Đặc San Chu Văn An



tải về 10.77 Mb.
trang4/29
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích10.77 Mb.
#38156
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

Ngoài ra còn hai vị Giám thị mà các học sinh trường Bưởi không bao giờ có thễ quên được, đó là Thầy Lung (học trò đã gán cho là “Lung Bạnh” vì trông thầy phục phịch lại mặc áo the và đội khăn trông quả có giống ông Bang Bạnh của báo Phong Hoá thời đó), thầy Bình (cũng được tặng cho danh hiệu là Bình Phè), hai ông này có tiếng là dữ đối với các “nhất qủy nhì ma thứ ba học trò” và cũng là nạn nhân của những sự tinh nghịch và nhạo báng của các tên này.

Tôi cũng còn nhớ được hình ảnh một số bạn cùng lớp và cùng trường nhưng tiếc thay các bạn này đã bị phân tán đi rất nhiều. Tôi chỉ mới gặp lại anh Phạm hữu Nguyên (tục gọi Nguyên Đen (học trên tôi vài lớp) và đã nỗi tiếng vì giọng hát trầm và buồn của anh trong vở Huyền Trân Công Chúa được trình diễn trong ngày Hội thường niên của Trường. Tiếc thay, những ngày tươi đẹp tại trường Bưởi chẳng kéo dài được bao lâu vì vào đầu năm 1944 trường Bưởi cũng như tất cả các trường Trung học công lập khác đã phải di tản khỏi Hà nội đễ tránh các vụ oanh tạc của Không lực Mỹ hồi đó. Đến đây tôi xin viết thêm một chi tiết mà trong một số bài của vài tờ báo đã không nói đến liên quan đến lịch sử trường Bưởi-Chu văn An: khi trường Bưởi di tản khỏi Hà nội đễ tránh bom Mỹ, thực sự Trường đã được chia làm 3 nhóm (thay vì 2 nhóm như các bài trên đã viết):

-Nhóm Cao Đẵng Tiễu học (E.P.S.=Enseignement

Primaire Supérieur) được chuyễn đi Phúc Nhạc (Ninh Bình).

-Nhóm Trung Học đi Thanh Hoá.Trong nhóm này có một Ban mới mở được hai năm là Ban Hán học(được gọi là Ban E.O.=Extrême Oriental), trong số các học sinh có anh tôi Trương hữu Văn học lớp 5è, Dương Thiệu Vỹ, Đặng trần Lợi, Đỗ khắc Thành, Nguyễn trọng Tuân, năm 6è và qua khoá sau tại Thanh Hoá có thêm các bạn Nguyễn cao Quyền (Quyền Fernandel), Nguyễn cao Kỳ, Trần nhật Bằng (nhạc sĩ Nhật Bằng), Phạm đình Chương ( Nhạc sĩ Hoài Bắc)…

-Nhóm thứ ba là một Ban Trung học cũng mới mở và chỉ có hai lớp: đó là Ban Cỗ điễn Tây phương , học La-tinh và Hy-lạp. Vì số học sinh ít ỏi nên Ban này được sáp nhập với trường Albert Sarraut và Nữ Trung học Félix Faure tại Thị xã Hà Đông, cạnh ngôi chợ được gọi là “Chợ Trâu”. Tôi thuộc nhóm này và do vậy đã làm quen được với một số bạn mới của Albert Sarraut như hai anh em Hoàng thụy Ngô, Hoàng thụy Đồng (con của Đại tá Hoàng thụy Năm và cả hai anh em đều mất sớm, Đồng đã tử trận ngay sau khi tốt nghiệp trường Võ bị Đà lạt, hài cốt nay được Bộ Quốc phòng Pháp chuyển về Fréjus,miền Nam nước Pháp), Bùi xuân Toàn con ông chủ báo Loa và Ngọ báo và từ đó đã trở thành một trong những bạn thân nhất cho đến ngày nay, Nguyễn hữu Quỳnh, con ông Nguyễn hữu Trí, Thủ hiến Bắc Việt, Đinh xuân Thành sau là nhân viên của Esso Saigon , những người này đều sinh sống tại Pháp.

Sau ngày 9.3.1945, Nhật đảo chánh Pháp, trường Chu văn An ra đời với vị Hiệu trưởng đầu tiên là cụ Nguyễn gia Tường và Giám học là cụ Nguyễn văn Chính (như trên đã có nói đến) đều là các cựu Giáo sư trường Bưởi cũ. Trường được đặt tại trụ sở trường nữ Trung học Pháp cũ ở đường Félix Faure gần Vườn Hoa Canh nông. Khi Việt Minh nắm chính quyền Trường được dời về Việt Nam Học xá tại Bạch Mai cho đến ngày 19.12.1946 là ngày Hà nội phải di tản vì chiến cuộc.

Cuối năm 1947 hồi cư về Thủ đô, tôi đến xin ghi danh tại trường Chu văn An vừa được mở cửa lại và đặt tại trường Hàng Cót, trường nữ Tiễu học Brieux cũ. Hiệu trưởng nay là Thầy Mai Phương, trước là Giáo sư trường Trung Học Đỗ hữu Vị. Tôi được vào lớp Đệ Nhất Chuyên khoa (Seconde) và học liền ba năm đến kỳ thi Tú tài năm 1950.Có thễ nói là ba năm đó đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm êm đẹp về Trường. Tôi được gặp lại một số bạn của Trường Bưởi cũ cũng như của trường Albert Sarraut nay đều gia nhập Chu văn An. Ngoài ra còn một số bạn khác trước học ở Đỗ hữu Vị như Phó Quốc Huy, Lương tấn Ngọc, Trần tấn Thái, Phạm mạnh Khôi, ba người sau đã trở thành những Luật sư tên tuổi của miền Nam. Ngược lại cũng có những bạn khác vẫn tiếp tục học Albert Sarraut như Phan chí Thọ, Ngô thế Vỹ…

Tại Chu văn An hàng Cót, một số chúng tôi cùng một lứa tuổi hoặc Kỷ Tỵ, hoặc Canh Ngọ đã kết hợp thành một nhóm tương đối nỗi tiếng là nghịch ngợm nhất trong lớp.Nhóm này do anh bạn Nguyễn hữu Khang (tục gọi Khang Lồi) là đầu não và đến đây tôi không khỏi không bồi hồi xúc động khi nhắc đến bạn Khang nay đã không còn. Khang Lồi ăn nói rất có duyên và đã nỗi tiếng sau đó (khi đỗi sang học Albert Sarraut) từ vở kịch câm “Tuyễn Phu” được diễn tại Nhà Hát Lớn cùng với các bạn Nguyễn bảo Trị, Đỗ Việt, Đinh trịnh Hiển.

Một số bạn khác tôi cũng còn nhớ được trong thời gian ở trường Hàng Cót như các anh Nguyễn cao Kỳ nổi tiếng ngay từ hồi đó vì là danh thủ bóng tròn của Trường, Phan phụng Tiên được chú ý tới vì tuy ít tuỗi nhưng đầu đã bạc như cụ già, Phó quốc Trụ cũng như người anh là Phó quốc Huy và anh Nguyễn văn Bính đều là danh thủ bóng bàn không những của Trường mà còn của cả Hà thành. Cũng phải nói đến một vài bạn hay đi lượn phố trong đó có những anh Khúc Duy, Lê văn Đính, Phạm quốc Thuần, Vương văn Đông, Nguyễn triệu Hồng (Hồng là anh của Nguyễn triệu Đan, học Chu văn An năm 1946 cùng lớp với tôi, sau lại là bạn đồng sự trong Bộ Ngoại giao, Hông đã thiệt mạng ngay hôm đảo chánh Tỗng Thống Ngô đình Diệm ngày 11.11.1960.

Nói đến chuyện lượn phố, tôi còn nhớ các bạn của Chu văn An cũng như Albert Sarraut gần như là thỗ công của các đường phố Hà nội vì buỗi chiều sau giờ tan học thế nào cũng phải rủ nhau đi qua các cửa hàng có những người đẹp như Tuyết Trinh ở phố hàng Đồng, cô Thảo phố Chả Cá ngay cạnh nhà Nguyễn bảo Trị, cô Mi, cô Thuận ,phố hàng Bạc, cô Hiền Đức Quang phố hàng Gai, cô Trang phố hàng Đào…Nói về Trang hàng Đào, chắc các bạn cùng một thế hệ còn nhớ vụ bạn Đặng đình Thụy cùng lớp Đệ Nhất C.K. với tôi, vì quá “mết” Trang hàng Đào và không biết tỏ tình bằng cách nào chàng bèn ra ngay chợ Đồng Xuân mua một trái tim heo còn máu chảy ròng ròng bay qua cửa hàng Trang đang ngồi bán vải vứt vội trái tim vào rồi chạy biến mất làm “Người Đẹp” ngất xỉu và đến bây giờ, mặc dầu Trang đã là Bà Nội, Bà Ngoại rồi mà mỗi lần nhắc lại chuyện cũ nàng vẫn còn thấy ớn lạnh.( Tôi vừa được tin cách đây không lâu là Trang mới qua đời tại Saigon ).

Về các vị Giáo sư của Chu văn An tôi nhớ nhiều đến Giáo sư Phạm xuân Độ vì ông giảng hay lại vui tính, khi gọi tên học trò thường hay lái tên như Ngô tôn Đạt thường gọi là Ngô tôn Quyền, Dương thiệu Vỹ thầy gọi là Dương thiếu Vị… Tôi cũng không sao quên được Giáo sư Anh văn Phạm đình Ngọc với tính tình rât hiền lành và bản chất có thễ gọi là thơ ngây. Khi dạy bài thơ “the Daffodils” của William Wordsworth, ông phát âm thế nào đễ tên “Khang Lồi” chụp ngay cho thầy cái tên là “Đốc Phủ Định” và có một hôm, một anh bạn khác là Nguyễn hữu Thư đã tinh nghịch mang một máy ảnh không phim vào lớp xin được chụp hình cho thầy làm thầy rất cảm động và rút cây lược trong túi ra chải lại tóc cho thật mượt và nắn lại cà vạt thật ngay ngắn đễ rồi chẳng bao giờ được ngắm bức ảnh “không phim”.Thầy Ngọc sau làm việc tại Ngân hàng Quốc gia và nay còn đang sống rất chật vật tại Saigon.

Một vị Giáo sư khác cũng được chú ý đến nhiều là ông Nguyễn vũ Thiều. Thầy Thiều mới ở Pháp về và dạy cho cả Chu văn An lẫn Albert Sarraut. Ông là một trong những người Việt đoạt nhiều văn bằng nhất của Pháp, từ Kỹ sư Điện học, Cử nhân Khoa học đến Cao Đẵng Chính trị, Cử nhân Văn Chương. Ông dạy lớp tôi môn Triết học. Ông có cái đặc biệt là khi trời nóng đến chảy mỡ vẫn cứ cứng nhắc trong bộ com-lê, cà vạt. Tụi tôi cho Thầy là gàn dở nhưng sau này mới thấy không phải là Thầy không có lý. Một ông Giáo ăn mặc nghiêm trang chững chạc cũng có thễ là một yếu tố khiến học sinh phải kính nể, e dè. Tôi thấy điểm này càng thấm thía khi tôi gặp lại Thầy Nguyễn chung Tú (trước dạy môn Vật Lý) tại Saigon.

Năm 1981 khi gặp lại tôi sau khi tôi vừa ở trại “Cải tạo” ra, thầy Tú có nói: anh thử tưởng tượng xem một Giáo sư Đại học, đáng lý phải mặc áo choàng (toge) trên bục Giáo sư thì nay lại đến trường lóc cóc với chiếc xe đạp, mặc áo sơ-mi, chân đi dép cao-su thì thử hỏi sinh viên họ nhìn mình ra sao?

Trên đây là những mẫu chuyện còn ghi nhớ được của buỗi thiếu thời với những kỷ niệm về các thầy, bạn thân thương. Bao năm tháng đã trôi qua với bao biến cố, đổi thay, vui có, buồn có. Bao người thân đã vĩnh viễn ra đi, bao kẻ còn lại phân tán, chia ly.

Được đọc một vài số tập san Bưởi-Chu văn An thấy một số bạn gợi lại những kỷ niệm về trường cũ, tôi cũng không khỏi không rung động và cũng xin ghi lại đây một chút tâm tư đễ cùng với các bạn xa gần nhớ lại những ngày xa xưa và đễ cùng hứơng về nơi quê hương yêu dấu, nơi còn bao dấu vết của cuộc đời chúng ta, còn phần mộ tổ tiên ông cha ta, còn bao người thân đang chịu một số phận khắt khe, có thễ còn nhiều bạn đang còn trong cảnh ngục tù.

Hoài bão của chúng ta là một ngày không xa chúng ta lại được gặp nhau nơi quê hương xứ sở, nhìn lại những mái trường thân yêu cũ và nguyện vọng tha thiết nhất là mọi con dân Việt được sống trong một khung cảnh thanh bình,thật sự tự do, dân chủ đễ khỏi còn cảnh phải bỏ nước ra đi sống cảnh lưu vong nơi đất khách quê người.

Paris, Hạ 1990



Tưởng niệm cựu Thủ Tướng PHAN HUY QUÁT


Nguyễn Tú (1)

Lê Duy San sưu tầm





Каталог: groups -> 20618264 -> 1558597453 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> Đặc San Chu Văn An
20618264 -> Tiếng Nói Chánh Thức của Liên Minh Dân Chủ vn chủ Tịch lmdcvn & Chủ Nhiệm Danh Dự: Cố Gs Nguyễn Ngọc Huy
20618264 -> Chuyện tháng Tư Đen

tải về 10.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương