Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông



tải về 72.05 Kb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích72.05 Kb.
#57626
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Các vấn đề của văn minh phương Đông

(4) Những thành tựu về khoa học tự nhiên của phương Đông
1. Ai Cập:
Toán học:
Nhu cầu đo đạc ruộng đất, làm thủy lợi, xây dựng đền miếu, kim tự tháp, tính toán thu nhập... là những nguyên nhân thúc đẩy toán học, hình học cổ Ai Cập ra đời.
- Thiên niên kỉ thứ III.TCN là thời kì xuất hiện từng bước quan niệm trừu tượng về số của người Ai Cập. Sang đầu thiên niên kỉ thứ II.TCN, người Ai Cập đã phát triển thành công hệ đếm của mình.
Người Ai Cập đã biết dùng hệ thập phân. Nhờ có hệ đếm, người Ai Cập đã biết làm các phép tính cộng và trừ, còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng hoặc trừ nhiều lần. Tri thức đại số của người Ai Cập đã đạt tới việc giải phương trình bậc nhất.
- Về hình học, họ biết tính diện tích hình tam giác, tứ giác, biết rằng bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh trong một tam giác vuông. Người Ai Cập đã tìm được Pi = 3,14.
+ Thiên văn học:
- Người Ai Cập sớm phát hiện ra các chòm sao và đã soạn ra bản đồ các thiên thể. Loại bản đồ thiên thể này được vẽ trên trần nhà của đền đài cổ. Bản đồ 12 cung hoàng đạo có từ thời Vương triều XIV. Họ cũng biết sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ và các hành tinh khác.
- Từ thời Tảo Vương quốc và Cổ Vương quốc người Ai Cập đã tính toán khá chính xác mực nước sông Nile hành năm. Nắm được quy luật về thời gian, biết tính năm, tháng, ngày, giờ, thời gian gieo hạt, gặt hái, và thời điểm để làm các nghi lễ tôn giáo...
- Ở Ai Cập, việc xậy dựng lịch gắn liền với việc quan sát sao Lang (Sirius) trên bầu trời. Một năm – 365 ngày là thời gian giữa hai lần sao Lang xuất hiện đúng ở đường chân trời. Người Ai Cập chia năm thành 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng, mỗi tháng 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm thành năm ngày lễ.
- Việc tính toán vị trí các ngôi sao trên trời và việc phát minh ra đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời là những thành tựu của thiên văn thời Tân Vương Quốc.
Những tri thức thiên văn của người Ai Cập cổ xưa là những thành tựu khoa học rất đáng khâm phục.
+ Y học:
- Ngay từ thời Cổ Vương quốc, do tục ướp xác người Ai Cập đã biết về cấu tạo cơ thể người. Trong y học đã có các chuyên khoa như khoa nội, ngoại, khoa mắt, răng, dạ dày... Trong các bộ phận của cơ thể thì họ cho tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác, họ vẫn giữ trái tim lại, và tay nghề của các thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim. Trong các tài liệu cổ, thấy người Ai Cập đã có khoảng 100 từ là những từ thuộc về giải phẩu học.
- Sách thuốc (Papyrus Medicad) của người Ai Cập được biên soạn trong khoảng năm 1500-1450.TCN, nói về nhiều cách chữa bệnh.
+ Các lĩnh vực khác như vật lí, hóa học... người Ai Cập cũng có những thành tựu rất đáng kể như việc sử dụng kỹ thuật ướp xác, kĩ thuật xây dựng kim tự tháp...
2. Lưỡng Hà:
+ Toán học:
- Người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra hệ đếm lấy 60 làm cơ sở (hệ lục thập phân). Đây là hệ đếm tiến bộ nhất của toán học. Trước đó người Lưỡng Hà đã sử dụng nhiều hệ đếm khác nhau, như hệ đếm lấy số 5 làm cơ sở của người Sumer thời cổ. Với hệ đếm lấy 60 làm cơ sở, việc biểu đạt chữ số của người Lưỡng Hà đã tiến thêm một bước quan trọng, và đặc biệt ở đây đã có cách ghi số theo vị trí. Hệ mới này tách khỏi các cách đếm cổ truyền. Các con số đã giành được sự độc lập của chúng. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng cách tính giờ theo kiểu số đếm 60 bậc của người Lưỡng Hà.
- Hình học của người Lưỡng Hà cũng phát triển sớm. Họ đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn... Họ đã biết trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh hyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông, biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 và bậc 3, biết giải phương trình có 3 ẩn số, biết dùng số pi (π) bằng 3 để tính diện tích và chu vi hình tròn...
+ Thiên văn học:
Người Lưỡng Hà xây dựng nhiều đài chiêm tinh để quan sát bầu trời, vì vậy thiên văn học có điều kiện để phát triển và có nhiều thành tựu to lớn. Họ đã chia các thiên thể trên bầu trời thành 12 cung, gọi là “12 cung hoàng đạo”, biết chính xác hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, biết được 5 hành tinh của Thái Dương hệ và gọi tên theo các vị thần của mình. Học lập được hệ thống lich theo mặt trăng (âm lịch), một năm có 12 tháng, xen cẽ một tháng có đủ 30 ngày, là một tháng thiếu chỉ có 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354 ngày. Như vậy so với năm dương lịch còn thiếu mất 11 ngày 5 giờ 48’ 46”. Để khắc phục nhược điểm ấy, họ đã biết thêm tháng nhuận. Để đo thời gian, người Lưỡng Hà dùng đồng hồ ánh nắng và đồng hồ nước.
+ Y học:
- Người Lưỡng Hà đã biết chữa trị các loại bệnh khác nhauvề tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, dau mắt và hình thành nhiều nghành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu...
- Tuy vậy, những quan niệm mê tín, dị đoan hãy còn phổ biến trong y học như chữa bệnh bằng ma thuật, bùa chú, đặc biệt là không được chữa bệnh vào các ngày xấu. Họ đề cao vị thần bảo hộ y học Ninghitzita với hình tượng con rắn quấn quanh cay gậy mà ngày nay trong nghành y vẫn coi là biểu tượng.
Văn minh Lưỡng Hà ra đời sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lãnh vực khác nhau, có ảnh hưởng to lớn đối với văn minh trong khu vực và trên thế giới.

tải về 72.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương