BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011


Đề án ”Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020”



tải về 416.94 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích416.94 Kb.
#16916
1   2   3   4   5   6   7

2. Đề án ”Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020”

2.1. Quan điểm

a. Chuyển dạy nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; gắn dạy nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng lĩnh vực, của vùng, địa phương, của các doanh nghiệp với nhu cầu việc làm của người lao động;

b. Chuẩn hoá, hiện đại hoá dạy nghề để tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;

c. Đầu tư tập trung, đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng theo nghề (chương trình, giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia, trong đó chú trọng đến một số nghề có tính cạnh tranh cao, một số nghề công nghệ, kỹ thuật cao được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới;

d. Huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển dạy nghề, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo;

e. Phát triển dạy nghề, đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao là chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập cho mọi người và học tập suốt đời.



2.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo; tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề, một số nghề đào tạo đạt chuẩn quốc gia, một số nghề đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; tăng quy mô đào tạo nghề để vào năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%.

b. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2010 - 2015:

- Dạy nghề cho 11,748 triệu người, trong đó: dạy trình độ trung cấp và cao đẳng nghề là 2,590 triệu người (khoảng 15.000 sinh viên được học chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới), tăng trung bình hàng năm 8,2%; dạy nghề cho lao động nông thôn là 5,7 triệu người; đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề cho 20.000 người để làm giáo viên, giảng viên dạy nghề;

- Đến năm 2015 có:

+ 190 trường cao đẳng nghề, 300 trường trung cấp nghề, 920 trung tâm dạy nghề, trong đó: 05 trường cao đẳng nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới; 08 trường cao đẳng nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực; 70 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề đạt chuẩn quốc gia. Mỗi quận/huyện có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề;

+ 85% giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề đạt chuẩn; 25% giảng viên dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; tỷ lệ giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên quy đổi ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề là 1/18; bồi dưỡng giảng viên dạy nghề theo chương trình sư phạm dạy nghề của nước phát triển trên thế giới;

+ 100% nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chương trình khung; áp dụng 30 chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; biên soạn 100 bộ chương trình, giáo trình đào tạo cho các nghề phổ biến; 70% nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chuẩn danh mục thiết bị dạy nghề;

+ 60% trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, 30% trung tâm dạy nghề, 50% chương trình đào tạo nghề được kiểm định chất lượng; có 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; 150 nghề có ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; 2 triệu lượt người lao động được đánh giá kỹ năng nghề.



2.3. Giải pháp thực hiện

a. Đổi mới cơ chế tài chính về dạy nghề:

- Chuyển từ cơ chế cấp phát và quản lý ngân sách nhà nước cho các cơ sở dạy nghề công lập sang cơ chế đặt hàng dạy nghề, đấu thầu chỉ tiêu đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các cơ sở dạy nghề.

- Tăng tỷ trọng ngân sách chi cho dạy nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo.

- Ngân sách trung ương được sử dụng: đầu tư tập trung đồng bộ theo nghề để hình thành hệ thống trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chất lượng cao; hỗ trợ đầu tư cho các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập ở các tỉnh khó khăn; đầu tư cho trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá; xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề; chi xây dựng chương trình khung, khung chương trình, chương trình và biên soạn giáo trình cho các nghề phổ biến; chi xây dựng các chương trình môn học chung bắt buộc; áp dụng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề của nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và đội ngũ thanh tra viên, kiểm định viên; xây dựng chuẩn danh mục trang thiết bị dạy nghề; đặt hàng dạy nghề cho các nghề công nghệ cao, nghề mũi nhọn, nghề trọng điểm và những nghề có yếu tố nguy hiểm, độc hại và khó tuyển sinh; tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề. Đầu tư cho các trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề; xây dựng tiêu chuẩn và biên soạn đề thi kỹ năng nghề, xây dựng các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và hỗ trợ chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động;

- Các địa phương tự cân đối được ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ người học nghề.

b. Hoàn thiện chính sách về dạy nghề:

- Chính sách đối với người học nghề:

Bổ sung một số chính sách đối với người học nghề: miễn học phí và ưu tiên xét tuyển học nghề theo cơ chế đặt hàng cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc ít người, người thuộc hộ bị thu hồi đất cho khu công nghiệp và các công trình công cộng, người có hộ khẩu thường trú ở vùng biên giới, hải đảo, người khuyết tật, người học các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các nghề thúc đẩy đưa công nghiệp về nông thôn, giải quyết nhiều việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn và các nghề khó tuyển sinh; cử sinh viên đi đào tạo tại các nước phát triển đối với những nghề có kỹ thuật, công nghệ cao mà trong nước chưa đào tạo được;

- Chính sách đối với giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

Bổ sung một số chính sách đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề: giảng viên, giáo viên vừa dạy lý thuyết và vừa dạy thực hành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề; người được cơ sở dạy nghề (công lập và tư thục) cử đi học các khoá học đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề được Nhà nước cấp kinh phí và cấp trực tiếp cho cơ sở tổ chức đào tạo; giảng viên, giáo viên dạy nghề được cử đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình đào tạo giảng viên cho các trường đaị học, cao đẳng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước, ưu tiên đối tượng nữ; người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học được tuyển dụng làm giáo viên, giảng viên dạy nghề cơ hữu được Nhà nước hoàn trả học phí đào tạo theo quy định;

- Chính sách đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề:

+ Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề: trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập, trường dạy nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước đào tạo lao động kỹ thuật không chỉ riêng cho doanh nghiệp mà còn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cho vùng và cho cả nước thuộc danh mục các trường được quy hoạch để đào tạo một số nghề theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới hoặc đạt chuẩn quốc gia; mỗi trường được hỗ trợ đầu tư đồng bộ cho từ 3 đến 5 nghề; trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập thuộc các tỉnh khó khăn, được hỗ trợ đầu tư đồng bộ cho từ 2 đến 3 nghề; các trường công lập và trường nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước không thuộc các đối tượng trên được hỗ trợ đầu tư đồng bộ từ 1 đến 2 nghề; trường thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lý; hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề không nằm trong quy hoạch các trường trọng điểm có đào tạo những nghề thuộc danh mục các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề khó tuyển sinh được hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề và được giao chỉ tiêu đặt hàng đào tạo nghề;

+ Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề công lập và tư thục đào tạo giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và phát triển chương trình dạy nghề;

+ Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề:

Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho doanh nghiệp tự tổ chức dạy nghề cho người lao động và tuyển dụng họ vào làm việc cho doanh nghiệp.

- Chính sách đối với người lao động qua học nghề:

Nhà nước ban hành chính sách tiền lương cơ bản tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo nghề; hỗ trợ chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động.

- Chính sách xã hội hóa dạy nghề:

Nhà nước có chính sách khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới mọi hình thức; có chính sách huy động doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề.

c. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

- Hình thành các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao: phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia; một số trường cao đẳng nghề có năng lực đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề; mỗi tỉnh có một trường có năng lực đào tạo ít nhất 2 nghề đạt chuẩn quốc gia phục vụ nhu cầu của thị trường lao động của địa phương;

- Phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của ngành, địa phương: phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề của các ngành, địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, các tỉnh khó khăn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền, địa phương;

- Phát triển các trung tâm dạy nghề: phát triển các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng nhằm phổ cập nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động nhất là lao động nông thôn và dân tộc thiểu số.



d. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề

- Ban hành chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, bao gồm: chuẩn trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm và trình độ kỹ năng nghề;

- Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và trình độ kỹ năng nghề; áp dụng chương trình đào tạo giáo viên, giảng viên dạy nghề của các nước phát triển;

- Định kỳ 3 đến 5 năm giáo viên, giảng viên dạy nghề được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp đào tạo, công nghệ, kỹ thuật mới và đi thực tế sản xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài nước;

- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với các cấp trình độ dạy nghề và phân tầng chất lượng đào tạo; lựa chọn giáo viên, giảng viên có năng lực đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài theo chương trình của Chính phủ;

- Đổi mới chương trình đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý dạy nghề; áp dụng chương trình đào tạo cán bộ quản lý dạy nghề của các nước phát triển; định kỳ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý dạy nghề ở trong và ngoài nước;

- Thành lập 3 trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề ở 3 trường đại học Sư phạm kỹ thuật ở 3 miền.

e. Đổi mới, phát triển chương trình khung, chương trình, giáo trình dạy nghề và phương pháp giảng dạy

- Tiếp tục đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc chuẩn năng lực thực hiện với sự tham gia của doanh nghiệp; thường xuyên sửa đổi, bổ sung chương trình cho phù hợp với công nghệ kỹ thuật mới trong sản xuất;

- Hoàn thành xây dựng chương trình khung dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp vào năm 2013; áp dụng chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới, có điều chỉnh phù hợp với Việt Nam; nâng tỷ lệ tự chọn trong chương trình khung để tăng quyền tự chủ cho các trường; chuyển từ quản lý chương trình khung sang quản lý khung chương trình dạy nghề sau năm 2015;

- Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình của các nghề phổ biến;

- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng: phát huy tính chủ động, sáng tạo, độc lập, tăng thời gian tự rèn luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên trong quá trình học và thực tập, thực hành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề và đào tạo nghề qua mạng.

g. Chuẩn hóa thiết bị dạy nghề

- Ban hành tiêu chuẩn xây dựng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề. Ban hành danh mục chuẩn thiết bị dạy nghề cho từng nghề theo các trình độ đào tạo;

- Chuẩn hóa và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị tương ứng với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và theo cấp độ đầu tư phát triển (của quốc gia và các nước phát triển trong khu vực và thế giới).

h. Các nhóm giải pháp tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiêp; phát triển hệ thống quản lý chất lượng cơ sở dạy nghề; nâng cao nhận thức của xã hội đối với dạy nghề; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với dạy nghề và hợp tác quốc tế về dạy nghề.

3. Dạy nghề cho Bộ đội xuất ngũ

Ngày 09/10/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề với các chính sách cụ thể như sau:

a. Bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề được Nhà nước hỗ trợ một lần để học một nghề.

b. Đối với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

- Được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

c. Đối với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp

- Được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm học nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. “Thẻ học nghề” sử dụng không đúng quy định sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật;

- Nhà nước thanh toán chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề căn cứ vào “Thẻ học nghề”, chi phí đào tạo thực tế của nghề đã học và chứng chỉ học nghề đã cấp cho học viên nhưng không cao hơn giá trị của “Thẻ học nghề”. Trường hợp chi phí đào tạo của nghề học cao hơn giá trị của “Thẻ học nghề” thì người học tự chi trả phần chênh lệch cho cơ sở dạy nghề.

d. Tổ chức thực hiện

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm

- In, cấp và quản lý “Thẻ học nghề”;

- Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề, từng cấp trình độ theo quy định;

- Quy định trình tự, thủ tục về: đăng ký học nghề, cấp “Thẻ học nghề” cho bộ đội xuất ngũ; tổ chức đấu thầu đặt hàng dạy nghề; thanh quyết toán kinh phí hàng năm cho các cơ sở dạy nghề theo quy định;

- Tổ chức dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ thông qua các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định này;

4. Dạy nghề cho phụ nữ

Ngày 26/02/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 295/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ’’Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015’’ với các chính sách về dạy nghề như sau:



4.1. Quan điểm

a) Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ; phụ nữ chủ động tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội;

b) Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa;

c) Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam



4.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 70% trở lên lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm;

- Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, trong đó tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%;

- Các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cấp Hội phụ nữ thực hiện tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 100.000 phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 50.000 lao động nữ được đào tạo nghề



4.3. Đối tượng

Lao động nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp



4.4. Chính sách đối với người học

- Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đ/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

- Lao động nữ (cả nông thôn và thành thị) thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nữ khác đuợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khoá (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú) sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề;

- Lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khoá học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

- Lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm;

- Lao động nữ sau khi học nghề tham gia sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm từ các hoạt động hỗ trợ việc làm của Đề án này và các chương trình xúc tiến thương mại hiện hành;

- Mỗi lao động nữ chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.

- Mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung.



4.5. Giải pháp thực hiện

  • Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc làm cho phụ nữ

  • Tăng cường sự tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan và các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng, đề xuất luật pháp, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ

  • Xây dựng một số chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho lao động nữ

  • Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm

  • Phát triển và nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

  • Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án./.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU HỌC PHÍ TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ

ThS. Đào Phan Cẩm Tú

ThS. Trương Anh Dũng
Để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô và gấp rút nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo nguồn lao động có trình độ cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế,̀ vấn đề đặt ra hiện nay là phải có nguồn lực lớn để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế thu phí.

  Phí học nghề: Cơ chế thu còn nhiều bất cập

Trong một giai đoạn dài trước đây, dạy nghề chỉ được đầu tư ở mức rất thấp (chỉ khoảng 3-4% ngân sách GD-ĐT) nên mạng lưới hầu như không phát triển. Trong điều kiện như vậy, nhiều trường dạy nghề mạnh đã tiến hành nâng cấp, sáp nhập, chuyển đổi thành trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường ĐH,CĐ; trong khi các trường dạy nghề còn lại thì cơ sở vật chất xuống cấp, thiết bị thiếu và lạc hậu, quy mô bị thu hẹp...

Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước nên dạy nghề đã được phục hồi và có bước phát triển. Tuy nhiên, mức độ đầu tư vẫn còn thấp so với yêu cầu: NSNN đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề tuy có tăng, nhưng bình quân 5 năm qua mới đạt khoảng 6,6% trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT; riêng năm 2009 chi NSNN cho dạy nghề đạt 8% trong tổng chi NSNN cho GD-ĐT, tương đương 0,4% GDP. Trong khi đó, theo số liệu của Cơ quan thống kê của Liên minh Châu Âu thì năm 2003 chi cho dạy nghề của các nước trong liên minh Châu Âu như Phần Lan là 1,1% GDP; Cộng hoà Séc, Hungary, Hà Lan, Slovakia là 1% GDP;  Thuỵ Sỹ là 0,8% GDP). Như vậy, tỷ lệ chi cho dạy nghề trên GDP của Việt Nam là quá thấp, chưa tạo động lực phát triển mạnh dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động có nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH.

 
              NSNN đầu tư cho dạy nghề giai đoạn 2001-2009

                               Đơn vị tính: tỷ đồng




Nội dung

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

NSNN đầu tư cho GD-ĐT

19.747

22.541

28.835

34.872

42.943

54.798

71.336

81.419

91.595

NSNN đầu tư cho dạy nghề

968

1.240

1.644

2.162

2.791

3.671

4.993

6.106

7.328

Đầu tư cho dạy nghề trong CTMT QG GD-ĐT

105

140

168

265

425

630

870

1.000

1.200

% NSNN đầu tư cho dạy nghề trong Ngân sách GD-ĐT

5%

6%

6%

6%

7%

7%

7%

7,5%

8,0%

Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 416.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương