BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011


b) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề



tải về 416.94 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích416.94 Kb.
#16916
1   2   3   4   5   6   7

b) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:


Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển theo ba hướng sau:

- Phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chất lượng cao, một số trường có năng lực đào tạo một số chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; mỗi tỉnh ít nhất có một trường có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia.

- Phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh của ngành, địa phương nhất là các tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, các tỉnh khó khăn.

- Phát triển các trung tâm dạy nghề để đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng nhằm phổ cập nghề cho người lao động nhất là phát triển các trung tâm dạy nghề quận huyện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn..

c) Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

- Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề dạy các nghề đạt chuẩn quốc gia (chuẩn về trình độ đào tạo, chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, chuẩn về trình độ kỹ năng nghề); đội ngũ giảng viên dạy các nghề đạt trình độ tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; đội ngũ giáo viên dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, nhất là giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn; Định kỳ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề ở trong và ngoài nước.

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề đạt chuẩn; Định kỳ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề ở trong và ngoài nước.

d) Phát triển chương trình khung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy: hoàn thành xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề, trung cấp nghề vào năm 2013; sau năm 2015 quản lý nhà nước chuyển từ quản lý chương trình khung sang quản lý khung chương trình dạy nghề; phát triển một số chương trình dạy nghề có thể liên thông với chương trình dạy nghề tương ứng của nước ngoài; biên soạn giáo trình của các nghề phổ biến; lựa chọn áp dụng chương trình đào tạo của một số nước phát triển trong khu vực và thế giới phù hợp với Việt Nam; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, độc lập, tăng thời gian tự rèn luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên.

đ) Chuẩn hoá, hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: chuẩn hoá cơ sở vật chất cho các trường CĐN, TCN và TTDN; chuẩn hoá danh mục thiết bị dạy nghề cho từng nghề, từng trình độ đào tạo; áp dụng một số chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề của một số trường dạy nghề tiên tiến của một số nước phát triển trong khu vực và thế giới.

e) Phát triển hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề: hoàn thiện quy định về kiểm định chất lượng dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề đạt chuẩn kiểm định chất lượng.Tăng cường đánh giá chất lượng của học sinh, sinh viên có sự tham gia của doanh nghiệp; các trường công bố chuẩn đầu ra cho từng nghề, từng trình độ đào tạo. Quy định danh mục nghề bắt buộc người lao động hành nghề phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng ngân hàng đề thi kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức giá đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra dạy nghề, chú trọng thanh tra chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy nghề.

f) Tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp: cơ sở dạy nghề tăng cường nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp theo nghề, cấp trình độ đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong các hoạt động dạy nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề theo nghề và cấp trình độ đào tạo; mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề.

g) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về dạy nghề: các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động về phát triển dạy nghề; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm vận động, thu hút mọi người lao động, nhất là lực lượng thanh niên, tích cực học nghề. Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền tư vấn học nghề, tạo việc làm. Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trong thanh niên.

h) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề: quản lý nhà nước tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dạy nghề; hoàn thiện môi trường pháp lý về dạy nghề. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề; phân cấp quản lý nhà nước về dạy nghề cho các Bộ, ngành và các địa phương; tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, của các đoàn thể đặc biệt là các hội nghề nghiệp; tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học về dạy nghề. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý dạy nghề, thông tin dự báo về nhu cầu học nghề trên phạm vi toàn quốc.

i) Tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề: mở rộng trao đổi và học tập kinh nghiệm với các nước để học tập kinh nghiệm tiên tiến về dạy nghề; khuyến khích sự hợp tác để công nhận lẫn nhau văn bằng chứng chỉ về dạy nghề và kỹ năng nghề với một số nước trong khu vực và thế giới. Khuyến khích các trường trong nước liên kết, hợp tác với các trường đào tạo nghề của các nước phát triển; thu hút các nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển dạy nghề; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cơ sở dạy nghề quốc tế tại Việt Nam. Hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ dạy nghề tiên tiến của thế giới vào Việt Nam./.



MỘT SỐ QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HĐ XKLĐ GIAI ĐOẠN 2011-2015; THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC VÀ XKLĐ CHO 62 HUYỆN NGHÈO

Nguyễn Xuân Tạo

Phó trưởng phòng QLLĐ, Cục Quản lý lao động ngoài nước
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, chúng ta đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mối quan hệ kinh tế này là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hay còn gọi là xuất khẩu lao động (XKLĐ). Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến lược. Tuy nhiên, xung quanh hoạt động XKLĐ đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi tập trung giới thiệu 3 vấn đề chính:



- Chính sách của nhà nước trong hoạt động XKLĐ

- Thông tin về một số thị trường lao động ngoài nước

- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động tại 62 huyện nghèo

1. Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam

1.1 Về hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ:

Từ năm 1991, chúng ta đã chuyển đổi cơ chế xuất khẩu lao động từ cơ chế tập trung sang cơ chế hiện nay. Từ đó đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật vẫn chưa đồng bộ. Vì vậy, trong các năm qua, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã coi việc xây dựng văn bản pháp luật là một công tác trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động.

Tháng 11 năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành một loạt văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Luật. Với Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn được ban hành, đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời tăng cường công tác quản lý XKLĐ và góp phần phát triển XKLĐ một cách bền vững.

Bên cạnh hệ thống pháp luật nói trên, Chính phủ và các Bộ ngành cũng ban hành nhiều chính sách cụ thể tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội như: Chính sách cho lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài; Chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài phải về nước trước hạn do suy giảm kinh tế thế giới; Chính sách hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững; Chính sách đơn giản hoá thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tóm lại, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của nước ta về hoạt động xuất khẩu lao động hiện nay về cơ bản đã tạo được hành lang pháp lý khá toàn diện để quản lý và phát triển hoạt động xuất khẩu lao động, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động xuất khẩu cả trước, trong và sau khi ra nước ngoài làm việc. Các quy định pháp luật hiện hành cũng đã xác định được cơ chế tổ chức, quyền và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động xuất khẩu, làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động này trong thực tế hiện nay.

1.2 Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 về hoạt động xuất khẩu lao động là phấn đấu đưa 80.000-100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm. Trong đó khoảng 40% là lao động nghèo, đối tượng chính sách. Cũng trong giai đoạn này sẽ đào tạo nghề cho 10 triệu người.

Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ LĐ-TB&XH thực hiện dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, tập trung cho người lao động được vay ưu đãi đi xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, làm các thủ tục hành chính, phát triển thị trường lao động nước ngoài. Trước mắt, dự án này sẽ triển khai thí điểm tại chín tỉnh với đối tượng chủ yếu là hộ nghèo, gia đình chính sách.

Ngoài ra, từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã ban hành chính sách đặc thù nhằm nâng cao chất lượng, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài là lao động thuộc các hộ chính sách người có công, lao động thuộc hộ nghèo và lao động là người dân tộc thiểu số góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững như:

Chính sách hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững. Theo đó, người lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được chính phủ hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn học, sinh hoạt phí trang cấp ban đầu, sách vở tài liệu, tiền tàu xe... trong thời gian học bổ túc văn hoá; các chi phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, lệ phí làm thủ tục pháp lý (visa, hộ chiếu, lý lịch tư pháp, khám sức khoẻ; hỗ trợ rủi ro khi gặp rủi ro ở nước ngoài. Ngoài ra, người lao động còn được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đóng góp những chi phí theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội...

2. Tình hình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc một số thị trường

2.1 Về thị trường lao động:

Có thể nói, mấy năm qua trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. (Tháng 1/2007) nước ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Khi là thành viên của WTO, di chuyển quốc tế về lao động có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Lý thuyết về toàn cầu hoá chỉ ra rằng, toàn cầu hoá mở ra cơ hội to lớn cho việc di chuyển tự do các yếu tố đầu vào của quá trình phát triển như: vốn, công nghệ, lao động,vv..., các kết quả đầu ra như: hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố văn hoá, phong tục, tập quán, v.v... Quá trình di chuyển tự do các yếu tố đó tác động tổng hợp và nhiều chiều đến sự phát triển của các nước, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 cho đến quý III năm 2009 đã ảnh hưởng tới hầu hết đến các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam đã khiến nhiều lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài thiếu việc làm, thu nhập giảm nhiều so với trước, đã có khoảng 10.000 lao động Việt Nam phải về nước trước hạn vì mất việc làm. Năm 2011, Cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi đã khiến trên 10.000 lao động Việt Nam làm việc tại các nước như Libya, Bahrain, O Man...bị mất việc làm phải về nước trước hạn.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cơ quan, ban ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ. Do vậy, trong thời gian này mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của nhiều yếu tố khách quan mang lại, nhưng công tác thị trường XKLĐ vẫn được coi trọng. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc khai thông các thị trường lao động ngoài nước, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp để ổn định, phát triển các thị trường hiện có và mở các thị trường mới nhận lao động Việt Nam. Mặc dù trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu lao động, chúng ta vẫn phát triển được một hệ thống thị trường xuất khẩu lao động phong phú và đa dạng, cụ thể:



- Giữ vững được các thị trường truyền thống có mức thu nhập hấp dẫn và điều kiện việc làm tương đối ổn định gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Riêng Nhật Bản và Hàn Quốc, ta đã tiến hành mở rộng dần số lượng tu nghiệp sinh/lao động Việt Nam sang các thị trường này. Thị trường Đài Loan tuy chưa đạt được mức kỷ lục là đưa đi hơn 37 ngàn lao động trong năm 2004 nhưng xét về cơ cấu ngành nghề lao động đưa đi, ta đã thay đổi đáng kể tỷ trọng lao động có nghề, làm việc trong công xưởng đưa sang thị trường này;

- Mở thêm một số thị trường mới, ngành nghề mới đòi hỏi trình độ tay nghề và khả năng ngoại ngữ cao đồng thời có mức thu nhập hấp dẫn người lao động và có khả năng phát triển trong những năm tới. Về thị trường, lao động ta đã chính thức có mặt ở một số thị trường được đánh giá là có trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao như Australia, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Italia... Về ngành nghề mới, thời gian qua đã bắt đầu xuất hiện và mở rộng các đơn hàng tuyển lao động dịch vụ, đầu bếp làm việc trên các tầu du lịch hoặc khách sạn 5 sao, thợ hàn bậc cao, thợ kim hoàn, ....

- Mở lại một số thị trường Đông Âu đã có hợp tác lao động với ta trong quá khứ như LB Nga, CH Séc, Bungari và Slovakia. Việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại các thị trường này có rất nhiều thuận lợi do phía Bạn đã có những hiểu biết nhất định về đất nước, con người Việt Nam; quan hệ hợp tác giữa hai nước, tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước đã được xây dựng qua nhiều năm... Bên cạnh đó tại các thị trường này có rất nhiều người Việt Nam làm ăn và sinh sống nhiều năm, tạo ra những cộng đồng người Việt đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế các nước, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2010 đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực dù chưa hoàn toàn khởi sắc. Tuy nhiên, đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam thì năm 2010 là cơ hội “hiếm hoi” để giành lại thị phần ở những thị trường truyền thống cũng như mở rộng ra các thị trường mới nếu như chất lượng nguồn lao động Việt Nam khắc phục một số tồn tại theo hướng chuyên nghiệp hơn…

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2011 nhu cầu tiếp nhận của các thị trường từ những nước được coi là “xoá đói, giảm nghèo” cho lao động Việt Nam như Malaysia, UAE, Ả rập xê út, Đài Loan … đến những thị trường có thu nhập lớn, đòi hỏi trình độ, tay nghề cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Australia… đều tăng. Qua theo dõi kể từ đầu năm 201o đến nay thị trường Đài Loan đã có nhiều dấu hiệu tiến triển với các hợp đồng có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng lên.

Hay như thị trường Malaysia sau một thời gian đóng băng bắt đầu có nhiều hợp đồng tuyển dụng gửi cho các Doanh nghiệp Việt Nam với mức lương cơ bản được đảm bảo. Người lao động được cung cấp chỗ ở, bữa ăn cũng như các sinh hoạt tối thiểu khác, ký túc xá rộng rãi. Và đặc biệt môi trường làm việc rất ổn và có văn hóa cao. Còn những thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc trong năm nay khả năng tiếp nhận lao động của hai thị trường này đều rất khả quan và đều gia tăng nhu cầu tiếp nhận. Với thị trường Hàn Quốc, tháng 4 và tháng 12/2010 Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức thành công kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần đầu tiên theo cơ chế mở, không phân chỉ tiêu và đã có trên 20 ngàn lao động đạt yêu cầu của chương trình. Bên cạnh đó, thị trường Ả rập xê út cũng dự báo nhu cầu lao động, nhất là lao động xây dựng, cơ khí trong năm 2011 rất lớn.

Đi đôi với việc tuyển nhiều, lương trả cho người lao động ở một số thị trường cần nhiều lao động nước ngoài cũng đã có những cải thiện đáng kể. “trong thời kỳ khủng hoảng, thu nhập của lao động Việt Nam ở Đài Loan chỉ khoảng dưới 8 triệu đồng/tháng. Nhưng từ đầu năm 2010, thu nhập của người lao động cũng tăng lên từ 13 - 16 triệu đồng/tháng. Do đó, nếu nhu cầu lao động nước ngoài của chủ sử dụng lao động lớn thì mức lương này chắc chắn sẽ được duy trì và có phần cao trong các năm tiếp theo.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa là trong các thị trường truyền thống có thu nhập cao thì hy vọng lớn nhất là thị trường Nhật Bản bởi nước này đang tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài trở lại. Tháng 7/2009, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Xuất nhập cảnh và các vấn đề liên quan đến chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010.

Theo đó ngay từ năm thứ nhất, lao động nước ngoài đã có quan hệ lao động với người sử dụng lao động, được đối xử như với người lao động Nhật Bản, được bảo vệ và bảo đảm bởi Luật Lao động và các luật liên quan; quản lý chặt chẽ việc cư trú, làm việc... của người nước ngoài thông qua việc cấp thẻ cư trú.

Theo chương trình thực tập kỹ năng sửa đổi, tổng số ngành nghề và loại hình công việc mà thực tập sinh kỹ năng được thực hiện sẽ tăng từ 63 lên 64 ngành nghề và từ 116 lên 120 loại hình công việc...

Mặc dù nhiều cơ hội đã mở ra, tuy nhiên để giữ được thị trường thì điều quan trọng nhất vẫn là người lao động phải có tay nghề và ý thức kỷ luật. Chủ trương của Bộ LĐ-TB&XH trong năm 2011 là tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu, bao gồm: hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù, nghề đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường lao động quốc tế có yêu cầu; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài; chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, để tất cả người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động.

Với những dấu hiệu tích cực hơn trong công tác xuất khẩu lao động, nên trong 5 tháng đầu năm nay, chúng ta đã đưa được gần 38.000 lao động, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 6, đưa được hơn 7915 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm gần 68%, nhiều nhất là Đài Loan: trên 14.000 lao động, tiếp đó là: Hàn Quốc: trên 9000 lao động, Nhật Bản: hơn 2.000 lao động. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi chiếm 8,3%, với trên 3.000 lao động, trong đó thị trường Saudi Arabia tiếp nhận gần 2000 lao động, UAE gần 1000 lao động. Khu vực Đông Nam Á tiếp nhận khoảng 17,8% số lao động.

2.2. Thông tin về một số thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam:

- Thị trường Đài Loan: Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan từ cuối năm 1999. Đến nay đã đưa được trên 200 nghìn lượt lao động sang làm việc, chủ yếu các ngành sản xuất công nghiệp, thuyền viên và lao động làm việc trong gia đình. Hiện nay, có khoảng 80.000 lao động đang làm việc tại Đài Loan. Thu nhập của người lao động khoảng 600-700USD/tháng;

- Thị trường Nhật Bản: Việt Nam hợp tác với Nhật Bản từ năm 1992 để đưa tu nghiệp sinh và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Cho đến nay, đã có khoảng 50.000 tu nghiệp sinh được đưa sang Nhật Bản trong khuôn khổ chương trình hợp tác này. Ngoài ra, hàng năm Việt Nam cũng đưa một số lượng đáng kể lao động kỹ thuật sang làm việc tại Nhật Bản (khoảng vài nghìn người/năm). Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 20 nghìn tu nghiệp sinh ở Nhật Bản. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản vào khoảng 1.000USD/tháng;

- Thị trường Hàn Quốc: Trước năm 2004, Việt Nam đưa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh thông qua một số doanh nghiệp phái cử Việt Nam. Năm 2004, Chính phủ Hàn Quốc quyết định thay thế chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài bằng chương trình cấp phép tiếp nhận lao động (viết tắt là EPS). Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam đã ký Thoả thuận với Bộ Lao động Hàn Quốc về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận. Hiện nay Việt Nam đang có khoảng 59 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Người lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao, bình quân khoảng 1.000-1500 USD/tháng. Ngoài ra, cũng có một số lao động kỹ thuật Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình Thẻ vàng (lao động kỹ thuật cao trong các ngành công nghệ kx thuật cao như công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, kỹ sư...).

- Thị trường Malaysia: Malaysia là một thị trường có nhu cầu nhận nhiều lao động nước ngoài. Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Malaysia từ cuối năm 2002. Hiện có khoảng 75.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này khoảng 270 – 350 USD tháng.

- Thị trường Trung Đông:

Trung Đông là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam trong những năm gần đây, đặt biệt là Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Arập Xê út và Ca-ta. Hiện nay có khoảng trên 20.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực này.

Lao động Việt Nam tại UAE có điều kiện làm việc và thu nhập tương đối bảo đảm và ổn định (lao động phổ thông thu nhập khoảng 300USD/tháng, lao động có nghề thu nhập khoảng 500-1.000USD/tháng).

- Thị trường Cộng hoà Séc: Ngay từ những năm 1980, Việt Nam và Tiệp Khắc cũ đã hợp tác trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động Việt Nam sang làm việc, cụ thể như sau:

+ Từ năm 1980 đến 1990: Hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ. Trong thời kỳ này, Việt Nam đã đưa được trên 37 nghìn lao động sang làm việc tại Tiệp Khắc.

+ Từ năm 1994 – 2005: Sau khi Cộng hòa Séc được tách ra từ Tiệp Khắc cũ, ngày 04/06/1994, Việt Nam và Cộng hòa Séc đã ký Hiệp định hợp tác lao động. Hàng năm, Việt Nam và Cộng hòa Séc đều ký Nghị định thư quy định số lượng người lao động Việt Nam sang làm việc tại Cộng hòa Séc theo từng năm.

+ Từ 2006 đến nay: Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, kinh tế Cộng hoà Séc đã có bước phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp Séc thiếu lao động, mặt bằng thu nhập tại Séc đã tương đối cao. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam đã đưa được khoảng 2.000 lao động sang làm việc tại Cộng hòa Séc, chủ yếu trong các nghề cơ khí, hàn, điện tử và may mặc.

- Thị trường Bungari: Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam và Bungari có quan hệ hợp tác lao động. Đã có hàng vạn lao động Việt Nam làm việc tại Bungari. Đến nay chỉ còn dưới 1.000 người Việt Nam làm ăn sinh sống ở Bungari. Do nhu cầu nhân lực tăng lên để đáp ứng cho phát triển kinh tế sau khi gia nhập EU, Bungari đang tìm cách giảm nhẹ các yêu cầu về thủ tục để thu hút lao động nước ngoài. Từ đầu năm 2008, đã có một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ XKLĐ khai thác các đơn hàng đưa lao động sang làm việc tại Bungari, tuy nhiên, số lượng lao động được các doanh nghiệp đưa sang làm việc tại thị trường này vẫn còn rất ít.

- Các nước Đông Âu khác (bao gồm Slovakia, Rumania, Ba Lan): Hiện ở các quốc gia này xuất hiện tình hình thiếu hụt nguồn lao động, dẫn đến nhu cầu phải nới lỏng chính sách nhập cư để thu hút lao động nước ngoài. Nhu cầu lao động nước ngoài của những nước Đông Âu tập trung chủ yếu vào các loại ngành nghề: lao động tay nghề cao, công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, lao động trong ngành xây dựng, lắp ráp, nông nghiệp.

Từ năm 2007 đến nay các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam bắt đầu khai thác được các hợp đồng cung ứng lao động sang làm việc tại thị trường các nước này. Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, cơ khí, may mặc... Thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 400 USD – 500 USD/tháng..

- Phần Lan: Việt Nam đã hợp tác với Phần Lan để đưa lao động sang làm việc với các hình thức sau:

+ Lao động thời vụ: Việt Nam đã cho phép 01 doanh nghiệp thí điểm đưa 100 lao động sang Phần Lan làm công việc hái quả mọc tự nhiên trong rừng;

+ Lao động di dân: 18 lao động có tay nghề về hàn, điện và mộc Việt Nam đã được đưa sang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp của thị trấn Kauhajoki thuộc vùng Nam Ostrobothnia theo chương trình thí điểm của Phần Lan. Số lao động này được Phần Lan đánh gia cao về tay nghề, ý thức lao động và khả năng hoà nhập xã hội. Hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất ngoài EU được Phần Lan nhận thí điểm lao động theo hình thức di dân này.

- Cộng hoà Síp: Hiện có trên 20 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Cộng hoà Síp, hầu hết lao động Việt Nam làm việc tại Síp là lao động giúp việc trong gia đình.

- Cộng hoà Pháp: Các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa được khoảng 150 lao động sang làm việc tại Pháp. Hiện nay, Pháp đang đề nghị Việt Nam ký kết Hiệp định về lao động di cư nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Pháp và đảm bảo những người lao động này sẽ trở về nước. Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Pháp để ký kết Hiệp định này.



- Thị trường Hoa Kỳ và Canada: Từ cuối năm 2004, đầu năm 2005, một số doanh nghiệp của ta đã tìm hiểu và ký kết hợp đồng để đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hoa Kỳ và Canada, nhưng do một số khó khăn như yêu cầu chất lượng lao động (ngoại ngữ, tay nghề,...) và đặc biệt là khó khăn rất lớn trong khâu thủ tục xin visa, nên mãi đến tận cuối năm 2007 mới có một số doanh nghiệp của ta đưa được một số lao động sang Hoa Kỳ và Canada làm việc. Điều kiện làm việc, sinh hoạt của lao động Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada tốt, thu nhập cao.

Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang trình Thủ tướng phê duyệt chương trình lao động dành cho sinh viên tại New Zealand. Theo đó, sinh viên đang theo học tại đây hoặc tại Việt Nam đều có thể tìm được việc làm. Ngoài ra, Bộ cũng đang xúc tiến khai thác một thị trường rất lớn tại khu vực Đông Nam Á.



Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 416.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương