BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011


Thực trạng dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010



tải về 416.94 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích416.94 Kb.
#16916
1   2   3   4   5   6   7


1. Thực trạng dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010:

a) Những kết quả đạt được:


Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển dạy nghề, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề từ 2006 - 2010, dạy nghề đã từng bước phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SXKD, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được là:

- Thực hiện Luật Dạy nghề năm 2006, Bộ Lao động – thương binh và Xã hội đã tổ chức xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, phối hợp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 95 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề, tạo đầy đủ hành lang pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ sở dạy nghề triển khai thực hiện dạy nghề theo 3 cấp trình độ là SCN, TCN, CĐN và ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn và chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên;

- Hình thành hệ thống dạy nghề chính quy và thường xuyên với các cấp trình độ SCN, TCN, CĐN; mạng lưới CSDN năm 2010 bao gồm 123 trường CĐN, 300 trường TCN, 810 TTDN và trên một ngàn cơ sở dạy nghề khác tổ chức tuyển sinh học nghề theo ba cấp trình độ.

- Quy mô tuyển sinh học nghề năm 2010 là 1.745.527 người, đạt 99,86% so với kế hoạch và tăng 2,4% so với năm 2009, trong đó: tuyển sinh cao đẳng nghề là 96.570 người đạt 107,3% so với kế hoạch; tuyển sinh trung cấp nghề là 180.509 người đạt 65,17% kế hoạch; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.468.448 người đạt 106,33% kế hoạch.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong SXKD, DV; đã ban hành danh mục 379 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng và 441 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp;

- Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã được cải thiện:

+ Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng; năm 2010 ước có khoảng 33.500 giáo viên, giảng viên tại các trường TCN, CĐN và TTDN, trong đó 23.000 giáo viên, giảng viên trường CĐN, TCN;

+ Chương trình được xây dựng theo phương pháp DACUM với sự tham gia của các doanh nghiệp đảm bảo nội dung phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Đến hết năm 2010 xây dựng được 194 bộ chương trình khung trình độ TCN, CĐN và 96 chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên để đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

+ Hầu hết các CSDN đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề. Đã tập trung đầu tư cho 60 trường TCN, CĐN.

- Công tác quản lý chất lượng được tăng cường: Đã thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề cho 75 trường CĐN, TCN và TTDN, hình thành đội ngũ kiểm viên chất lượng dạy nghề với trên 200 người và đào tạo trên 600 cán bộ tự kiểm định của các CSDN; Xây dựng và ban hành 90 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, xây dựng được 50 bộ đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; Tổ chức thí điểm thi tốt nghiệp CĐN theo ngân hàng đề thi chung cho 7 nghề phổ biến.

- Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, khoảng trên 75% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm, làm đúng nghề ngay sau khi tốt nghiệp; riêng với hệ cao đẳng nghề khóa I tỷ lệ này đạt thấp nhất là 80%, một số trường ở một số nghề đạt 100%;

- Đa dạng hoá hình thức, phương thức đào tạo nghề; đã triển khai đặt hàng đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, đối tượng bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số; thí điểm một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn: đào tạo cho khu công nghiệp, các doanh nghiệp và địa bàn nông thôn, đào tạo nghề chuyên canh, nghề truyền thống.

- Đầu tư cho dạy nghề tăng, trong đó, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Dự án tăng cương năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và các dự án ODA về dạy nghề trong những năm qua đã đầu tư tập trung nâng cao chất lượng các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề và hình thành hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và thí điểm một số mô hình trong dạy nghề tạo tiền đề phát triển dạy nghề;

- Xã hội hoá dạy nghề đem lại kết quả bước đầu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các CSDN. Năm 2010, số trường CĐN, TCN và TTDN tư thục chiếm khoảng 32%. Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia dạy nghề và tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề.


b) Một số hạn chế:


- Dạy nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung;

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng nhanh, nhưng quy mô nhỏ, phân bố chưa hợp lý, đặc biệt là khu vực nông thôn; mạng lưới chưa quy hoạch theo nghề, cấp trình độ đào tạo; chưa có các trường có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới;

- Quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, KCN, KCX và vùng kinh tế trọng điểm, dự án trong điểm quốc gia, cho xuất khẩu lao động và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn;

- Điều kiện đảm bảo chất lượng đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: Đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu, hạn chế về chất lượng, chưa đào tạo được đội ngũ nhà giáo tiếp cận với trình độ của các nước phát triển; chương trình, giáo trình dạy nghề chậm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong SXKD; cơ sở vật chất, trang thiết bị của CSDN hiện nay còn nhiều thiết bị lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp;

- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; chưa chú trọng đến việc đầu tư tập trung đồng bộ theo nghề, nhất là các nghề công nghệ cao, mũi nhọn và nghề trọng điểm;

- Quan hệ giữa các CSDN với các doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ;

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề.

2. Quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển dạy nghề đến năm 2020

2.1. Quan điểm:

Dạy nghề phát triển theo hướng chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá dạy nghề để tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề; đầu tư tập trung, đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng theo nghề cho các trường CĐN, TCN đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia, trong đó chú trọng đến một số nghề có tính cạnh tranh cao, một số nghề công nghệ, kỹ thuật cao được đào tạo đạt trình độ tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển dạy nghề, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; phát triển dạy nghề là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập cho mọi người và học tập suốt đời.



Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 416.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương