Đặc San Chu Văn An



tải về 10.77 Mb.
trang9/29
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích10.77 Mb.
#38156
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29

Chu Văn An cửa Bắc

Vũ Băng Đình, CVA 54


Sự nghiệp học hành của tôi khởi thủy ở trường sơ học tổng Tống Xuyên. Địa danh này bị xóa tên sau khi Cộng Sản, bấy giờ là Việt Minh, nổi lên, và xử bắn Chánh Tổng. Sau ba năm, phải thi bằng sơ học yếu lược. Rồi lại phải qua một kỳ " công cua " mới lên được trường kiêm bị, tức là bậc tiểu học của huyện Hưng Nhân. Địa danh này cũng chỉ còn một nửa. Ghép với Duyên Hà, bây giờ nó thành huyện Hưng Hà, Thái Bình. Hồi đó thầy Hiệu Trưởng là Cao văn Thái. Di cư vào Nam mở nhà xuất bản Thanh Đạm tại Sàigòn.

Ở lớp nhì năm thứ nhất, năm đầu tại trường huyện. Tôi học thầy Cử. Nghe nói thầy biết làm thơ, thi sĩ đồng quê Đoàn văn Cừ, sau vào bộ đội. Lên lớp nhì năm thứ hai, tôi được học thầy Đắc. Hơn nửa thế kỷ sau coi hình quảng cáo sách trên báo Làng Văn, năm 1994, mới biết thầy tôi là tác giả nhiều công trình biên khảo Phùng Tất Đắc. Vì tình hình chiến tranh các lớp phải rời khỏi ngôi trường khang trang tại huyện lỵ. Lớp tôi được tản cư về đình làng Hà Nguyên. Ngôi đình cổ kính có những hàng cột lim khoát hai người ôm. Thày trò ở một gia đình khá giả nhất làng. Nhà bà bá Hà có con theo tây học là anh Đan và cô Tư. Thày rất trẻ mặt trái soan, râu quai nón. Chính nhờ bộ râu này mà tôi nhận được thày sau hơn năm chục năm. Thày thường bận com lê màu xanh nước biển hoặc màu tím than có sọc nhỏ. Cùng lắm cũng quần nâu sậm, áo sơ mi lụa mỡ gà dài tay. Tôi không còn nhớ được bất cứ điều gì thày dậy dỗ. Có thể những lời giáo huấn của các thày ở bậc sơ và tiểu học đã âm thầm chìm vào tiềm thức của tôi. Cùng với giáo dục của gia đình đã biến thành một thứ luân lý để tôi vào đời. Ấn tượng duy nhất của tôi còn giữ được là thày rất hiền. Ít cười, ít nói và không bao giờ nổi giận phải dùng tới roi vọt với lũ học trò nhà quê tụi tôi. Tôi nói nhà quê vì quê tôi nó quê ơi là quê. Có người từ lúc sinh ra tới khi chui vào quan tài, đôi bàn chân chưa từng được ngưi mùi giầy dép, chưa được bước lên cái xe ô tô hàng. Cặp mắt chưa hề thấy ánh sáng đèn điện. Dầu rằng tỉnh lỵ chỉ cách xa có 28 cây số ngàn !

Đă quê lại còn nghèo mới khổ chứ. Chả biết đọc được ở đâu mà đồng hương Duyên Anh từ kinh thành Paris gọi viễn dương cho tôi.

Thái Bình có cái cầu Bo

Có nhà máy cháo có lò đúc môi

Thái Bình là dân ăn chơi

Tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành.

Cả ngàn học trò trường huyện này, chỉ có bốn tên tính theo tuổi tác, là mò lên tới trường Chu văn An Hà Nội: Trần Đức Minh, Trần Nho Mai, Trần Văn Chi và tôi. Ba tên họ Trần đều tốt nghiệp đại học. Tên Trần Đức Minh còn kiếm thêm cái cao học văn chương Anh. Đang sửa soạn trình luận án thì " đứt phim ". Tuy nhiên cũng bắt được cái thạc sĩ xã hội chủ nghĩa tại Đại Học Cải Tạo Nam Hà. Tên Trần Văn Chỉ " thăng " trước 1975. Ba đứa còn lại đều được giặc Hồ cho bốc phân bón rau xanh.

Theo truyền thống, Trần Nho Mai cái gì cũng sớm. Đậu Tú Tài, vào đại học rồi vượt biên sớm nhất. Tôi thì lẹt đẹt đủ thứ. Tới cái trò đi chui cũng chỉ tới trước ngày đóng cửa đảo 14 tháng 3 năm 1989 có đúng một tháng ! Trần Đức Minh đi theo diện HO đầu năm 1990. Coi như tạm ổn cái thủ tục tứ tử trình làng Chu Văn An Cửa Bắc.

Rời trường tiểu học Hưng Nhân, ba tên họ Trần lang thang ở mấy trường tư thục Nguyễn Du, Lam Sơn, Chính Hóa bốn năm trung học đệ nhất cấp. Tôi qua huyện Duyên Hà học trường công lập Lê Quý Đôn. Hiệu trưởng là thầy Vũ Trứ, trụ sở chính đặt tại phủ Thái Ninh. Duyên Hà, quê hương Lê Quý Đôn chỉ là một chi nhánh đặt tại chùa Đòng Tu do thầy Nguyễn Văn Dần phụ trách phân hiệu. Học trên tôi một lớp có Nguyễn Khắc Ngữ, sử gia, và Dương Hùng Cường, nhà văn sau này.

Hết năm đệ Nhị ( đệ Lục hoặc lớp 7 ) tôi chạy và thành, vùng Pháp chiếm. Tôi được nhận vào lớp đệ Ngũ ( lớp 8 ) trường công lập Phạm Ngũ Lão tại thị xã Hưng Yên. Hưng Yên cũng là quê hương của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Thầy Chu Duy Khánh là hiệu trưởng với một danh sách giáo sư hùng hậu : Vương văn Bắc, Phạm Thế Ngũ, Đặng Trần Thường, Phạm Ngọc Lợi, Nguyễn Đức Vân... Thầy Bắc nổi tiếng qua nghề luật sư và các chức vụ chính trị. Thầy Ngũ do công trình biên soạn giáo khoa văn học sử. Thầy Thường nhập ngũ khóa sĩ quan Nam Định, phục vụ ngành pháo binh bị Việt Cộng bắt tại trận, tới hiệp định Genève mới được phóng thích. Thời đệ nhất cộng hòa thầy làm giám đốc Nha Khảo Thí và bị nạn lộ đề. Thầy Lợi, giáo sư Pháp văn, điển trai, vui nhộn, danh thủ bóng bàn. Thầy Vân, giáo sư Toán Lý Hóa, bẽn lẽn như con gái. Cả hai đều nhập ngũ, đều chỉ mang tới cấp bậc đại tá, mặc dầu họ là những trí thức bậc thầy của mấy ông khố xanh, khố đỏ, cũng như của mấy ông tự phong tướng trẻ có vây có cánh nhưng không có óc sau này. Đại Tá Lợi chết trong trại cải tạo. Hải quân Đại Tá Vân, tốt nghiệp Brest, mang cấp bậc này và ngồi chơi sơi nước suốt thời đệ nhị cộng hòa. Phạm Ngũ Lão Hưng Yên, thầy nổi hơn trò. Quả thật trò chẳng có gì đáng đề cập ngoài một anh cố thi sĩ mũ đỏ Thế Hoài tức Châu nháy Trần Hoài Châu. Và một anh giáo sư Anh văn, dân biểu lập hiến, Thượng Nghị Sĩ rồi Tổng Trưởng thời đệ nhị cộng hòa Nguyễn Văn Ngải.

Đầu niên khóa 1952- 53, đám học sinh Phạm Ngũ Lão chúng tôi được tự động chuyển lên Chu Văn An vì Hưng Yên không có đệ nhị cấp. Do đó bốn cựu học trò tiểu học Hưng " hột ", Thái " lo " lại tái ngộ nơi ngàn năm văn vật. Trần Nho Mai đã rời ghế trung học và đang là sinh viên y khoa.

Trần Đức Minh vào Chu Văn An trước Chỉ và tôi một năm, đang học đệ nhị sinh ngữ. Lúc đầu Chỉ theo Vạn Vật sau đổi sang Toán. Còn tôi, tự xét ban nào cũng được. Nhân ban Sinh Ngữ có tên nối khố Phạm Thế Truyền cùng các bạn Phạm ngũ Lão. Thế là tôi cũng nhắm mắt đưa chân vào cho ... vui.

Ba tên họ Trần cùng các bạn Hưng Yên đều là những tay học thật. Tháng tháng gia đình tiếp tế đều đặn, tiền bạc rủng rỉnh. Tay nào cũng có xe đạp làm chân đi học đi chơi.

Cùng quê song ba tên họ Trần ở ven sông Hồng. Vùng này do Pháp kiểm soát. Công việc làm ăn buôn bán của gia đình không bị đình trệ. Nhà tôi ở tuốt trong " vùng tự do ", bị đấu tố, bị tịch thu. Tôi thoát được vào tề là nhờ có bà chị mới hồi cư về thị xã Hưng Yên. Sống ké gia đình chị kiểu thêm bát thêm đũa thì được. Còn lên Hà Nội, nhất là Hà Nội vào những năm cuối, người khôn của khó, là điều chị em tôi không dám nghĩ tới.

Tôi đứng trước ngã ba đường: lên Hà Nội tiếp tục học, hay ở lại Hưng Yên để không làm gì cả trong một thị xã diện tích đã co lại bằng bàn tay. Việt Minh có thể tràn ngập nơi đây bất cứ lúc nào. Vả lại gia đình chị tôi đang hồi buôn thua bán lỗ, miệng ăn núi lở. Cuối cùng, chẳng lẽ quay đầu về quê để phải trả lời về tội " dinh tê " theo Pháp, sẽ chẳng biết số phận ra sao. Nhất là tường tượng ra nét mặt đáng ghét của mấy thằng Vẹm. " Tưởng theo giặc làm vương làm tướng gì chứ. Ai ngờ lại lóc cóc bò về ".


Với vài bộ quần áo cà tàng, một ít tiền lộ phí, tôi nghiễm nhiên thành một Thăng Long hàn sĩ thứ thiệt. Lúc đầu trọ cùng Trần Đức Minh, Phạm Thế Truyền tại số 98 phố Hàng Bông. Nghe nói đây là dinh cơ của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, tác giả mấy bộ Văn Học Sử. Chúng tôi ở trên lầu ba của ngôi nhà phụ thuộc phía sau. Nhà trên nơi mặt tiền là tiệm kim hoàn, có các cô Bắc, cô Đông. Bà cụ các cô thường " bá ngọ " chúng tôi mỗi khi chơi trò cúp điện...

Ổn định nơi ăn chốn ở rồi, trong khi bạn bè ngao du ba mươi sáu phố phường chờ ngày Chu Văn An khai giảng, tôi dán mắt vào mấy trang rao vặt của tờ Tia Sáng kiếm chỗ dạy trẻ. Nhờ cái mác Chu Văn An - mặc dầu mới vào học - tôi được hai chỗ nhận. Một ở phố Hàng Mã, bốn con một công chức Tòa Thị Chính. Bốn trò, bốn lớp, cao nhất là lớp Nhất. Mỗi tuần tôi phải tới kèm ba buổi tối Hai, Tư, Sáu. Khảo bài cũ, giảng trước bài mới, cho bài áp dụng. Đặc biệt chú trọng em lớp Nhất. Phải làm sao cho em đậu tiểu học và thi được vào Đệ Thất Chu Văn An. Thành công " cậu giáo " sẽ được thưởng. Ông chủ rất lịch sự, cứ hết tháng lại đưa tôi một phong bì. Cuối niên học các em đạt kết quả mong muốn. Tôi được thưởng chiếc xe đạp đầu tiên, khỏi phải mượn bạn bè để đi học, đi dậy.

Chỗ thứ hai ở phố Hàng Giấy, tiệm hớt tóc Ph. T. Ba em tiểu học, cũng mỗi em một lớp, cao nhất là lớp Nhì. Tôi đến kèm các tối còn lại là Ba, Năm, Bẩy. Đôi khi vắng khách, ông chủ tới ngồi quan sát. Em nào chưa hiểu bài ngày hôm đó hoặc chưa thuộc bài ngày hôm sau lập tức bị bố đánh đòn. Ông chủ muốn buổi chiều các em phải làm bài và học bài cho xong. Buổi tối " cậu giáo " chỉ kiểm soát rồi giảng trước bài ngày hôm sau... Đại khái cũng kiểu làm việc như chỗ thứ nhất.Đôi khi ông chủ còn nhờ " cậu giáo " giúp một tay làm sổ sách. Ông dạy con theo kiểu thượng cẳng chân hạ cẳng tay, khiến bà vợ răng đen chỉ biết thút thít khóc. Cuối tháng thứ hạng các em mà xuống, trò ăn đòn thầy bị nhiếc.

- Cái thá gì mà càng học càng ngu, càng dậy càng dở.

Khi trả lương, ông rút trong túi ra một nắm, kể cả tiền lẻ, đếm trước mặt tôi. Tuy nhiên vào những tháng các em giữ nguyên thứ hạng hoặc nhích lên một chút, y như rằng :

- Tối nay cậu giáo ở lại ăn cháo gà với tôi nhé.

Tuy là mời song thực ra là một thứ mệnh lệnh. Dẫu có hẹn với đào cũng phải đành cho de. Một lần tôi nhất định từ chối. Lập tức mặt ông dài ra. Cả tuần không nói với tôi một câu. Lũ trẻ thì lại bị đấm đá tưng bừng vì những cái cớ rất vớ vẩn.

Một tối thứ Ba, đứa con thứ hai làm trật con toán trên bảng. Tôi chưa kịp sửa thì ông chủ như rình sẵn bên ngoài, sô cửa lao vào chụp cổ thằng nhỏ tát tai túi bụi. Tiện chân đá văng bàn học, mực tím dính đầy ngực áo tôi. Thằng nhỏ hộc máu mồm dồn máu mũi. Tôi hết chịu nổi, đứng lên xách cặp ra về, mặc dầu chưa hết giờ. Tôi nhìn thẳng mặt ông chủ:

- Chào ông tôi về, ngày mai ông mướn người khác

. Tôi không dám kèm các em nữa, sợ có khi gây án mạng.

Đạp xe về nhà trọ, tôi lại đâm ra hối hận vì quyết định của mình. Phải có hai chỗ kèm trẻ thế này tôi mới có thể ở được Hà Nội. Đang giữa niên học đào đâu ra chỗ khác. Buồn quá tôi mua mấy điếu thuôc lá lẻ Cotab rồi chui vào cà phê Nhân ngồi lì cho tới khi tiệm đóng cửa.

Như đã nói, được tự động chuyển lên đệ nhị cấp

Chu văn An khỏi qua thi tuyển, tôi tự xét ghi tên ban nào cũng được. Vì tôi bỏ học từ những ngày gia đình bị đấu tố. Tóm lại tôi mất căn bản ngay từ những năm ở đệ nhất cấp, hơn nữa phải kèm trẻ để mưu sinh, nên chi bạn bè đua nau học thật, còn tôi đành tự phong ... " học giả ". tôi tiếp tục đến trường vì còn có lớp để nương náu, chưa gặp những đập ngăn Tú Một Tú Hai cản trở. Bạn bè thường thắc mắc:

- Mày đâu có dốt nát. Cũng hiểu mau như ai, cũng áp dụng như máy. Nhưng sao cứ tới bài thi là mày lại bết bát ...

- Tụi bay cùng lắm chỉ học nhẩy. Còn tao là học chạy ... loạn. Chạy Tây chạy Vẹm mà.

Chúng đâu có biết buổi sáng mài đũng quần trên ghế nhà trường, buổi trưa đạp xe về quán cơm sinh viên 35 phố Hàng Cân, buổi chiều soạn bài để buổi tối kèm trẻ. Soạn bài xong là tới giờ ăn chiều. Tới trễ là hết cơm. Buổi tối bán cháo phổi vài tiếng, khuya về là lăn ra ngủ. cứ thế sáu ngày một tuần. Ngoài ra còn mắc bệnh đại lãn. Bệnh thích môn nào học môn đó. Cuối cùng là bệnh mơ mộng.

“... không đến nỗi cao bồi du đãng song thích ham chơi hơn chăm chỉ học bài nên chẳng giống ai sau mấy năm Chu Văn An đi về Cửa Bắc...”

Bấy giờ thầy Vũ Ngô Xán làm hiệu trưởng, thầy Thận Giám Học, thầy Lãng Tổng Giám Thị. Coi các lớp đệ tam là thầy Ty, chúng tôi gọi lén là Ba Tỳ. Hai năm Tam, Nhị, tôi đã được các thầy đạo cao đức trọng, uyên bác huấn hỗ. Đó cũng là chuỗi ngày cuối cùng thực sự cắp sách đến trường nhưng không học hành của tôi. Học sinh xuất sắc là Nguyễn Lê Đoan và Vũ Công Bá. Hai anh giỏi đều chia nhau hạng nhất hạng nhì hoặc hạng nhất đồng hạng. Kế đến là anh Vũ Trọng Phan. Các anh này đậu Tú Tài phần Một ngay khóa đầu của niên khóa 1953 - 54. Anh Đoan, anh Bá ở lại sau Hiệp định Genève. Anh Phan di cư, sau trở thành giáo sư đệ nhị cấp. Còn anh Tô Văn Trực, học hành cũng làng nhàng. Nổi tiếng nhờ ăn diện và lấy vợ sớm. Nhà anh Trực có tiệm ăn ở phố Hàng Giấy, gần gầm cầu Long Biên. Anh Trực cũng ở lại miền Bắc. Còn một nhân vật nữa, với tôi là cặp bài trùng, mất căn bản và thứ hạng thấp. Anh Nguyễn Phúc Thọ, công tử con nhà giàu phố Hàng Bông. Anh chị em đều học giỏi và làm nên, trừ ông tướng nổi tiếng vua lười. Từ lười tới dốt chẳng có bao xa. Bù lại anh có ngón vĩ cầm thiên phú. Hôm nào gặp bài khô bài khó, hai đứa chúng tôi kéo nhau xuống trạm xá khai bệnh và tán gẫu với chị Mai, nữ y tá nhà trường. Nếu cần nghỉ cả ngày chị sẵn sàng xin cho một y chứng có chữ ký của Bác Sĩ Đàm Quang Thiện. Có khi chúng tôi leo rào về nhà Thọ nghe cu cậu biểu diễn ngón đàn. Thọ giảng về nhạc cổ điển song tôi chẳng hiểu và nghe cũng chẳng thấy hay ho gì. Tôi chỉ thích những Dư Âm, suối Mơ, Thiên Thai... mà thôi. Thọ lắc đầu khinh thường nhưng vẫn chiều ý tôi. Sau này di cư vào Nam, chúng tôi gặp nhau ở xóm Bàn Cờ. Bẵng đi vài năm, Thọ bỗng nổi tiếng vì là nguyên nhân một vụ rắc rối ngoại giao. Thọ theo ông anh là viên chức của hãng hàng không AIR FRANCE qua Lào làm việc. Tiếng vĩ cầm đã xoáy vào tim một công nương của hoàng gia. Thọ là công tử Hà Nội chứ đâu phải anh lái đò Trương Chi. Sau đám cưới, cu cậu được nhà vợ cho qua Pháp thụ huấn tại âm nhạc học viện với mọi đặc miễn cho giới quý tộc. Tốt nghiệp, Thọ về Sàigòn hoạt động văn nghệ. Trước hết cộng tác với một nhạc sĩ thành lập đoàn Văn Nghệ Việt Nam. Không hiểu lớ quớ thế nào anh chàng lại dính khắn với nữ nghệ sĩ XD tuổi vào bậc chị. Thọ ở lì Sàigòn, tình nguyện nhập ngũ với tư cách quân nhân đồng hóa, phục vụ tại Biệt Đoàn Văn Nghệ. Cuộc hôn nhân này đã chấn động mối thân hữu Việt Lào và là đề tài ăn khách để báo chí khai thác...

Xin nói tiếp về cái vụ từ chức “cậu giáo” với ông chủ hiệu cắt tóc. Trưa hôm sau ông đứng đợi tôi ngay ở cổng trường.

- Cậu giáo à, tôi xin lỗi cậu. Hôm qua có chuyện buồn nên tôi quá nóng. Anh tôi ở nhà quê bị Việt Minh gõ cửa đem đi ban đêm. Mấy cậu trước chỉ dạy các cháu được một hai tuần là bỏ. Có cậu còn chửi cả tôi. Cậu dậy được mấy tháng nay,các cháu học hành tấn tới rõ ràng. Sáng nay tôi bỏ mặc thợ thuyền, ra đây xin có lời thưa với cậu. Xin vì vợ chồng tôi, xin thương đến các cháu. Chúng nó rất mến cậu. Ngày mai cậu lại đến kèm các cháu nhé. Tôi bình dân lao động chỉ biết nói thế thôi. Xin cậu đừng lấy làm điều.

Quả tình tôi cũng chỉ mong được như vậy. Vì suốt đêm trước và cả sáng hôm đó, tôi cứ lo không biết sẽ kiếm đâu ra để trả tiền trọ tiền ăn. Chẳng lẽ lại xuống Ngọc Hà đăng lính Nhảy Dù.

- Ông chủ cũng biết tôi là học sinh chạy loạn vào thành. Nhờ những chỗ kèm trẻ tôi mới tiếp tục học được. Chỉ xin ông chủ đừng quá nặng tay với các em.

Cứ thế nhờ hai chỗ dạy kèm mà tôi qua được hai năm Tam Nhị Chu Văn An Cửa Bắc. Mùa Thu 1954, cùng gia đình một ông anh kết nghĩa xuống tàu há mồm làm chuyến vô Nam.

Hai mươi tuổi rồi, biết mình không thể học ... chạy loạn được nữa. Sau vài tuần tới lui cho có lệ lớp Đệ Nhị Chu Văn An di cư niên khóa 1954- 55, nhân thời buổi nhập nhằng, tôi thay họ đổi tên và tự chấm dứt tuổi học trò. Cùng Vũ Mộng Long, Phạm Thế Truyền, Đoàn Trọng Thu ... kéo nhau lên Ban Mê Thuột chơi trò Duyên Anh Điệu Ru Nước Mắt...

Chán nản kéo nhau xuống núi. Để có học bổng tôi xin theo học khóa 1 Cán Sự Y Tế. Ở đây tôi gặp lại bạn cũ Chu Văn An là các anh Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Ngọc. Trọng tốt nghiệp và đeo đuổi nghề này. Anh Ngọc đổi qua Sư Phạm, hiệu trưởng Trần Lục, sau đổi thành Nguyễn Du. Và thêm một bạn mới, sau này nổi tiếng với những tác phẩm ký tên Cao Thế Dung. Quả tôi không có duyên với thi cử, dù là chuyên môn. Cuối cùng tình nguyện nhập ngũ. Sau hơn một năm " thao trường đổ mồ hôi ", tốt nghiệp được cái " võ " bằng Trung Đội Trưởng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa 6 SVSQ Trừ Bị. Rồi thất trận, tù tội, vượt biên. May mắn không mất mạng mà chỉ phải lưu vong. Khóa 6 Cộng Hòa cũng là khóa đầu tiên của nền Cộng Hòa. Xuất thân Chuẩn Úy,cấp hiệu dùng dấu alpha thay vì một vạch. Chúng tôi gọi nhau là Thượng Sĩ Gân hoặc Chuẩn Tướng. Chuẩn Tướng là một điều tiên tri cho các ông tướng một sao sau này. Tại mình cứ chuốc lấy chữ chuẩn nên không một SVSQ khóa 6 Thủ Đức nào vượt được cấp Đại Tá.

Trở lại chủ đề tứ tử trình làng Chu Văn An Cửa Bắc.

Trần Nho Mai thông minh, chăm chỉ, đậu đạt sớm nhất. Đáng lý phải trở thành một ông lang tây. Vì cuộc di cư, mất nguồn tiếp tế gia đình nên phải thi vào sư phạm. Trước 1954, Đinh Tiến Lãng và Trần Nho Mai là hai sinh viên xuất sắc gốc Thái Bình. Rồi cả hai cùng hành nghề " gõ đầu trẻ ". Thầy Lãng được đi vào ca dao tân thời của ngành giáo dục:

Thày kia thày nọ kiếm tiền

Thày Đinh Tiến Lãng là tiên dạy trò.

Thày Mai lúc nào cũng chân chỉ hạt bột đúng tác phong một nhà mô phạm. Thày là một giáo sư đệ nhị cấp lỗi lạc. Rất dí dỏm song lại ít hùng biện, nên giờ của thày dễ ru các em vào giấc điệp. Sau lưu vong tại Hòa Lan, và đã qua đời ngày 28 - 12 - 96.

Trần Đức Minh có tinh thần và khả năng lính tráng cao. Mới nứt mắt chưa đầy mười tám tuổi, bị Tây vồ bèn xung phong làm thông ngôn. Đi đâu cũng mở lớp Pháp Văn Đàm Thoại cấp tốc cho các thôn nữ. Đặc biệt trong chiến dịch tiếp thu Nam Ngãi, bấy giờ đóng " quan hai ", thày càng dạy hăng nữa. Làm thông ngôn ít lâu, Minh xin về Hà Nội tiếp tục học Tú Tài. Vừa tốt nghiệp là nhận lệnh động viên. Có chiều cao của Nã Phá Luân, Minh từng có mặt trên các chiến trường Bắc, Trung, Nam và ngoại biên. Khóa sinh trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Leavenworth. Mang lon quan sáu, rất may không bị sáu tấm, đánh đấm tới phút chót. Tù hơn chục năm. Đi H.O. tới Thái Lan bị giao hoàn Việt Nam vì lộn danh sách. Cuối cùng tới Mỹ vào tháng 4 năm 1990. Tên này đến là hay bị lộn. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa giải ngũ với cấp bậc Đại Úy thực thụ. Được bổ nhiệm giáo sư Pháp Văn ( thứ thiệt ) trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Tái ngũ năm 1960, được phân phối về một đơn vị đồn trú dưới chân Đèo Hải Vân. Khi nhận báo cáo tình trạng quân số, không hiểu mấy bố Phòng Nhất TTM làm ăn thế nào lại đánh ra một công điện : " Quân Đội VNCH không có Đại Úy Trừ Bị thực thụ Trần Đức Minh ". Trong khi nằm chờ văn thư qua lại minh xác, " Ba Minh " trở thành thầy đồ tiếng Đức cho cả chế độ ! Bây giờ người lưu vong tại miền Tây Bắc nước Cờ Hoa.

Trần Văn Chỉ giầu nhất trong ba tên họ Trần. Gia đình tiếp tế đều đều. Mỗi cổ tay còn đeo một cặp xuyến vàng. Bà cụ lo xa, sợ Việt minh cắt đường, " Thằng bé " sẽ bị đói. Chỉ ở lại, học Đệ Nhất niên khóa 1954 - 55. Chẳng dè Việt Minh đấu tố bà cụ bắt giam tới chết và tịch thu tài sản. Chỉ dông kịp xuống Hải Phòng vô Nam trên chuyến tầu chót. Chỉ cho biết khi Chu Văn An mới khai giảng, Hồ Chí Minh có ghé thăm. Ông ta đến lúc nào, đi cửa nào, tới phòng nào không ai biết. Lớp Đệ Nhất B đang học giờ Pháp Văn. Bỗng một cụ già từ hành lang chạy tọt vào. Thày Nguyễn Trọng Sơn, bào đệ luật sư Nguyễn Mạnh Tường, nhận ra mặt khách quýnh lên, líu lưỡi hô to : " Cụ Hồ muôn năm " .

Vô Nam, Chỉ gia nhập ngay khóa 6 Hải Quân. Tới năm 1970 Hải Quân Trung Tá Trần Văn Chỉ dẫn thủy thủ đoàn qua Mỹ nhận dương vận hạm lớn nhất của Hải Quân VNCH, HQ 503 Vũng Tàu. Năm sau qua đời vì chứng ung thư máu.

Đi tù về tôi thấy Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, nơi an táng bạn tôi, đã thành Công Viên Lê Văn Tám !

Nhân vật thứ tư trong tứ tử coi như tốt đen. Đen thật, chẳng thua gì mõm chó, đã " tự khai " đầy đủ. Hiện đương kim lưu vong tại Wichita Kansas, Mỹ quốc.

Xin được gọi Chu Văn An là trường mẹ như SVSQ nói về quân trường xuất thân. Dẫu chỉ núp bóng chạy loạn hai năm, bóng của vị tôn sư tác giả Thất trảm Sớ. Với các niên trưởng, niên đệ thông minh, chăm chỉ, hiển hách, tôi chỉ là một chiếc bóng mờ đến độ nhạt, đến độ mọi người khó nhận ra, nếu tôi không tự giới thiệu. Song tôi vẫn có vinh dự là viễn thế môn đệ của vị danh nho chủ trương " cùng lý, chính tâm, tịch tà, cự bí ". Từ căn bản tinh thần Chu Văn An tôi đã hiến dâng những năm tháng đẹp nhất tuổi đời cho quân ngũ và may mắn không có cơ hội để đào ngũ.



Xin gửi lời chào xa xôi đến các thày cô và anh chị em Chu Văn An của tôi.


Vài nét về

Cụ Trần Trung Dung

Minh Cảnh



Lời toà soạn. Cụ Trần Trung Dung là cựu học sinh trường Bưởi, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa tại Đại Học Luật Khoa Hà Nội, làm Tri Huyện và là một Tri Huyện thanh liêm. Cụ sống rất đơn giản và được dân tình quản hạt kính mến. Sau cách mạng tháng 8/45, cụ viết báo cho tờ báo Thời Sự do cụ Nguyễn Đình Thuần làm Chủ Nhiệm. Thời Thủ Tướng Trần Văn Hữu, lúc đó, Việt Nam còn nằn trong Liên Hiập Pháp, vì chỉ trích tướng Pháp là Delatre de Tassigni , ông bị bắt và bị đưa vào Nam quản thúc tại Quận Hớn Quản (thuộc tỉnh Thủ Dầu Một) một thời gian. Cụ là Bộ Trương Bộ Quốc Phòng thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Cụ ra đi vĩnh viễn ngày 7/7/97 tại Quận Cam (Nam Cali).

*

Cụ Trần Trung Dung là một nhân vật mà ở miền Nam Việt Nam trước 1975 được nhiều người biết. Ở trong trại tù Cộng Sản, Cụ là một trong vài người lớn tuổi nhất nên được nhiều người nể trọng. Tôi chưa nghe ai chê trách Cụ điều gì trong thời gian tôi ở Trại Nam Hà A cùng với Cụ. Ngoại trừ một chuyện, theo như lời truyền miệng của mấy tướng lãnh cùng ở chung với Cụ, là Cụ đã “chê bai các vị sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa.”

Vào mùa hè 1983, gần tới tháng 5, Việt Cộng cho chiếu lại cuốn phim “Chiến Thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954” của quân đội Việt Minh đối đầu với quân Pháp. Lần chiếu này chỉ dành cho một số khán giả chọn lọc, từ hàng đại tá và giám đốc sở trở lên. Sau khi xem xong cuốn phim, chúng bắt người xem phải viết bài “thu hoạch”. Bài thu hoạnh của Việt Cộng cũng giống như là một bài kiểm tra sự tiếp thụ bài học của mỗi học viên.

Mục đích cuả chúng là muốn cho học viên phải ca ngợi “Chiến thắng thần thánh của Quân Đội Nhân Dân anh hùng.” Thần thánh cái con khỉ khô gì! Sau khi rảnh tay ở chiến trường Đại Hàn, Trung Cộng đã dồn nỗ lực giúp cho Việt Minh đánh Pháp. Ngoài việc yểm trợ vũ khí và đạn dược dồi dào, Trung Cộng còn cử Đại tướng Trần Canh và một ban Tham Mưu sang Việt Nam, bề ngoài gọi là làm cố vấn, nhưng thực chất là chỉ huy cuộc chiến chống quân Pháp. Việt Nam chỉ được “vinh dự” đóng góp xương máu của mấy chục ngàn người vừa quân sĩ vừa dân công. Võ Nguyên Giáp chỉ là một thứ “Thiên lôi, chỉ đâu đánh đó,” Trần Canh bảo sao thì làm vậy. Ấy thế mà khi thắng trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp đã nghiễm nhiên trở thành người hùng Điện Biên Phủ mới là hay (vì Trung Cộng đâu có dám ra mặt nhận công trạng đó là của mình).

Hầu hết các vị tướng lãnh đều nghĩ rằng tụi nó (Việt Cộng) muốn mình “thổi ống đu đủ” thì mình cứ thổi, thổi cho nó phình bụng ra rồi nổ tung, cho chết mẹ tụi nó. Các tướng viết mỗi người dăm bảy trang giấy rồi đem nộp cho xong chuyện.

Trái lại, Cụ Trần Trung Dung thì nghĩ khác. Cụ đã viết gần hết một quyển vở 100 trang và nộp cho quản giáo. Đến ngày phê bình - kiểm điểm tại buồng, tên quản giáo chơi xỏ, khi đến bài viết của Cụ Trần Trung Dung, hắn chỉ đọc lên vài trang trong đó ghi phần nhận xét của Cụ về sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong phần này, Cụ chê các sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa đa số là bất tài, chỉ toàn là loại sống lâu lên lão làng. Khi đã có quyền bính trong tay thì lại tham nhũng hối lộ (nhưng vẫn còn thua xa Việt Cộng bây giờ, ghi chú của người viết). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm Miền Nam mất sớm. Khi nghe đọc phần này của Cụ, các vị tướng rất tức giận. Chỉ ngày hôm sau là tin này đã được loan truyền đi các buồng, rằng Cụ Dung đã đứng về phe địch để nói xấu sĩ quan Miền Nam. Nghe tin này, tôi cũng hoang mang, sao lại có chuyện lạ như thế được? Tôi đem chuyện này nói lại với một số bạn thân của tôi để xem họ nghĩ sao. Một người bạn trong số này, mà tôi không nhớ tên, có sự quen biết với Cụ Dung, đã cho tôi biết sự việc như sau:

Đó chẳng qua chỉ là một sự hiểu lầm do ác ý của tên quản giáo gây ra. Nó muốn làm giảm uy tín của Cụ Dung, và gây chia rẽ giữa hàng ngũ chúng ta thôi. Nó chỉ đọc có mấy trang Cụ chê hàng tướng lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng nó không đọc lên cái phần mà Cụ nhận định về những sĩ quan trung cấp. Cụ nói những sĩ quan trung cấp của QL/VNCH là những người đã được đào tạo chu đáo cả về quân sự lẫn văn hóa; họ có thực tài và đầy nhiệt huyết, đầy lòng yêu nước. Vả lại họ cũng chưa có tì vết gì về tham nhũng cả. Tiếc thay! Cờ chưa đến tay họ thì đã mất Miền Nam. Tên quản giáo lại càng không dám đọc những lời Cụ chê bọn Việt Cộng từ trên xuống dưới. Cụ viết dài lắm, gần một trăm trang giấy học trò bởi vì Cụ muốn nhân dịp này, Cụ viết một tác phẩm để đời, coi như là một bài viết cuối đời của Cụ để lại cho lịch sử. Trong đó, Cụ nhận định về thời thế, về quân đội của hai miền Nam-Bắc, về đường lối cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, v.v… Và điểm cuối cùng, Cụ kết luận rằng nước Việt Nam muốn thoát ra khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu, muốn thoát ra khỏi nanh vuốt của bọn Tầu phương Bắc thì bắt buộc phải đi với Mỹ, phải bỏ nền kinh tế chỉ huy mà đi theo kinh tế thị trường tự do. Đó là con đường bắt buộc vì không còn con đường nào khác để chọn lựa.

Nghe được lời giải thích của người bạn, tôi yên tâm và đồng thời cũng tiếp tay để hóa giải những lời đồn thất thiệt về Cụ Dung. Câu chuyện dần dần trở nên lắng đọng.


Bây giờ, sau 25 năm (2008 – 1983) nhìn lại, thì rõ ràng lời nói của Cụ Dung không sai. Cụ đã nhìn trước được cái thế mà Việt Cộng đang cố gắng theo đuổi lúc này. Cụ Dung cũng sang Mỹ sau khi ra tù, nhưng nghe nói cụ đã qui tiên rồi! .

GIÁO SƯ

NGUYỄN GIA TƯỜNG
Lê Duy San, CVA59

Giáo sư Nguyễn Gia Tường sinh năm 1896 tại huyện Thường Tín, Hà Nội, trong một gia đình nho giáo và đông con. Cụ có hai người em trai là Họa sĩ sơn mài Nguyễn Gia Trí và Kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức, người đã thiết kế, tái tạo tại Thủ Đức ngôi Chùa Một Cột. Cụ có tham gia nhiều tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp. Lúc còn là sinh viên, cụ đã tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng, hệ phái Nguyễn Thái Học. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, cụ có bị bắt một thời gian ngắn rồi được trả tự do và đi học lại.


Каталог: groups -> 20618264 -> 1558597453 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> Đặc San Chu Văn An
20618264 -> Tiếng Nói Chánh Thức của Liên Minh Dân Chủ vn chủ Tịch lmdcvn & Chủ Nhiệm Danh Dự: Cố Gs Nguyễn Ngọc Huy
20618264 -> Chuyện tháng Tư Đen

tải về 10.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương