Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông



tải về 72.05 Kb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích72.05 Kb.
#57626
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Các vấn đề của văn minh phương Đông

3. Ấn Độ:
- Bàlamôn giáo ra đời vào những thế kỉ đầu thiên niên kỉ I.TCN do sự phát triển của xã hội có giai cấp và sự bất bình đẳng về đẳng cấp. Là một tôn giáo đa thần, cao nhất là thần Brama, vị thần sáng tạo thế giới. Ngoài thần Brama còn có thần Visnu, Siva … nội dung quan trọng trong giáo lí của Bàlamôn giáo là thuyết luân hồi. Về mặt xã hội, Bàlamôn giáo là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Bàlamôn được truyền bá rộng rãi trong nhiều thế kỉ, đến thế kỉ VI.TCN bị suy thoái do sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phât.
- Khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp, nhân đó đạo Bàlamôn phục hồi và phát triển. Đến khoảng thế kit VIII-IX, Bàlamôn giáo được bổ sung thêm nhiều yếu tố về đối tưựong sùng bái, kinh điển và nghi thức… từ đây Bàlamôn giáo được gọi là Hinđu giáo (Ấn Độ giáo). Đối tượng sùng bái chủ yếu của Hinđu giáo vẫn là ba thần Brama, Visnu, Siva. Các loài động vật như rắn, hổ, khỉ, bò, cá sấu… cũng được Hinđu giáo coi là các thần và rất được tôn sùng, Giáo lí của Hinđu giáo được thể hiện trong các bộ kinh Vêđa, Upanisad và các sử thi Mahabharata, Ramayana, Bhagavad….
- Phật giáo: Ra đời vào cuối thiên niên kỉ I.TCN, Siddharata Gautama là người sáng lập. Nội dung chủ yếu của Phật giáo là chỉ ra chân lí về nguyên nhân cảu các nổi khổ ở đời và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy.
Chân lí về nỗi đau và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ đó được thể hiện trong “Tứ diệu đế”.
Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ.
Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ.
Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ.
Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ (Bát chính đạo).
Về mặt thế giới quan nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết “duyên khởi”. Mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, duyên khởi do tâm mà ra, tâm là nguồn gốc của duyên khởi và cũng là nguồn gốc của vạn vật.
Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp vì nguồn gốc xuất thân không phải là điều kiện để được cứu vớt.Đạo Phật khuyên con người phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt. Phật giáo được truyền bá nhanh chóng không những ở Ấn Độ mà còn sang các nước khác. Khoảng 100 năm sau công nguyên, đạo Phật chia làm hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa.
Ảnh hưởng của các tôn giáo trên đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ngay cả Hindu giáo cũng có thể coi nó là tôn giáo mang tính quốc tế, bởi vì sự ảnh hưởng đậm nét của nó đối với vùng Đông Nam Á.
- Ấn Độ còn là quê hương thứ hai của Hồi giáo, một tôn giáo lớn trên thế giới, và Jain giáo, Xích giáo…
+ Triết học:
Triết học Ấn Độ rất phong phú và đa dạng với nhiều quan điểm và trường phái khác nhau.
- Bàlamôn giáo cho rằng thế giới vật chất cũng như thần thánh đều do Brama sáng tạo ra, về sau trong sách Upanisad, Bàlamôn đem cái “bản ngã ” (at man) của con người kết hợp với Brama làm một và cho rằng chính cái bản ngã này sáng tạo ra thế giới. Triết học Bàlamôn chia ra làm sáu trường phái triết học như Yoga, Purova Mimãna, Vêđanta, Niaga, Xankia, Vaisêrica. Phái Vaisêrica do Canada đề xướng ra thuyết nguyên tử. Ông cho rằng, vũ trụ gồm vô số vật khác nhau nhưng vật nào cũng được cấu tạo từ những nguyên tử, ngoài nguyên tử và chân không ra thì không có gì hết. Nguyên tử vận động là do một lực lượng vô hình chứ không phải do một vị thần linh nào cả.
- Triết học Phật giáo: Triết học Phật giáo phủ nhận hai yếu tố Brama và Át man của Bàlamôn giáo, không thừa nhận có đấng thần linh tối cao sáng tạo ra vũ trụ và phủ nhận luôn cả tồn tại khách quan. Những yếu tố của phép biện chứng của triết học Phật giáo tuy còn ở mức độ tự phát, chưa hoàn chỉnh nhưng đã nhìn thấy sự vận động biến đổi của thế giới, thấy được sự đối lập trong thống nhất, vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chúng như ý thức và vô thức, niết bàn và vô minh…
- Triết học Sácvaca: Đây là trường phái triết học duy vật cổ đại, cho thế giới chung quanh là vật chất được tạo nên bởi bốn nguyên tố: đất, lửa, nước và không khí. Con người nhận thức được thế giới là do cảm giác. Con người có ý thức và ý thức là sản phẩm của thể xác, khi con người ta chết thì ý thức cũng mất theo. Triết học Sácvaca cũng phủ nhận những quan niệm về thần sáng tạo thế giới của tôn giáo.

tải về 72.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương