽ cố gắng dịch lại một cách nghiêm mật 446 câu kệ về Trung Luận của Ngài Long Thọ và có thể cuối mỗi quyển sẽ giải thích một số ý niệm căn bản để người đọc hiểu thêm được một chút về triết lý nầy.

Kính nguyện các bậc Tổ Sư từ bi gia hộ và chứng minh cho con để con có đủ sáng suốt làm công việc khó làm nầy. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều chỗ sai ý của chư vị Tổ Sư, vì trí óc nông cạn của con.

446 câu kệ nầy chia ra làm 4 quyển và gồm có 27 phẩm. Quyển một có 6 phẩm. Quyển 2 có 8 phẩm. Quyển 3 có 7 phẩm và quyển 4 có 6 phẩm. Luận nầy do Ngài Long Thọ Bồ Tát viết thành; đến đời Diêu Tần bên Trung Quốc, Ngài Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập đã dịch từ Phạn văn ra Hán văn và từ đó đến nay hơn 1.500 năm ở Việt Nam đã có nhiều nhà dịch giải và bình chú sang Việt ngữ. Mới đây năm 1994 tại Hoa Kỳ, Thượng Tọa Thích Viên Lý cũng đã cho dịch bản nầy từ Hán văn sang Việt văn có bình chú. Ý nghĩa khá rõ ràng và có phụ bản Phạn văn gồm có phẩm Quán Nhân Duyên thứ nhất và phẩm Quán Niết Bàn thứ 25 với sự chú giải của pháp sư Nguyệt Xứng (Àcàrya Candrakìrti)


---o0o---


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương