CƠ SỞ DỮ liệu về viện trợ phát triểN (DAD việt nam) Kết quả hiện tại và Chặng đường tương lai



tải về 0.59 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.59 Mb.
#15283
1   2   3   4   5

Bộ phận Hỗ trợ DAD

dadvietnam@dad.info.vn

Tel.: (+84 4) 734 47 57

Fax: (+84 4) 734 47 58

Chương 5. Các nhà tài trợ và DAD: Quan hệ đối tác và cam kết của họ đóng vai trò then chốt

DAD Việt Nam là một hệ thống thu thập số liệu một cách phi tập trung. Điều này có nghĩa là hệ thống tồn tại trên cơ sở có sự tham gia tích cực của các nhà tài trợ trong việc cập nhật thông tin về các dự án liên quan đến tổ chức của mình.

Mỗi cơ quan tài trợ đã cử ra một hoặc một vài cá nhân đóng vai trò làm đầu mối cập nhập thông tin vào DAD. Những người này được cấp quyền để được cập nhật và biên tập thông tin trực tiếp trên mạng DAD, trên cơ sở đó số liệu được cập nhật có thể được truy xuất ngay lập tức cho người sử dụng.


Hiện nay, có 49 cơ quan tài trợ đã đăng ký tham gia cung cấp số liệu cho DAD Việt Nam, chiếm trên 95% tổng nguồn cung cấp ODA cho Việt Nam.
Có tổng số 157 cá nhân đã được ủy quyền làm đầu mối cập nhật thông tin vào DAD thay mặt cho tổ chức của họ.
Cơ sở dữ liệu này sẽ được các đầu mối DAD cập nhật một cách thường xuyên. Trong giai đoạn đầu mới hoạt động, Chính phủ đã kêu gọi các nhà tài trợ nhập liệu “cấp tốc” để tổng hợp được bộ số liệu cập nhật đầu tiên phục vụ cho Hội nghị CG giữa kỳ và các cuộc họp có liên quan khác liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả viện trợ.

Các cơ quan tài trợ đã được yêu cầu cập nhật thông tin của họ vào DAD Việt Nam trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2006.

Vào giai đoạn đầu tiên này, DAD Việt Nam đã có sẵn thông tin của khoảng trên 5.000 dự án ODA được UNDP (DCAS) thu thập từ các nhà tài trợ trong thời gian từ 1993 đến 2003.

Do vậy, vai trò của các đầu mối thông tin là bổ sung thêm các dữ liệu liên quan đến các dự án bắt đầu từ sau năm 2003 và cập nhật số liệu (chủ yếu là giải ngân) các dự án đã có, đặc biệt trong năm 2004 và 2005.

Sau nỗ lực đầu tiên này, việc cập nhật định kỳ cho DAD Việt Nam cần phải được tiếp tục tiến hành thường xuyên.

Tính đến cuối tháng 5/2006, đã có khoảng 38 nhà tài trợ tiến hành cập nhật và biên tập lại dữ liệu các dự án ODA của họ. Trong đó, có khoảng 6 nhà tài trợ đã hoàn thành việc rà soát các số liệu từ trước đến nay và cập nhật thêm các dự án mới trong năm 2005. 32 nhà tài trợ còn lại đã bắt đầu quá trình cập nhật và hoàn tất công việc ở các mức độ khác nhau (xem thông tin chi tiết tại Phụ lục 1).

Phần tiếp theo là một số ví dụ về các báo cáo, bảng biểu và bản đồ do DAD Việt Nam xây dựng với số liệu của 49 cơ quan đã đăng ký với DAD2.

Những báo cáo và bảng biểu này, cùng với các bản đồ đi kèm chỉ là một số ví dụ cho thấy các khả năng phân tích khác nhau của DAD Việt Nam một khi có đầy đủ các thông tin và dữ liệu chính xác.

Chương 6. Quản lý dữ liệu trong DAD Việt Nam

DAD Việt Nam thu thập các số liệu định tính và định lượng về các chương trình, dự án ODA thực hiện tại Việt Nam.

Những thông tin chính được theo dõi cho mỗi chương trình, dự án bao gồm: mô tả tóm tắt các thông tin về dự án, các thông tin về tình hình thực hiện dự án và những bên tham gia chính vào dự án, trong đó bao gồm cả địa chỉ liên hệ của các bên hữu quan.

Về nguồn vốn, DAD Việt Nam có các thông tin về ký kết và giải ngân, tổng vốn đầu tư của dự án và giá trị ký kết phân theo từng nhà tài trợ riêng lẻ (theo thuật ngữ của DAD gọi là “cơ quan tài trợ”).

Hệ thống cũng cho phép người sử dụng phân loại dự án theo từng vùng, từng địa phương và theo hệ thống phân ngành chuẩn quốc tế do OECD DAC xây dựng cho hoạt động báo cáo về nguồn ODA. Đây cũng chính là hệ thống phân ngành được tất cả các tổ chức tài trợ trên thế giới áp dụng khi báo cáo chính thức cho OECD-DAC về nguồn vốn viện trợ hàng năm của mình (các số liệu này được OECD tổng hợp và công bố rộng rãi).

Với những thông tin này, DAD Việt Nam cho phép người sử dụng có thể xây dựng nhiều loại báo cáo, bảng biểu hay bản đồ khác nhau tuỳ theo cách thức lựa chọn các bộ biến số hay tiêu chí thông tin trên cơ sở nhu cầu sử dụng của mình.

Chức năng Báo cáo trong DAD Việt Nam cho phép trình bày thông tin theo nhiều cách. Người sử dụng DAD có thể tạo các bảng biểu theo ý mình và có khả năng lựa chọn tuỳ ý bất kỳ một tập hợp tiêu chí phân loại nào có trong Biểu mẫu Nhập Số liệu.

Chỉ có một vài thông tin có tính chất định tính như mô tả về dự án là không thể báo cáo được với công cụ này, tuy nhiên, người sử dụng vẫn có thể xem được các thông tin nói trên trong phần thông tin về từng dự án.

DAD Việt Nam cũng có khả năng tạo ra các bảng biểu và bản đồ để trình bày các thông tin, dữ liệu dưới dạng hình ảnh một cách đơn giản.

Chức năng Bảng biểu trong DAD Việt Nam trình diễn các hình thức bảng biểu khác nhau (cột, thanh ngang, đường kẻ và hình bánh) dựa trên số lượng dự án, và quan trọng hơn là số liệu ký kết, giải ngân và số vốn dự kiến giải ngân.

Đối với chức năng Bản đồ cũng tương tự như vậy, chức năng này giúp trình bày thông tin về con số ký kết, giải ngân và số dự án theo vùng địa lý.

Đối với cả ba chức năng này, người sử dụng có khả năng lọc để lấy các thông tin cần thiết trong từng khoảng thời gian cụ thể, theo nguồn vốn tài trợ hoặc các mục thông tin khác mà họ quan tâm.

6.1. Thông tin về các bên liên quan

DAD Việt Nam cho phép người sử dụng xác định tất cả các bên tham gia vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình quản lý dự án, từ bên cung cấp nguồn vốn tài trợ đến các bên thực hiện cấp 1, cơ quan đối tác phía Việt Nam cũng như các tổ chức được hưởng lợi từ dự án.

Thông tin tài chính được nhập vào DAD phản ánh luồng vận chuyển của nguồn vốn từ nguồn cung cấp vốn (nhà tài trợ) đến các bên thực hiện cấp 1.

Điều này cho phép người sử dụng làm rõ vai trò của các bên tham gia khác nhau vào toàn bộ quá trình dự án. Nó cũng giúp xác định nguồn cung cấp đích thực vốn ODA cho các dự án khác nhau, giảm thiểu rủi ro về việc báo cáo trùng lặp giữa các nhà tài trợ và nhờ đó cho phép phân tích chính xác hơn mức độ đóng góp thực tế của từng nhà tài trợ vốn ODA.

Hệ thống cũng có khả năng ghi lại đóng góp từ nhiều nhà tài trợ khác nhau khi có nhiều tổ chức cùng đồng tài trợ cho một dự án.

Ngoài một số chức năng khác, dạng thông tin này cũng cho phép tạo báo cáo ODA phân theo mức ký kết và giải ngân hàng năm của từng nguồn vốn tài trợ, như trình bày trong Bảng 1.

Hệ thống DAD cũng cho phép xếp hạng các nhà tài trợ cung cấp vốn ODA đứng đầu trong một giai đoạn cụ thể, như trình bày trong Biểu 1.
Biểu 1: 10 nhà tài trợ vốn ODA đứng đầu theo mức độ giải ngân, 2004-2005

DAD cũng có thể phân loại tương tự như vậy đối với các loại hình cơ quan đối tác khác có liên quan đến việc thực hiện các chương trình, dự án ODA. Trong trường hợp này, DAD Việt Nam cho phép phân tích mức độ tham gia của mỗi tổ chức vào từng dự án khác nhau.

Ví dụ, DAD có thể trình bày các số liệu xem cơ quan đối tác nào về phía Chính phủ thường được các nhà tài trợ tiếp cận nhiều nhất. Phụ lục 2 là một ví dụ tốt cho thấy việc này có thể được đánh giá như thế nào thông qua DAD.

DAD cũng có thể cho thấy các tổ chức nào là đối tượng hưởng lợi ODA chính ở Việt Nam, như trình bày trong Biểu 2.


Biểu 2: 10 cơ quan hưởng lợi đứng đầu theo mức độ giải ngân, 2004-2005

6.2. Thông tin tài chính

Ký kết và Giải ngân

Những thông tin tài chính căn bản có trong DAD là nguồn vốn ký kết và số vốn được giải ngân cho từng dự án từ các nguồn tài trợ khác nhau.

Các tổ chức tài trợ khác nhau có thể cập nhật riêng rẽ số vốn ký kết và giải ngân của mình, nêu rõ ngày tháng giải ngân.

Hệ thống DAD cũng cho phép người sử dụng nhập các số liệu ký kết và giải ngân dự kiến tiến hành trong tương lai mà cơ quan tài trợ có thể dự đoán trước được. Điều này cho phép người sử dụng DAD tính toán được mức dự kiến ký kết và giải ngân trong tương lai thông qua chức năng “số dự kiến giải ngân/ký kết”.

Nếu như thông tin được nhập một cách chi tiết và chính xác, hoàn toàn có thể báo cáo về con số ký kết và giải ngân theo năm, như được trình bày trong Biểu 3 và 4.

Đồng thời, DAD cũng cho phép người sử dụng phân tích và so sánh giữa các số liệu về mức ký kết và giải ngân ODA trong một giai đoạn nhất định như trong Biểu 5.

Một con số thú vị khác có thể lấy được từ phần tài chính của cơ sở dữ liệu DAD là xem mức phân bổ ODA hàng năm theo loại vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay (xem ví dụ ở Biểu 6).

Trên thực tế, các số liệu này có thể được lọc để xem cùng với các số liệu khác nếu cần thiết. Ví dụ, có thể xây dựng được biểu đồ hay bảng về mức phân bổ nguồn vốn ODA phân theo các loại hình và điều kiện cung cấp viện trợ, như trong Phụ lục 3.


Biểu 3: Tổng số vốn ODA ký kết, 1993-2005

Biểu 4: Tổng số vốn ODA giải ngân, 1993-2005


Tổng vốn đầu tư cho dự án

DAD Việt Nam có các thông tin tài chính về tổng vốn đầu tư của các dự án. Ngoài ra, DAD có thể chỉ ra các dự án lớn xét dưới giác độ tổng vốn đầu tư, như trong Phụ lục 4.

Hệ thống cho phép phân bố tổng vốn đầu tư dự án theo ngành và theo vùng, cung cấp thêm thông tin về phân bổ nguồn lực, điều này sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.



Biểu 5: Tổng mức Ký kết và Giải ngân ODA giai đoạn 1993-2005


Biểu 6: Tổng mức giải ngân ODA phân theo tính chất nguồn vốn giai đoạn 1993-2005



6.3. Thông tin ODA phân loại theo ngành, lĩnh vực và phân bố địa lý

DAD Việt Nam tập hợp các thông tin về ngành và tiểu ngành theo phân loại của OECD DAC. Hệ thống này cũng thu thập các thông tin và từ đó cho phép xác định mức tài trợ cũng như mức phân bổ ODA theo vùng và theo địa phương trong từng lĩnh vực cụ thể.

Chức năng này cũng cho phép thực hiện nhiều khả năng phân tích khác nhau. Trước hết, nó cho phép người sử dụng báo cáo về việc phân bố nguồn vốn ODA theo các ngành và tiểu ngành cụ thể. Một ví dụ về nội dung này trong giai đoạn 2004-2006 được nêu tại Phụ lục 5.

Ngoài ra, hệ thống cũng cho phép xếp hạng các lĩnh vực đứng đầu trong việc tiếp nhận nguồn vốn ODA trong một khoảng thời gian nhất định, như được thể hiện trong Biểu 7.


Biểu 7: 10 lĩnh vực đứng đầu về mức giải ngân ODA, giai đoạn 2004-2005

Về mặt địa lý, DAD có thể tạo ra các bản đồ để minh họa số lượng các dự án hoạt động tại một khu vực cụ thể, cũng như thể hiện số lượng nhà tài trợ tham gia và các ngành, lĩnh vực tiếp nhận ODA ở đó. Ví dụ minh họa cho việc này được trình bày trong Bản đồ 1.




Bản đồ 1: Số lượng dự án phân theo vùng lãnh thổ, giai đoạn 1993-2005

6.4. Thông tin về sản phẩm đầu ra

DAD Việt Nam không chỉ dừng lại ở các thông tin tài chính về các chương trình, dự án ODA. Nó còn có thể theo dõi số liệu về tình hình thực hiện dự án cũng như các kết quả đầu ra và hoạt động của dự án.

Hệ thống này cũng được xây dựng để có thể theo dõi được xem liệu có bao nhiêu dự án hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Việt Nam và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (xem Biểu 8) và hoặc thực hiện những mục tiêu có tính chất chuyên đề khác.

Ở phương diện này, DAD Việt Nam có thể theo dõi số vốn hay số lượng các dự án ODA hỗ trợ cho hoạt động hậu WTO của Việt Nam, hoạt động chống tham nhũng hay phòng chống cúm gia cầm. Ví dụ về khả năng này của DAD được nêu tại Phụ lục 6.


Biểu 8: Số lượng các dự án phân theo việc đối chiếu kết quả dự án theo VDG, 2004-2005



Chương 7. Chất lượng và giá trị của số liệu

Trong thời gian gần đây, DAD Việt Nam đã cố gắng tổng hợp được một bộ số liệu đầu tiên phục vụ cho việc phân tích ODA.

Tuy nhiên, các bên cũng nhận thức rõ ràng rằng còn phải tiến hành rà sóat và kiểm định dữ liệu thêm nữa thì mới có thể đảm bảo được giá trị của số liệu nói chung.

7.1. Kiểm định và rà soát các dữ liệu hiện có trong DAD

Trước hết, do cơ sở dữ liệu DAD vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu nên vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật và phương pháp luận liên quan đến ứng dụng này cần phải được giải quyết trong thời gian sắp tới.

Hơn nữa, để đảm bảo tính chính xác, cần phải lưu ý rằng nhiều cơ quan tài trợ hiện vẫn còn đang tiếp tục kiểm tra số liệu đã được nhập vào DAD, có nghĩa là thông tin về các dự án ODA trong một số trường hợp có thể vẫn chưa hoàn toàn chính xác.

Để hỗ trợ và khuyến khích quá trình này, vào khoảng giữa tháng 5 năm 2006, Nhóm Quản trị DAD đã yêu cầu các tổ chức tài trợ tiến hành kiểm định lại giá trị dữ liệu các dự án ODA của mình tài trợ để đảm bảo rằng các cơ quan này có cơ hội phát hiện ra những thiếu sót có thể có liên quan đến chất lượng các thông tin trong DAD.

Để có thông tin chi tiết về số nhà tài trợ đã hoàn tất công tác kiểm định dữ liệu này, xem phần đánh dấu (*) trong Phụ lục 1.

Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm định dữ liệu nói trên, Chính phủ cũng đã thành công trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về DAD trong các tổ chức tài trợ tham gia cập nhật DAD và thúc đẩy các tổ chức này tiếp tục quan tâm đến việc rà soát số liệu.

Toàn bộ quá trình trên đã đem lại những kết quả ban đầu thông qua việc một số lượng lớn các dữ liệu đã được rà soát cặn kẽ. Mặc dù vậy, quá trình này vẫn chưa hoàn tất do thời gian có hạn và khối lượng công việc lại rất lớn.

7.2 Một số nhà tài trợ vẫn chưa cập nhật số liệu

Bên cạnh những điều đã nêu ở trên, cần lưu ý rằng có một bộ phận nhỏ các tổ chức tài trợ vẫn chưa tiến hành cập nhật được thông tin dự án của mình và do vậy những số liệu xuất hiện trong báo cáo liên quan đến các nhà tài trợ này chỉ mới thể hiện thông tin các dự án cũ đã được lưu giữ trong Hệ thống DCAS của UNDP nay chuyển sang DAD.

Rõ ràng, thách thức trong những tháng tới đây sẽ là cải thiện chất lượng số liệu hiện có đồng thời thu hút toàn bộ các nhà tài trợ tham gia đầy đủ vào công tác cập nhật DAD thường xuyên, nhằm đảm bảo rằng thông tin được lưu giữ trong hệ thống có tính chất toàn diện, chính xác và đáng tin cậy ở mức độ tối đa trong dài hạn.

Quá trình này sẽ được thực hiện song song với quá trình so sánh số liệu của DAD với số liệu được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu truyền thống của Chính phủ. Kết quả của công việc này sẽ giúp nâng cao mức độ hiểu biết về các khía cạnh khác nhau của thông tin ODA, đồng thời sẽ giúp cho việc xác định các bước cần triển khai tiếp theo nhằm tiến tới lồng ghép các hệ thống dữ liệu về ODA hiện có.

Chương 8. Tương lai của DAD: Thách thức và Cơ hội

Có thể nói DAD Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng các nhà tài trợ. Sự đáp ứng nhanh chóng và tích cực đối với DAD từ phần đông các tổ chức tài trợ đang hoạt động ở Việt Nam trong một thời gian ngắn từ khi DAD được khai trương trở lại cho thấy sự quan tâm chung của cộng đồng tài trợ trong việc hướng đến một hệ thống thông tin tích hợp để điều phối và quản lý ODA ở Việt Nam hiệu quả hơn.

Những kết quả DAD đạt được cho đến nay sẽ không thể có được nếu không có sự hỗ trợ quý báu cũng như cam kết mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ đối với Chính phủ, cũng như nếu thiếu vắng vai trò lãnh đạo mang tính chất quyết định của Chính phủ trong toàn bộ tiến trình này.

Tuy nhiên, thành công lâu dài của công việc mới này sẽ chỉ có thể được đảm bảo nếu cả hai phía tiếp tục thể hiện những cam kết đối với việc tiếp tục phát triển DAD trên cơ sở củng cố những thành quả ban đầu của tiến trình này.

8.1 Đẩy mạnh vai trò làm chủ của cả Chính phủ cũng như các nhà tài trợ đối với hệ thống DAD

Tiếp tục nâng cao mối quan tâm của các nhà tài trợ đối với việc cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu DAD đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và tính bền vững trong tương lai của hệ thống DAD. Quá trình này cần phải đi đôi với các nỗ lực đáng kể từ phía Chính phủ nhằm tiếp tục cải tiến cơ sở dữ liệu, đóng góp vào quá trình kiểm định dữ liệu trong DAD cũng như thể hiện vai trò làm chủ của mình trong việc sử dụng và quản lý hệ thống này trong tương lai.

Nhưng DAD Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức khác bên cạnh các vấn đề liên quan đến hoạt động cập nhật dữ liệu. Trong khuôn khổ phạm vi hoạt động của DAD như hiện nay, cần đảm bảo được rằng các nhà tài trợ không chỉ sử dụng tất cả các chức năng và nhập liệu đầy đủ cho các trường thông tin khác nhau hiện có trong DAD, mà còn đảm bảo được rằng các tổ chức này sẽ biết sử dụng các chức năng trên một cách nhất quán.

Ngoài ra, còn cần phải đảm bảo rằng tất cả các bên hữu quan – từ nhà tài trợ, đến Chính phủ và công chúng nói chung - đều biết sử dụng thành thạo mọi chức năng báo cáo và truy vấn thông tin của DAD. Để thực hiện mục tiêu nói trên, trong các tháng tới đây, sẽ cần tổ chức nhiều khóa tập huấn và hội thảo để hỗ trợ và đẩy mạnh quá trình này.

Để có thể tối đa hoá việc sử dụng DAD làm công cụ hỗ trợ quản lý ODA, tất cả các tổ chức cần phải tự xây dựng cho riêng mình các phương thức khai thác và sử dụng DAD khác nhau tùy theo yêu cầu công việc cũng như mối quan tâm trong lĩnh vực hoạt động của mình. Ở phương diện này, việc các thành viên EU gần đây quyết định sẽ sử dụng các thông tin trong DAD làm cơ sở để xây dựng cuốn Sách xanh của EU là một ví dụ tuyệt vời theo hướng đi này.

Chính nhờ việc các nhà tài trợ cũng như các cơ quan đối tác từ phía Chính phủ sử dụng thường xuyên DAD mà chất lượng thông tin của DAD sẽ không ngừng được cải thiện. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ tác động đến việc sử dụng cơ sở dữ liệu trong tương lai.

Những diễn đàn như Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả Viện trợ (PGAE), hay hoạt động của các nhóm quan hệ đối tác tương tự cũng như mức độ làm chủ và vai trò lãnh đạo từ phía Chính phủ Việt Nam sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong toàn bộ tiến trình này.

8.2 DAD phục vụ mục tiêu Chính phủ điện tử

DAD Việt Nam có tiềm năng trở thành một mô hình tốt về việc áp dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin phục vụ các dịch vụ công cũng như góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.

Tuy nhiên, với tư cách là một trong số những dự án đầu tiên về Chính phủ điện tử ở Việt Nam, DAD đã bộc lộ những hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng thông tin của Bộ KH&ĐT. Trước khi có thể đưa các máy chủ DAD về lại Trung tâm thông tin như dự kiến ban đầu đặt ra, Bộ KH&ĐT với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ cần cố gắng đảm bảo được việc hoàn tất cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong Bộ KH&ĐT được nâng cấp một cách đầy đủ.

Bên cạnh đó, một số nhà tài trợ đã bày tỏ quan ngại về việc sử dụng đầu vào quá nhiều của Công ty Synergy International Systems, Inc., coi đây là một vấn đề rủi ro đối với tính bền vững lâu dài của hệ thống. Chính phủ cũng nhận ra vấn đề này, nhưng một mặt khác, cũng được hưởng lợi từ việc tiếp cận với công nghệ phần mềm mới nhất. Ở Ấn độ, Công ty Synergy International Systems Inc. đã hình thành một liên doanh với một công ty tin học trong nước ở đây nhằm chuyển giao các kỹ năng cần thiết liên quan đến việc điều chỉnh DAD theo yêu cầu của người sử dụng. Nhu cầu mở rộng DAD hiện nay ở Việt Nam tạo ra cơ hội cho việc áp dụng một cách tiếp cận tương tự nhằm hình thành các nhà cung cấp dịch vụ trong nước để không chỉ đảm bảo sự bền vững lâu dài của DAD mà còn đảm bảo cả khả năng mở rộng DAD để phục vụ cho các lĩnh vực khác liên quan đến mục tiêu Chính phủ điện tử.

Ở góc độ này, công nghệ và phương pháp xây dựng DAD có khả năng thích ứng dễ dàng để phát triển một công cụ thông tin tích hợp trong tương lai phục vụ mục tiêu quản lý nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó, DAD có thể được lồng ghép với các hệ thống khác của Chính phủ, cho phép việc trao đổi thông tin ODA một cách hiệu quả hơn.

8.3 DAD và Chương trình nghị sự Nâng cao Hiệu quả Việt trợ

Các nhà tài trợ đã công nhận tiềm năng của DAD Việt Nam với tư cách là một công cụ quản lý viện trợ tích hợp để giám sát các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ. Trên thực tế, DAD Việt Nam ngày càng thể hiện một vai trò rõ nét hơn trong việc theo dõi các chỉ số của Cam kết Hà Nội, trong việc nâng cao tính dự đoán trước của nguồn vốn viện trợ, cũng như tạo điều kiện cho quá trình phản ánh ODA vào ngân sách.

Đưa việc giám sát các khía cạnh khác nhau của Cam kết Hà Nội vào một công cụ quản lý viện trợ như DAD có thể làm giảm chi phí giao dịch cho hoạt động báo cáo. Ví dụ, DAD có thể cung cấp một cơ sở dữ liệu liên quan đến việc thực hiện các chỉ số của Cam kết Hà Nội nhằm có thể theo dõi tiến bộ đạt được qua các năm, giữa các nhà tài trợ và cũng như giữa các ngành khác nhau.

Tuy vậy, cũng phải thấy rằng bất kỳ một sự mở rộng tiếp tục nào của DAD Việt Nam vượt ra ngoài phạm vi hiện nay của nó đều cần phải được phân tích chi tiết trên cả hai khía cạnh ưu và nhược điểm. Ví dụ, lợi ích có được khi có thêm thông tin bổ sung được đưa lên DAD cần phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với những rủi ro khi xây dựng một hệ thống thông số quá chi tiết và phức tạp, và tạo ra thêm gánh nặng cho những người phải cung cấp số liệu.

Dù thế nào chăng nữa, rõ ràng là vào thời điểm này DAD cần phải củng cố hệ thống trong phạm vi hiện nay của nó trước khi có thể tiếp tục mở rộng tương đối các chức năng của hệ thống.

Rõ ràng, những thách thức đặt ra đối với DAD là không hề nhỏ. Tuy nhiên, những bước tiến đạt được trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị CG giữa kỳ năm 2006 đã cho thấy quan hệ đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ có thể mang lại cho thế giới một ví dụ thành công nữa của hoạt động hài hòa thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ ở Việt Nam.


Để thay cho lời kết, xin được trích dẫn lời mà Thứ trưởng Bộ KH&ĐT- TS. Cao Viết Sinh đã nói trong buổi lễ khai trương trang Web DAD, “việc vận hành DAD sẽ có những tác dụng sâu sắc không chỉ cho các cơ quan của Chính phủ hay của các nhà tài trợ có liên quan, mà cho chính những người thụ hưởng thực sự nguồn vốn viện trợ ở Việt Nam”.
Lễ Khai trương DAD Việt Nam

3/10/2005







Phụ lục 1:

Tình hình cập nhật và kiểm tra thông tin của các nhà tài trợ vào DAD tính đến 30 tháng 5 năm 2006



CÁC TỔ CHỨC ĐÃ HOÀN THÀNH CẬP NHẬT CÁC DỰ ÁN (bao gồm cả các dự án có từ trước)

TẤT CẢ CÁC TỔ CHỨC ĐÃ CẬP NHẬT CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN


NHỮNG TỔ CHỨC CHƯA CẬP NHẬT DỰ ÁN NÀO

CÁC TỔ CHỨC MỚI ĐĂNG KÝ VÀO DAD GẦN ĐÂY



Tổng số: 6 tổ chức



Tổng số: 32 tổ chức


Tổng số: 10 tổ chức


Tổng số: 1 tổ chức

  1. AECI*

  2. AFD*

  3. Đại sứ quán Nhật Bản*

  4. Đại sứ quán Tây Ban Nha

  5. KfW

  6. IOM*




  1. Ngân hàng Phát triển Châu Á*

  2. Cơ quan Phát triển Quốc tế của Úc*

  3. Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada

  4. Bộ Phát triển Quốc tế Anh*

  5. Đại sứ quán Bỉ

  6. Đại sứ quán Đan Mạch*

  7. Đại sứ quán Phần Lan*

  8. Đại sứ quán Pháp

  9. Đại sứ quán Ý

  10. Đại sứ quán Luxembourg

  11. Đại sứ quán Hà Lan

  12. European Commission*

  13. FAO*

  14. GTZ (Germany)*

  15. ILO

  16. JBIC (Japan)

  17. JICA (Japan)

  18. SDC (Switzerland) *

  19. SECO (Switzerland)

  20. UNDP*

  21. UNESCO

  22. UNFPA*

  23. UNHCR

  24. UNICEF

  25. UNIDO

  26. UNODC*

  27. UNV*

  28. USAID (US)*

  29. WB/IDA*

  30. WHO*

  31. GEF (undertaken by UNDP Focal Points)

  32. IAEA (undertaken by UNDP Focal Points)




  1. Đại sứ quán Thụy Điển

  2. Đại sứ quán Trung quốc

  3. Đại sứ quán Công hòa Séc*

  4. Đại sứ quán Đức*

  5. Đại sứ quán Hung-ga-ry

  6. Đại sứ quán Singapore

  7. Đại sứ quán Thái Lan

  8. KOICA (Korea)

  9. Cơ quan Phát triển Quốc tế New Zealand

  10. UNAIDS



49. Đại sứ quán Na-uy


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương