Đặc San Chu Văn An



tải về 10.77 Mb.
trang10/29
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích10.77 Mb.
#38156
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29


Cụ tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội, thời Pháp gọi là Ecole Normale Supérieure và làm giáo sư trường Bưởi, Hà Nội, lúc đó gọi là Lycée du Protectorat. Cụ dạy môn Vạn Vật (Sciences naturelles). Niên khoá 1945-1946, Trường Bưởi được đổi tên thành trường Trung Học Chu Văn An và cụ được cử làm Hiệu Trưởng. Trong thời gian làm Hiệu Trưởng, cụ được học trò rất qúy mến và kính trọng.

GS Nguyễn Gia Tường ngồi hàng đầu, thứ tư tính từ trái.

Cụ có tinh thần yêu nước rất cao. Thời kỳ sôi động chính trị tại Hà Nội những năm 1945-1946, cụ là một trong những trí thức đã sớm nhìn thấy bộ mặt Cộng Sản độc tài của nhóm Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu ... Cụ tham gia Phong Trào Ngũ Xã, có trụ sở tại « Khu Tự trị Ngũ Xã », bên Hồ Trúc Bạch Hà Nội (1). Nhóm Ngũ Xã qui tụ những người quốc gia không chấp nhận Tổ chức Việt Minh do Hồ Chí Minh và nhóm CSVN thao túng. Vì thế cụ bị Việt Minh chú ý. Bọn chúng sợ để cụ làm Hiệu Trưởng lâu, nhóm Ngũ Xã của cụ có cơ hội bành trướng lớn, nên có ý đồ thay thế cụ. Chúng gửi giấy cho gọi cụ tới Nha Tổng Giám Đốc Công An Hà Nội, nằm trên đường Gambetta, sau đối là đường Trần Hưng Đạo, gần ga Hàng Cỏ, để “làm việc” tức điều tra. Thời đó bị Công an Việt Minh mời tới để “làm việc” là có thể bị giam giữ và thủ tiêu.

Giáo Sư Tường biết Việt Minh muốn kiếm cớ bắt mình nên trước khi cụ đi, cụ tụ tập các học sinh ở sân trường để từ giã. Cụ giơ cao tấm giấy mời của Công An cho mọi người biết là cụ phải tới trình diện Công An. Anh Phạm Ngọc Toả, cựu học sinh Chu Văn An thời đó cho biết thày Nguyễn Tường Lân, giáo sư dậy vẽ nói với các học sinh rằng: “Ai muốn theo thày Tường lên công an hỏi cho ra lẽ thì đứng sang một bên”.

Lúc đầu nhiều người còn nhút nhát và sợ sệt, chỉ có một vài chục học sinh. Sau số học sinh theo giáo sư Tường càng lúc càng đông lên đến mấy trăm người. Các học sinh xếp hàng thứ tự dưới sự hướng dẫn của anh Luận có hỗn danh là Luận Thọt vì anh bị thọt chân, đi theo giáo sư Tường giống như một cuộc biểu tình. Khi tới trước trụ sở Công An, Việt Minh sợ qúa, đóng chặt cửa, chiã súng ra ngoài dọa nạt và bắt phải sang bên kia đường đứng và chỉ cho phép anh Luận và một anh nữa đi theo giáo sư Tường tới gặp họ. Giáo sư Tường giơ cao tấm giấy mời nói:

- Các ông cho mời tôi tới, sao không mở cửa cho chúng tôi vào ?

Bọn Công An trả lời:



- Chúng tôi chỉ mời mình cụ, thì chỉ mình cụ vào được thôi. Các học sinh phải ở ngoài.

Giáo sư Tường trả lời:



- Các em học sinh đây theo tôi chỉ muốn biết rõ chuyện gì sẽ xẩy ra cho tôi mà thôi. Nếu các ông không dám cho vào thì các ông muốn hỏi gì tôi thì ra đây mà hỏi.

Bọn Công An Việt Minh vào trình với ban Giám Đốc. Bàn tán hồi lâu nhưng rồi cũng chỉ chấp thuận cho phép mình giáo sư Tường vào mà thôi. Anh em học sinh không chịu, nhất định theo thày để được bị giam chung với thày, nếu thày bị giam.

Sau chúng phải nhượng bộ và cho người ra trả lời:

- Cụ không vào thì thôi, mời cụ về.

Các học sinh Chu Văn An reo hò thắng lợi. Giáo sư Tường lại dẫn đầu đám học sinh trở về trường. Nhưng ít lâu sau đó, chúng đã cử Giáo sư Dương Quảng Hàm lên thay thế.

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào đêm 19/12/1946, Giáo sư Tường và gia đình bị kẹt lại tại Hà Nội và không tản cư được ra hậu phương. Nhưng đây có lẽ cũng là điều may mắn cho cụ và gia đình vì nhờ vậy mà cụ đã không bị Việt Minh hãm hại. Thời gian khoảng 1948-1954, cụ là giáo sư tại trường Trung học Tư thục Dũng Lạc Hà Nội. Sau 1954 di cư vào Nam, cụ dạy tại trường Cao Đẳng Sư phạm Sài Gòn, môn Luận lý Chức nghiệp, cho đến khi hồi hưu. Tác phẩm duy nhất của cụ là “Luận lý chức nghiệp”.

Đầu thập niên 1980, Giáo sư Nguyễn Gia Tường được người con trai trưởng định cư tại Hayward, California (Hoa Kỳ) đón sang đoàn tụ gia đình. Năm 1986, cụ qua đời tại đây, hưởng thọ 90 tuổi.
Chú thích.

(1). Bác Sĩ Nguyễn Gia Tiến (con trai GS Tường cho biết bên cạnh hồ Trúc Bạch có một hòn đảo nhỏ có 5 xã (còn gọi là làng, làng xã) nên vùng này được gọi là Ngũ Xã. Ra vào vùng này rất dễ kiểm soát, nên được dùng làm trụ sở của nhóm ly khai chống lại Việt Minh thời đó.

Nhóm Ngũ Xã luôn luôn được cán bộ VN Quốc Dân Đảng mang súng đi theo bảo vệ! Nếu không chắc bị VM đã bắt và thủ tiêu rồi ! Năm 1945 anh Tiến mới độ 10 tuổi mà đã cảm thấy không khí rất ngột ngạt, căng thẳng
Tưởng niệm

thày Hiệu Trưởng TRẦN-VĂN-VIỆT


Hồ Hải Trân, CVA 63



Lê Duy San sưu tầm

LTS. Hồ Hải Trân (1939-2005) cựu học sinh CVA 57-63, anh phụ trách ban Kịch CVA dưới sự hướng dẫn của GS Vũ Khắc Khoan. Anh sinh trưởng trong một gia đình văn nghệ, quê ở Bắc Ninh, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, ban Anh Văn và làm GS tại nhiều trường Trung học. Chức vụ sau cùng của anh là Thanh Tra tại bộ Giáo Dục VNCH. Anh mất năm 2005. Bài “Tưởng Niệm thày Hiệu Trưởng Trần Văn Việt” của anh đã được đăng trong Đặc San CVA xuân Qúy Mão (1963). Chúng tôi đăng lại cũng là để tưởng niệm anh.

Những đứa con Chu Văn An sẽ còn nhớ mãi ngày vĩnh biệt của một người suốt tám năm đã buộc khoảng thời gian cuối cùng của đời mình với ngôi trường, đem kinh

nghiệm và đức độ để làm một sự tiếp nối, đào luyện những thế hệ Chu Văn An.Người đó là ông Trần Văn Việt, cố hiệu trưởng, đã khiêm nhường nhắm mắt vào một ngày đầu hè, khi lòng ngôi trường vắng teo lũ học trò.

Nhận trách nhiệm từ những ngày đầu tiên bước chân Chu Văn An còn ngập ngừng trên mảnh đất thân yêu này,khi đám học trò còn ngơ ngác giữa cơn mê của lịch sử, ông Trần Văn Việt đã đặt viên gạch đầu tiên,xây lại sự nối tiếp một truyền thống qua bao năm của Chu Văn An. Từ vài lớp học nhỏ bé đến một ngôi trường to tát,t một chấm lửa âm ỉ đến một ngọn đuốc sáng ngời nhựa sống,công việc ấy không thể trong một ngày và không thể do một người thiếu can đảm,nghị lực,kiên nhẫn và không có khả năng điều khiển.

Dáng người cao lớn, bước đi đường vệ, cằm vuông,mặt chữ điền,con người ấy đã gieo vào lòng học sinh ấn tượng linh hồn Chu Văn An với giọng nói ấm và trang nghiêm,với đôi mắt cương nghị nhưng trìu mến.Trong nhiều năm,niềm thương học trò và tính thẳng thắn,thân mật với người cộng sự của ông đã trở thành mẫu mực cho các nhà giáo dục.

Một con người biết làm việc, đã sáng lập ra hội phụ huynh học sinh và giáo sư Chu Văn An, đã mạnh dạn áp dụng phương pháp giáo dục mới vào học đường để học sinh tự do phát triển mọi khả năng của mình trong một ngôi trường cởi mở và tự lập, ông đã thành công không ngờ trong việc nuôi dưỡng một truyền thống Chu Văn An hăng hái,mật thiết huynh đệ: Và chính ông cũng đã có lần từ chối một chức vụ xứng đáng hơn để luôn luôn ở cạnh học trò của mình.Với ông,một nhà giáo dục không phải chỉ nhồi đầu học sinh những ngăn kéo đầy ắp các môn học,nhưng còn phải thổi vào ngực chúng một niềm tin tưởng,một con đường và niềm kiêu hãnh dân tộc,một truyền thống,hay gần hơn nữa,một Chu Văn An tính-nghĩa là khiêm nhường và mãnh liệt. Ông thường bảo học sinh: ”- Ừ, đúng, thế mới là Chu Văn An, đúng lắm, được.”, hoặc là: ” -Hỏng, chết thật, còn gì là Chu Văn An nữa !!”.

Hiệu trưởng, nhưng còn là người giầu nghệ sĩ tính, trẻ trung, ông đã khắc vào tim học sinh nhiều kỷ niệm không thể phai mờ. Học sinh kính mến ông, gần gũi như người cha già.Và ngay cả những ngày hôm nay,ban nhạc Chu Văn An vẫn còn hòa tấu đầu tiên bản TABOO trong những buổi trình diễn để tuởng nhớ ông, vì còn sinh thời ông thích nhất bản ấy.Nét tự do và cuồng nhiệt của bản nhạc đủ tỏ tinh thần cởi mở của ông đối với học trò.

Năm mươi tư tuổi, một buổi sang đầu hè, lũ môn sinh tự động hơn ngàn người đến qùy lạy trước linh cữu ông. Đám tang lặng lẽ nhưng chân thành như đời một nhà giáo dục. Sự vĩnh biệt của ông đã để lại một chỗ trống rất lớn trong lòng Chu Văn An.Và, như tiếng nức nở của Đinh ngọc Mô trong bài điếu văn khóc thầy trước giờ hạ huyệt, hôm nay, người học sinh Chu Văn An kính cẩn thắp nén hương và nhắc lại lời thầy mùa Xuân năm nào: “Tôi cầu chúc cho các anh tìm được đường đi và hăng hái tiến tới.”

Chúng con nguyện xin giữ lời thầy.



Hồ Hải Trân (Một đêm cuối đông 1963)


GHI NHỚ CÔNG ƠN THẦY


Đoàn Thanh Liêm, CVA 54
Bắt đầu từ niên khóa 1952-53, tôi được chuyển từ trường trung học Hồ Ngọc Cẩn từ Bùi Chu lên học lớp Đệ Nhị trường Chu Văn An Hà Nội. Sau khi thi đậu Tú Tài I, tôi lại học tiếp lớp Đệ Nhất ở Chu Văn An và đã tốt nghiệp Tú Tài toàn phần trước khi di cư vào Nam.

Trong hai năm học ở trường trung học Chu Văn An, tôi đã được thụ giáo với nhiều vị thầy danh tiếng thời đó như thầy Nguyễn Tường Phượng dạy Việt Văn, thầy Nguyễn Ngọc Cư dạy Pháp Văn và Triết học, thầy Đào Văn Dương và Bạch Văn Ngà dạy Toán, thầy Bùi Phùng dạy Lý Hóa, thầy Lê Ngọc Huỳnh dạy Sử Địa, thầy Nguyễn Văn Nguyên dạy Anh Văn. Hồi đó hiệu trưởng của trường là thầy Vũ Ngô Xán, giám học là thầy Vũ Đức Thận.

Trong số các thầy dạy đó, tôi đặc biệt chú trọng đến thầy Nguyễn Ngọc Cư thường được gọi là cụ Cư Bướu vì cụ có cái bướu nổi rõ ở sau gáy. Thầy Cư tuy không phải là người có học vị cao, cũng chẳng phải là vị giáo sư tài ba xuất sắc, nhưng thầy lại rất cần mẫn. Thầy soạn bài rất kỹ và cố gắng truyền đạt hết cả sở học của mình cho lũ học sinh chúng tôi đang ở những năm cuối cùng của bậc Trung học. Lương tâm chức nghiệp, phong cách chững chạc ung dung và lòng quý mến học trò của thầy đã ghi đậm nét trong tâm hồn non trẻ của anh em chúng tôi.

Chương trình học Pháp văn hồi đó tập chú vào văn chương Pháp thế kỷ 18 và 19. Còn môn Triết học thì chúng tôi được học về Luận Lý học. Thầy Cư đã giảng dạy chúng tôi rất tận tình về phương pháp luận của Khoa học (Methodologie des sciences) và chỉ dẫn cho học trò phải tham khảo thêm ở sách giáo khoa bằng tiếng Pháp nữa. Tôi nhớ anh em chúng tôi hay chuyền nhau đọc sách Triết của các tác giả Foulquié, Cuvillier, Challaye và cả sách Triết bằng tiếng Việt do Linh mục Cao Văn Luận ở Huế biên soạn.

Quả thật bài học khai tâm về Triết học của thầy Cư đã mở mang trí tuệ cho tôi rất nhiều. Nó đã giúp tôi luôn luôn giữ được thái độ thận trong nghiêm túc trong việc phân tích tìm hiểu những sự việc trên đời. Đó chính là phương pháp hiệu quả nhất để có được cái right thinking (suy nghĩ chính xác) như Bertrand Russell vẫn thường nói. Thêm vào đó, thầy Cư còn truyền đạt cho chúng tôi cả cái nice feeling (lòng nhân hậu) khi thầy luôn luôn nhắc nhở đến chủ trương “Quân tử hòa nhi bất đồng” của cha ông chúng ta theo truyền thống trượng phu quân tử trong xã hội Á Đông từ ngàn xưa.

Hồi bị giam giữ ở trại Hàm Tân, tôi được tin thầy mất và đã xúc động làm bài thơ tưởng nhớ vị thầy đáng quý trọng của mình. Bài thơ này tôi đã có dịp chuyển đến anh Nguyễn Ngọc Quỳnh là trưởng nam của thầy và cho cả mấy anh em cựu học sinh Chu Văn An. Nay cũng xin được đính kèm theo bài viết này để chia sẻ rộng rãi hơn nữa với bà con.


Каталог: groups -> 20618264 -> 1558597453 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> Đặc San Chu Văn An
20618264 -> Tiếng Nói Chánh Thức của Liên Minh Dân Chủ vn chủ Tịch lmdcvn & Chủ Nhiệm Danh Dự: Cố Gs Nguyễn Ngọc Huy
20618264 -> Chuyện tháng Tư Đen

tải về 10.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương