BÁt nhã ba la mật kinh trực chỉ ĐỀ CƯƠng giáO Án trưỜng cao cấp phật họC



tải về 409.52 Kb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích409.52 Kb.
#29910
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

PHỤ LỤC


BÁT NHÃ BA LA MẬT,
MỘT TRONG NHỮNG HỂ TƯ TƯỞNG
GIÁO LÝ CỦA ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Bài tham luận của Hòa Thượng


Thích Từ Thông đọc trong cuộc Hội thảo tại Viện Khoa Học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh do Viện Triết học Trung ương tổ chức.

Qua đề tài này, tôi xin lần lượt nêu lên những điểm gợi ý như sau:


I. SỰ HIỆN DIỆN LÂU ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN ĐẤT NƯỚC


Phật giáo Việt Nam, đối với dân tộc, nó có một quá trình gắn bó lâu dài. Giai đoạn nổi nét nhất trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam là những thời đại dân tộc quật cường, đứng lên dành độc lập, đòi chủ quyền đất nước qua những triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần, phong kiến thời xưa. Điều đó, người Việt chắc không ai phủ nhận. Còn sự đóng góp Phật giáo nhiều hay ít, tiêu cực hay tích cực đối với dân tộc Việt Nam thì khó mà phê phán và đánh giá trong một vài tiếng đồng hồ, trên năm mười trang giấy. Nhận xét và đánh giá về mặt tư tưởng và triết lý lại khó hơn nhiều.

Phật học có từ tam tạng. Có nghĩa là kinh điển Phật giáo nhiều lắm. Có thể trữ nó bằng kho, vì nó có cả tạng kinh, tạng luật và tạng luận. Cho nên muốn nhận xét, phê phán, và đánh giá tư tưởng về triết lý Đạo Phật, theo tôi nghĩ, không thể xem một vài bộ kinh, đôi ba quyển luận nào đó, mà đánh giá toàn bộ giáo lý Phật.

Bằng vào giáo lý Đại thừa, Tiểu thừa, Nguyên thủy hay không nguyên thủy , càng tỏ ra thiển cận hẹp hòi, không thể phê phán trúng đạo Phật.

Lần ra giảng cho Tăng Ni trường Phật học Cao cấp ở chùa Quán Sứ thủ đô Hà Nội, tôi rất tâm đắc ý nghĩa hai câu đối này:

“LÃM NGŨ THỜI BÁT GIÁO, KỶ CƯƠNG KINH LUẬT LUẬN CHƠN TAM MUỘI HẢI”

“CHIẾU THẤT ĐẠI TỨ KHOA, KHAI HỢP VĂN TƯ TU ĐỆ NHẤT NGHĨA THIÊN”

Muốn nhận thức Phật học toàn diện, tôi xin thưa: phải học cách tư duy đó rồi sau mới phê phán. Nếu không, tôi xin thưa: chúng ta sẽ bị sai lầm về Phật giáo theo kiểu của một anh chàng: cho con voi như cái quạt mo.

Cũng là một điều kiện tiên quyết, muốn hiểu giáo lý Phật, phải hiểu Phật chỉ là một Y Vương, là bậc Pháp Vương vô thượng như các đệ tử Ngài thường tôn xưng qua danh hiệu đó, kinh Kim Cang Bát Nhã Phật bảo: “Như Lai sở thuyết pháp, giai bấ khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà? Nhất thiết thánh hiền giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt”.

Rằng Như Lai thuyết pháp đều không được cố chấp bảo thủ. Cũng không nên vội cho pháp này là đúng, pháp kia không đúng. Vì sao vậy?

- Vì Phật nói một pháp thôi, mà kẻ chứng Thánh, có người chỉ đến bậc Hiền.


ÌI. VẤN ĐỀ ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA QUA LĂNG KÍNH BÁT NHÃ BA LA MẬT.


Trong kinh điển Phật, có đề cập về Đại thừa và Tiểu thừa. Thừa có nghĩa là chuyên chở, vận tải, ví như sự vận tải chuyên chở của một chiếc xe. Sức chở nhiều người là Đại thừa. Chở ít gọi Tiểu thừa. Nghiêng về tự lợi ví như xe nhỏ. Tích cực vị tha ví như Đại thừa. Về mặt tư duy cũng thế. Tiếp thu có mức độ hạn hẹp, ví như xe nhỏ. Tiếp thu giáo lý thâm diệu cao siêu ví như xe lớn. Nhưng cả hai khuynh hướng, hai trình độ cũng là đệ tử Phật, là giáo lý của Phật mà thôi.

Người nghiên cứu tu học giáo lý Đại thừa, chê bai công kích hệ giáo lý Tiểu thừa là người chưa hiểu gì về đạo Phật. Ngược lại, người nghiên cứu tu học hệ giáo lý Tiểu thừa, chê bai công kích hệ tư tưởng Đại thừa cũng là người chưa hiểu gì về đạo Phật. Bảo rằng giáo lý này mới là nguyên thủy càng si mê thiển cận đến độ tham lam.

“Như Lai đản dĩ nhất Phật thừa cố, vị chúng sanh thuyết pháp, vô hữu dư thừa nhược nhị
nhược tam”..

Như Lai trước sau như một, chỉ lấy pháp nhất thừa vì chúng sanh thuyết pháp, ngoài ra không có thừa nào khác để gọi là tam hay nhị.

Xử dụng Bát Nhã Ba La Mật, tất cả quả vị CHỨNG ĐẮC từ thấp tới cao đều là thứ danh ngôn ước định. Tam thừa, nhị thừa là “HÓA THÀNH”, là phương tiện của một đạo sư.

ÌÌI. THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO QUA GIÁO LÝ BÁT NHÃ BA LA MẬT


Thế giới quan của một nền triết học là vấn đề rất lớn. Nó là then chốt của nền triết học đó. Sự thọ yểu của nền triết học đó tùy thuộc vấn đề thế giới nhân sinh quan của triết học đó hữu lý hay không, có được đông đảo quần chúng tiến bộ trên thế giới chấp nhận hoan nghênh hay không.

Ngày xưa, khi còn tại thế, đức Phật có kể câu chuyện về những người mù rờ voi. Chỉ một con voi thôi mà mỗi người diễn tả hình dạng con voi không ai giống ai hết. Rồi họ bực tức đến nỗi đấu đá nhau, làm cho những người sáng mắt chứng kiến một trận cười lý thú.

Theo sự hiểu biết của tôi, khi sinh thời, Phật thường không đề cập vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan với các đệ tử mình. Nói cách khác, không đề cập vấn đề triết học, vì chưa cần thiết đặt vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn ấy. Vả lại các ngoại đạo: Bà La Môn, số luận v.v..họ đã đưa ra thế giới quan theo kiến giải của họ. Kết quả, đưa những người theo họ tôn thờ Thần Ngã, Phạm Thiên….mọi người trí đều cho là vô lý. Thế giới quan đưa ra, nhưng người nghe không có khả năng biện chứng trước khi tiếp thu về triết lý đó, thì có nói thế này thế nọ cũng bằng thừa, chẳng khác nào đưa những người bệnh hoạn thèm cơm, từ thứ trái độc này sang thứ trái độc khác.

Đức Phật dù không nói thế giới quan, không đề cập đến vấn đề triết học, nhưng khi hướng dẫn phương pháp diệt khổ cho đệ tử mình Phật nói:

…”Thế gian vô thường “Quốc độ nguy thúy “Tứ đại khổ không “Ngũ ấm vô ngã…

Có nghĩa là: Các ông, đệ tử Phật phải học về sự thật của cuộc đời. Rằng thế giới là một sự thật, nó tồn tại khách quan. Nhưng nó luôn luôn ở trong quá trình vận động sanh diệt, diệt sanh không bao giờ đứng yên cố định.

Con người cũng là một hiện hữu, kết hợp bởi ngũ uẩn tứ đại hình thành. Trong một thể thống nhất của con người, luôn lu6n chuyển hóa, từ thể chất đến tư duy, không có cái gọi là “bản ngã” đứng yên bất động.

Qua ý kinh ngắn ngủi đó, nếu phải dùng từ “thế giới quan” ta có thể nói: Thế giới quan của Phật giáo là VŨ TRỤ VẠN HỮU ĐỀU LÀ PHÁP NHÂN DUYÊN SANH KHỞI. Nên triết lý đó được biểu hiện qua giáo lý: VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ của thế giới và của con người.


IV. PHẬT GIÁO LÀ DUY VẬT QUA CÁI NHÌN BÁT NHÃ BA LA MẬT

Tôi xin đơn cử một thí dụ nhỏ nhoi. Dù nhỏ nhoi nhưng là giáo lý cơ bản của Phật giáo. Qua cái nhìn Bát Nhã Ba La Mật Phật nói”

….NGŨ UẨN GIAI KHÔNG”…

Dưới mắt người Phật giáo có học Phật, người ta có thể cho Đức Phật là nhà triết học duy vật ở thời đại 25 thế kỷ trước. Bởi vì trong bốn chữ NGŨ UẨN GIAI KHÔNG: ta thấy Đức Phật dạy cho các đệ tử:

• Một hiện tượng vật thể nào ra đời cũng từ một hiện tượng hoặc nhiều hiện tượng khác kết hợp mà thành.
• Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại khách quan. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn trong quá trình vận động không ngừng. Sự vật này diệt đi, sanh lại sự vật khác, không có cùng tận.
• Phủ định NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, có nghĩa là đánh đổ về 3 lần rưỡi về tâm vương, tâm sở ở phía gọi là TÂM. Về vật chất chỉ phủ định có một lần rưỡi thôi

Thế thì dựa vào đâu mà người ta bảo đức Phật chủ trương DUY TÂM? Tại sao không nói Phật là nhà DUY VẬT hai mươi lăm thế kỷ trước?

Đành rằng trong kinh điển Phật rõ ràng có nói: “NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO”
Nhưng không phải vì vậy mà ai muốn phê phán chê trách kiểu nào cũng được. Cái chữ TÂM trong Phật giáo có:
- Nhục đoàn tâm
- Duyên lự tâm
-Chơn tâm
- Vọng tâm
- Tích tập tâm
- Tích tụ tinh yếu tâm
- Tâm vương
- Tâm sở

DUY TÂM là thứ triết lý siêu hình. Mà siêu hình đồng nghĩa với hoang đường, viễn vông, không tư, hư tưởng. Những người Phật giáo có học giáo lý Phật, chúng tôi rất đồng ý về sự phê phán đó.

Nhưng nếu ai đó, bảo rằng giáo lý đạo Phật là duy tâm siêu hình, thì xin lựa dùm trong các thứ TÂM vừa nêu, Phật giáo DUY thứ TÂM nào? Và giải thích vì sao nó đáng chê trách?

….”Như Lai thuyết chư tâm giai vi phi tâm thị danh vi tâm. Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”.

Qua cái nhìn Bát Nhã Ba La Mật, Đức Phật đã phủ nhận cái tâm như thế đấy, mà bảo
Đạo Phật DUY TÂM, vậy Phật đã DUY thứ TÂM nào?



tải về 409.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương