BÁt nhã ba la mật kinh trực chỉ ĐỀ CƯƠng giáO Án trưỜng cao cấp phật họC


XXXI. VẤN ĐỀ SẮC TÂM QUA CÁI NHÌN CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT



tải về 409.52 Kb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích409.52 Kb.
#29910
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

XXXI. VẤN ĐỀ SẮC TÂM QUA CÁI NHÌN CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT


(Từ tiết mục XXXI về sau, thuộc về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)

Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc là không, không là sắc.Thọ chẳng khác không, không chẳng khác thọ. Thọ là không, không là thọ. Tưởng chẳng khác không, không chẳng khác tưởng. Tưởng là không, không là tưởng. Hành chẳng khác không, không chẳng khác hành. Hành là không, không là hành. Thức chẳng khác không, không chẳng khác thức. Thức là không, không là thức.

Xá Lợi Phất! Cái gọi là không của ngũ uẩn, có nghĩa là không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.

Thế cho nên, cái không đó là không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức, nghĩa là ngũ uẩn đều không.



TRỰC CHỈ

Theo giáo lý Phật, vạn pháp cấu tạo hình thành theo quy luật DUYÊN SANH, Y THA KHỞI. Dù hình dạng của sự vật nghìn sai muôn khác, nhưng căn bản của chúng, vẫn phát xuất từ ngũ uẩn mà sanh ra.

1. SẮC UẨN. Đó là cái từ gọi chung tất cả vật chất, từ vô tình đến hữu tình, cụ thể như núi sông, nhà đất, cỏ cây hoa lá, cho đến khái niệm trừu tượng, như được phước, có đức, như phạm giới, sợ tội v..v..
2. THỌ UẨN: Đây là loại tác dụng tâm lý phụ thuộc, phát xuất từ ý thức tâm vương.
3. TƯỞNG UẨN: Cũng như thọ uẩn, là loại tác dụng tâm lý phụ thuộc, phát xuất từ ý thức tâm vương.
4. HÀNH UẨN: Hành uẩn là tính năng động, vừa hằng vừa chuyển. Nó là sự biểu hiện tánh vận động vô thường của vật chất lẫn ý thức tâm vương.
5. THỨC UẨN: Là tác dụng nhận thức chủ thể, nó trực tiếp ghi nhận sự phản ảnh của thế giới khách quan, thông qua sáu giác quan: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý căn.

Tổng hợp ngũ uẩn ta sẽ thấy:

SẮC UẨN (sắc chất) : I HÀNH UẨN(1/2 sắc, 1/2
tâm : I
THỌ UẨN (Tâm sở) : I TƯỞNG UẨN (Tâm sở) : I THỨC UẨN (Tâm
vương) : I

Với giáo lý: Bát Nhã Ba La Mật Đa khi hành thâm rồi thì hành giả quán chiếu thấy “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG” điều đó cho người đệ tử Phật thấy rằng: Đức Phật đã phủ định TÂM PHÁP gấp ba lần rưỡi. Sắc pháp chỉ phủ định một lần rưỡi mà thôi.

Vấn đề SẮC TÂM qua nhận thức của Bát Nhã, người ta có thể phê phán Đức Phật, nghiêng về bên VẬT, Ngài quả là người duy vật thời xưa! Vì Ngài đã đánh đổ mạnh về ý niệm MÊ TÂM. Các thứ DUY TÂM siêu hình, duy tâm chủ quan, khách quan….hẳn là không có chỗ đứng trong nền giáo lý Phật.

Người đệ tử Phật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, dõng dạc mà rằng:


….”Tam thế cầu tâm, tâm bất đắc
“Tương tâm mích vọng, vọng nguyên vô”…

Nhãn quan của Bát Nhã Ba La Mật, nhận thức vấn đề tâm vật là thế.

Còn cái gọi là KHÔNG. Đạo Phật không chủ trương có cái KHÔNG, không gì hết, như lông rùa sừng thỏ vĩnh viễn không. Người tu mong đạt đến cái KHÔNG đó để làm gì? Vả lại, KHÔNG đối với CÓ. Nếu tất cả là ngoan không thì cái KHÔNG đó không có lý do tồn tại. Dù tồn tại với danh nghĩa KHÔNG.

KHÔNG của Bát Nhã là: ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG. SẮC là KHÔNG. KHÔNG là SẮC. KHÔNG mà không rời SẮC. Chính nơi SẮC mà thấy có KHÔNG. Vì nhận thức rằng:


….”Chúng nhơn duyên sanh pháp
“Ngã thuyết tức thị không”…

Tánh tướng của vạn pháp là NHƯ THỊ. Rằng các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, mục đích nhằm diễn đạt tánh NHƯ THI SANH, NHƯ THỊ TRỤ, NHƯ THỊ DỊ, NHƯ THỊ DIỆT….của vạn pháp. Rằng chúng có sanh, nhưng không phải thật sanh, vì sanh để rồi diệt. Chúng có diệt, nhưng không phải thật diệt, vì diệt để rồi sanh….cho nên nào có thêm bớt cấu tịnh gì!


XXXÌI. MƯỜI HAI NHẬP, MƯỜI TÁM GIỚI VẪN LÀ
PHÁP DUYÊN SANH Y THA KHỞI


Xá lợi Phất! Không có nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn: Không có sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần.
Không có nhãn căn giới, nhĩ căn giới, tỷ căn giới, thiệt căn giới, thân căn giới, ý căn giới.

Không có sắc trần giới, thanh trần giới, hương trần giới, vị trần giới, xúc trần giới, pháp trần giới

Cho đến không có nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, vị thức giới, thân thức giới, ý thức giới, KHÔNG CÓ GÌ HẾT.

TRỰC CHỈ

Sự tồn tại của hiện tượng vạn pháp, nhìn qua hình mạo, ta thấy ngàn sai muôn khác. Nhưng gom lại, chúng nằm gọn trong mười tám giới: Lục căn, lục trần, lục thức. Phật học gọi là “thập bát giới”.

Thế mà, qua cái nhìn của Bát Nhã Ba La Mật thì:
…”Vô nhãn giới, nải chí vô ý thức giới”

Có nghĩa là 18 giới: KHÔNG CÓ GÌ. Vì tánh chất DUYÊN SANH của nó. Đã là duyên sanh thì không có một sự vật nào tự nó đứng yên bởi nó. Nếu nhìn một cách hời hợt với tâm trạng giản đơn, ta thấy nó có đứng yên tương đối, nhưng nó luôn luôn chuyển hóa từng sát na, theo luật vô thường vận động. Đó là nghĩa KHÔNG của Phật học nói. Đừng hiểu nghĩa KHÔNG của đạo Phật như cái không của sừng thỏ lông rùa, mà phỉ báng Như Lai!

Dù đạo Phật có đề cập nghĩa KHÔNG như thế, nhưng không được chấp có cái KHÔNG bất cứ dạng nào.

….”Khí hữu trước vô bệnh diệc nhiên


Thí như tỵ nịch nhi đầu hỏa”…..

Bỏ cái CÓ đi tìm cái KHÔNG, cũng là một thứ chết khổ, như sợ chết nước, đâm đầu vào chết lửa, chẳng hơn kém chút nào!

Mà phải hiểu:
…”Diệc Vi thị giả danh”….

Cái KHÔNG cũng là giả danh. Vì không có cái thật không ở trên cõi đời này. Vì KHÔNG vẫn là một PHÁP. Đã là một PHÁP tức là một hình thức CÓ

Nếu nó không là CÓ, làm sao bạn biết nó là KHÔNG? Phải hiểu:

…”Chúng nhơn duyên sanh pháp


“Ngã thuyết tức thị KHÔNG “Diệc vi thị giả danh
“Diệc thị trung đạo nghĩa”…

Thế thì:


SẮC tức thị KHÔNG KHÔNG tức thị SẮC SẮC là KHÔNG KHÔNG là SẮC, vậy.

Thử tìm nghĩa DUYÊN SANH qua mười tám giới, ta thấy:

Thập bát giới là do = 6 căn + 6 trần + 6 thức thành 18 giới: nếu tách riêng CĂN, TRẦN, THỨC thì chẳng còn gì để gọi.

Tóm lại, Phật phủ định thập nhị nhập, thập bát giới là nhằm khẳng định lý: “VẠN PHÁP DUYÊN SANH”. Tất cả hiện tượng đều cùng một tính: Y THA KHỞI. Vì có nhân duyên nên Như Lai nói: “Thập nhị nhập, thập bát giới đều KHÔNG”.




tải về 409.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương