Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông



tải về 72.05 Kb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích72.05 Kb.
#57626
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16
Các vấn đề của văn minh phương Đông

3. Ấn Độ:
+ Ngôn ngữ và chữ viết: Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ, những ngôn ngữ chính được biểu đạt bằng hệ thống chữ viết riêng. Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ dưới dạng đồ họa có từ thời Harappa. Sau đó xuất hiện chữ cổ Brahma, chữ Phạn (Sanskrit), chữ Pali … Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Benga, Urdu … là biến thái của ngôn ngữ Phạn.
+ Chữ viết đã chuyển tải được một nền văn chương Ấn đầy sắc thái, một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú bao gồm các bộ kinh Hindu và kinh Phật, Sử thi, kịch và thơ ca trữ tình. Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana.
- Mahabharata là bản trường ca gồm 110.000 khổ thơ (220.000 câu). Chủ đề của bộ sử thi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền bắc Ấn Độ. Mahabharata được coi là một bộ (bách khoa toàn thư) của Ấn Độ.
- Ramayana dài 48.000 câu thơ là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và nàng công chúa kiều diễm Sita. Thông qua câu chuyện tình đó, bộ sử thi phản ánh những ngành nghề, việc làm ăn sinh sống, phong tục cưới xin, quan niệm của người Ấn Độ về con người, cha con, vợ chồng, anh em, lòng chung thủy và đức tính trung nghĩa ở đời.
- Nhà thơ- nhà viết kịch Kalidasa sống vào thế kỉ IV thời vương triều Gúpta, ông là tác giả của tác phẩm văn học trữ tình nỗi tiếng Sacuntala. Tác phẩm phỏng theo một câu chuyện dân gian trong sử thi Mahabharata, mô tả cuộc tình duyên trắc trở của Sacuntala và nhà vua Dusianta. Mối tình tuyệt đẹp đã sinh ra Bharata vị thủy tổ của nhân dân Ấn Độ. Tuy chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn nhưng Kalidasa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối của giai cấp thống trị.
- Ngoài ra văn học Ấn Độ còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết bằng nhiều loại phương ngữ khác nhau.
4. Trung Quốc:
a. Chữ viết:
+ Văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là văn tự kết thừng. Đến thiên niên kỉ II.TCN, người Ân Thương đã viết lên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt văn. Ngoài ra còn có chữ được khắc trên đồ vật (Ân khư khư thế), chữ khắc trên đá (Thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (Kim văn), chữ trên chuông đỉnh (Chung đỉnh văn). So với Giáp cốt văn, Kim văn không khác biệt về bản chất, nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thành hàng lối rõ rệt và nhiều chữ phức tạp hơn.
+ Đến nhà Tần, chữ viết được chỉnh lí, đơn giản và cải tiến … khuôn trong hinh vuông gọi là chữ Tiểu triện. Đây là lần thống nhất quan trọng cơ bản đầu tiên trong lịch sử phát triển chữ viết của Trung Quốc … ra đời từ thiên niên kỉ thứ II.TCN, chữ viết Trung Quốc là hệ chữ viết duy nhất hiện còn được sử dụng.
b. Văn học:
+ Thơ:
- Kinh thi: là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng tác từ đầu Xuân Thu đến giữa Tây Chu (khoảng 500 năm) gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong chiếm số lượng nhiều nhất và cũng có giá trị cao nhất. Kinh thi đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này.
- Thơ Đường: Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc, nó trở nên vô giá bởi nội dung và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của mình. Hiện nay còn lại khoảng 48.000 bài thơ của 2300 tác giả. Các tác giả nỗi tiếng như Lí Bạch (701-762) đã để lại trên 1200 bài, Đỗ Phủ (712-770) khoảng 1400 bài, Bạch Cư Dị (772-846) khoảng 2800 bài …
+ Tiểu thuyết Minh-Thanh:
Thời Minh - Thanh đã để lại cho hậu thế một số lượng lớn tiểu thuyết chương hồi phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Có các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân …
Từ đầu nhà Thanh tới cuối thời vua Càn Long là thời kì tiểu thuyết cực thịnh. Các tác phẩm tiêu biểu như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… Trong đó Hồng lâu mộng là tiểu thuyết có giá trị nhất, là một kiệt tác của nhân loại.
c. Sử học:
Người Trung Quốc có ý thức cao về lịch sử và rất giàu kinh nghiệm trong việc biên soạn sử, vì vậy sử học nước này rất phát triển.
- Người tiêu biểu cho nền sử học Trung Quốc là Tư Mã Thiên (sinh năm 135 hay 145.TCN), ông là người đầu tiên trên thế giới chép sử bằng thể kí. Tác phẩm tiêu biểu là Sử kí, bộ sử đồ sộ nhất của nhân loại, gồm 5265000 chữ được Lỗ Tấn ca ngợi “Lời hát tuyệt vời của các sử gia, thiên Li tao không vần”.
- Ban Cố thời Đông Hán là người mở đầu cho cách viết sử theo triều đại (tác phẩm Hán thư), sau đó có Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp…
- Tư Mã Quang và nhiều tác giả khác cùng biên soạn tác phẩm Tư trị thông giám theo thể biên niên, tổng cộng có 354 cuốn (kể cả 30 cuốn mục lục).
- Thời Minh -Thanh còn có các bộ “Minh sử”, “Tứ khố toàn thư”… Các bộ sách trên đều là những di sản văn hóa vô giá của nhân dân Trung Quốc.

tải về 72.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương