BÁt nhã ba la mật kinh trực chỉ ĐỀ CƯƠng giáO Án trưỜng cao cấp phật họC


XXVI. LÝ VÔ NGÃ THỂ NHẬP NHƯ PHÁP NHẪN VÔ SANH NGƯỜI ĐÓ PHƯỚC ĐỨC RẤT NHIỀU



tải về 409.52 Kb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích409.52 Kb.
#29910
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

XXVI. LÝ VÔ NGÃ THỂ NHẬP NHƯ PHÁP NHẪN VÔ SANH NGƯỜI ĐÓ PHƯỚC ĐỨC RẤT NHIỀU


Tu Bồ Đề! Giả sử: Số thế giới nhiều như cát sông Hằng, Bồ tát chứa thất bảo đầy ngập tất cả để làm việc bố thí, phước đức của Bồ tát này đã là nhiều. Vậy mà nếu có người nhận biết tất cả pháp vô ngã như thể nhập pháp nhẫn vô sanh, thì công đức của Bồ tát này nhiều hơn Bồ tát trước. Vì Bồ tát này là người không nhận lấy phước đức.

- Bạch Thế Tôn! Bồ tát không nhận lấy phước đức là nghĩa thế nào?

- Không nhận lấy phước đức, nghĩa là Bồ tát làm việc phước đức mà không khởi tâm tham chấp công việc của mình làm. Gọi đó là không nhận lấy phước đức.

TRỰC CHỈ

Muốn nhận biết “tất cả pháp vô ngã” đòi hỏi phải có quá trình tư duy sâu sắc, từ tích không đến quán thể không. Nhận thức lý vô ngã đến độ như thể nhập pháp nhẫn vô sanh lại càng đòi hỏi sự nổ lực đấu tranh gay gắt, phải kiên trì bền bỉ đối với bản thân. Bởi vì NGÃ CHẤP là vấn đề then chốt. Chúng là đối tượng đối kháng của người chiến sĩ của người Phật giáo xung kích diệt giặc phiền não vô minh. Nhận biết tất cả pháp vô ngã là công việc đầu tiên, người chiến sĩ Phật giáo phải làm. Nhưng nếu chỉ biết tất cả pháp vô ngã thì người chiến sĩ ấy mới vừa nhận biết mục tiêu đối tượng. Diệt hết, quét sạch “kẻ thù” cần phải có hành động. Hành động thể nhập lý vô ngã như thể nhập pháp nhẫn vô sanh, đó mới là mục tiêu của người chiến sĩ đạt đến. Nói cách khác, vấn đề vô ngã và tất cả pháp vô ngã đối với người này đã đến trình độ tự tại. Nhận biết lý vô ngã, không còn trải qua công dụng quán niệm tư duy. Nó tự động, nó thành thục như hơi thở ra vào, như sự thấy của mắt, như cái bước của chân đi. Thể nhập đến độ hòa tan vào tự tánh vô ngã bản nhiên không ý niệm. Trạng thái ý thức đó, gọi là trạng thái không nhận lấy phước đức của một Bồ tát ở đoạn kinh này. Nói rõ ra: Không nhận lấy phước đức, có nghĩa là làm tất cả việc phước đức mà Bồ tát không chấp lấy công việc của mình làm. Tuy nhiên, không vì vậy mà Bồ tát ấy, không có phước đức.

Vì theo Phật giáo:

LỢI THA TỨC LÀ TỰ LỢI, cũng như CỨU NƯỚC LÀ ĐÃ CÓ CỨU NHÀ RỒI.


XXVÌI. PHẢI HIỂU THẾ NÀO VỀ MỘT NHƯ LAI?


Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: Như Lai có Như Lai có đi, có đứng, có nằm, có ngồi, người đó không hiểu gì về Như Lai của Phật nói.

- Vì sao?

- Như Lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai. Đến không chỗ từ, đi không chỗ tới. Đúng nghĩa Như Lai, phải hiểu như vậy.

TRỰC CHỈ

Có đủ 32 tướng “NHƯ LAI” mà vẫn chưa phải Như Lai thật. Có 32 tướng giống Như


Lai, đã chẳng phải như Lai! Dựa trên tướng đi, dáng đứng, cách nằm, kiểu ngồi hoặc tổng hợp tất cả những cử chỉ đó cho là Như Lai cại càng xa với nghĩa NHƯ LAI, Phật muốn chỉ cho chúng sanh cung dưỡng (cúng dường).

NHƯ LAI GIẢ TỨC CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA (Như Lai là bản thể như như).

NHƯ LAI GIẢ VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ: Đi không chỗ từ, đến không chỗ tới, Như Lai là vô thỉ vô chung..

• Phải hiểu NHƯ LAI qua bản thể chân như của các pháp.


• Phải hiểu NHƯ LAI qua pháp thân vô thỉ vô chung.
• Phải hiểu NHƯ LAI qua Tỳ lô Giá Na Phật: Thân NHƯ LAI BIẾN NHẬT THIẾT XỨ.
Hiểu như thế, mới tìm thấy THẾ NÀO LÀ MỘT NHƯ LAI để mà tôn trọng cúng dường. NHẤT THIẾT CHÚNG SANH CỤ HỮU TRÍ HUỆ NHƯ LAI ĐỨC TƯỚNG. Chính là thứ đức tướng NHƯ LAI mà Phật vừa khai thị ở đoạn kinh này.

XXVÌÌI. VI TRẦN VÀ THẾ GIỚI LÀ HAI MẶT CỦA MỘT THỰC THỂ TỒN TẠI KHÁCH QUAN


Tu Bồ Đề! Nếu có người thiện nam, thiện nữ đem thế giới đại thiên nghiền nát ra vi trần, ông hiểu thế nào? Những vi trần đó có nhiều chăng?

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Vì sao? Vì nếu những vi trần ấy thật có, Phật chẳng nói đó là những vi trần, vì những vi trần, Phật nói chẳng phải những vi trần, gọi là những vi trần, vậy thôi.

- Bạch Thế Tôn! Thế giới tam thiên đại thiên, Như Lai nói chẳng phải thế giới gọi là thế giới, vậy thôi, vì sao? Vì thế giới nếu thật có thì đó là tướng hợp nhất, Như lai nói tướng hợp nhất, không phải tướng hợp nhất, gọi là tướng hợp nhất, vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Tướng hợp nhất không thể nói khẳng định, chỉ do những phàm phu họ chấp mắc việc ấy thôi.



TRỰC CHỈ

Vi trần và thế giới chỉ là hai mặt của một thực thể tồn tại khách quan.

Nếu hỏi thế giới là gì? Người ta sẽ trả lời: Thế giới là quả địa cầu của chúng ta đang ở chứ còn gì nữa. Thế giới có cả ngàn chủng tộc ngôn ngữ khác nhau. Còn ai chẳng nghe các Hòa thượng, thượng tọa thỉnh thoảng đi hội nghị Phật giáo thế giới đó sao? (Chỉ tạm khoanh vùng thế giới trong phạm vi nhiều người cùng chung hiểu).

Nếu có người hỏi: Vi trần là gì? Sẽ có người trả lời: Muốn có vi trần thì lấy thế giới nghiền ra. Nghiền nát thế giới thành vi trần. Hợp nhất vi trần thành thế giới. Có gì nghĩ ngợi khó khăn.

Khác với số người trên, có hàng thức giả nhiều tư duy, thích tìm hiểu thế giới tường tận bằng cách: phân tích nguyên nhân cấu tạo, phát hiện yếu tố hình thành, tìm nguồn gốc của vạn pháp phát sanh…Từ xưa nay có chẳng biết bao nhiêu lý thuyết, bao nhiêu con người đóng góp kiến thứcđể cùng phục vụ cho một mục đích ấy. Người ta gọi sự tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ vạn hữu là vấn đề triết học. Nói đến triết học là đề cập vấn đề không giản đơn chút nào! Hồi sinh tiền, Phật có nói câu chuyện: Những người mù rờ voi. Chỉ một con voi thôi, thế mà những người mù diễn tả con voi qua nhiều hình dạng. Rồi họ cãi vã nhau, đi đến đánh đấm nhau, làm cho nhà vua nọ chứng kiến cuộc thi tài ấy một trận cười ý vị. Người nói voi như cái quạt mo, kẻ nói voi như cây cột nhà. Người nói: rõ ràng, tôi đã biết con voi như cái chổi. Tùy sự sờ mó của họ: trúng đuôi, trúng chân, và trúng phải cái vành tai….

Nói đến triết học là nói đến “thế giới quan”, “nhân sinh quan” những vấn đề rất lớn. Ở đoạn kinh này, đề cập vi trần và thế giới. Có phải chăng Phật dạy cho đệ tử mình về món triết học Phật giáo, theo đường hướng nhận thức:



VŨ TRỤ VẠN HỮU, TẤT CẢ NHÂN DUYÊN SANH VÀ TỒN TẠI KHÁCH QUAN

Bởi vì, nếu ta trả lời thế giới là gì? Ta sẽ thấy:


THẾ là thời gian. GIỚI là không gian. Thế giới là thời gian và không gian cộng lại. Nhưng thời gian và không gian sẽ không là gì hết, nếu không có một thật thể tạm đứng yên nào đó, tồn tại khách quan. Nói cách khác, phải có sắc pháp, hiện hữu tồn tại khách quan, vấn đề thời gian không gian mới được đặt ra, mới có lý do ồn tại.

Theo định nghĩa của Phật học:THẾ GIẢ THIÊN LƯU CHI NGHĨA, thời gian chỉ là một khái niệm, phản ảnh quá trình biến dịch vô thường vận động từng sát na của sự vật hiện tượng, không có sự vật hiện tượng không có thời gian.

Không gian cũng thế: GIỚI GIẢ GIÁN CÁCH CHI NGHĨA. Không gian cũng chỉ là khái niệm, nếu không có một thể tích to nhỏ, một kích thước rộng hẹp, ngắn dài, một qui mô cao thấp của sự vật để choán một diện tích ít nhiều bé lớn thì không thể có không gian.

Do đó Như Lai nói: thế giới chẳng phải thế giới, gọi là thế giới, vậy thôi. Nói thế giới chẳng qua đứng bên mặt HỢP mà nhìn một thực thể khách quan tồn tại. Mà bất cứ cái HỢP nào cũng là HỢP của cái LY. Cũng như bất cứ cái CHUNG nào cũng là CHUNG của cái RIÊNG vậy.

Ngược lại, vi trần cũng thế. Những vi trần Như Lai nói chẳng phải vi trần, gọi là vi trần, vậy thôi. Thử hỏi: Vi trần là gì? Do đâu mà có? Có phải do nghiền nát thế giới có ra?

- Vâng. Đúng vậy. Do nghiền nát thế giới mà có vi trần.

Do vậy, Như Lai nói những vi trần không phải vi trần, gọi là vi trần, vậy thôi.Gọi là những vi trần, chẳng qua đứng về mặt LY mà nhìn một thực thể khách quan tồn tại. Mà bất cứ cái LY nào cũng là LY của cái HỢP. Cũng như bất cứ cái RIÊNG nào cũng là RIÊNg của cái CHUNG.

Vì thế, tướng HỢP NHẤT, Như Lai không thể nói. Không thể nói, nghĩa là không thể nói khẳng định rằng: Đó là THẾ GIỚI hay VI TRẦN.

Chiều hướng nhận thức thế giới quan của Phật giáo qua cái nhìn tổng quát của Bát Nhã
Ba La Mật là như vậy.



tải về 409.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương