BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011


Chính sách hỗ trợ XKLĐ tại 62 huyện nghèo



tải về 416.94 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích416.94 Kb.
#16916
1   2   3   4   5   6   7

3. Chính sách hỗ trợ XKLĐ tại 62 huyện nghèo:

Ngày 27/12/2008 Chính phủ ban hành Nghị Quyết 30a/2009/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện) được chính phủ ban hành. Điểm nổi bật của gói giải pháp tạo đột phá về xoá đói giảm nghèo đối với 62 huyện nghèo là các chính sách cụ thể về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Ngay sau khi Nghị quyết trên được ban hành, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã nhanh chóng tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giaI đoạn 2009 - 2020” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày 29/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg Phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. Quyết định đã xác định rõ mục tiêu của đề án là “Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng người lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững, đồng thời cũng xác định và đưa ra chỉ tiêu cần đạt được cho từng giai đoạn như:

- Giai đoạn 2009-2010: đây là giai đoạn thực hiện thí điểm, phấn đấu đưa 10 nghìn lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó: khoảng 80% lao động thuộc các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, khoảng 70% lao động qua đào tạo nghề; góp phần giảm 8.000 hộ nghèo (giảm 2,8% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo).

- Giai đoạn 2011-2015: đưa 50 nghìn lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; bình quân mỗi năm sẽ đưa được khoảng 10 nghìn lao động, trong đó: khoảng 90% lao động thuộc các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, khoảng 80% lao động qua đào tạo nghề; góp phần giảm 45.000 hộ nghèo (giảm 15,6% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo).

- Giai đoạn 2016 -2020: tăng 15% tổng số người đi làm việc ở nước ngoài so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó khoảng 95% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, góp phần giảm khoảng 19% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo.

Theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg người lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được chính phủ hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn học, sinh hoạt phí trang cấp ban đầu, sách vở tài liệu, tiền tàu xe... trong thời gian học bổ túc văn hoá; các chi phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, lệ phí làm thủ tục pháp lý (visa, hộ chiếu, lý lịch tư pháp, khám sức khoẻ; hỗ trợ rủi ro khi gặp rủi ro ở nước ngoài. Ngoài ra, người lao động còn được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đóng góp những chi phí theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội...

Ngay sau khi Quyết định 71/2009/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện, đồng thời chỉ đạo triển khai thí điểm ở 3 tỉnh có huyện nghèo là Thanh Hoá, Yên Bái, Quảng Ngãi với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm để từng bước nhân rộng mô hình ra các địa phương khác, và đến tháng 9/2010 đã triển khai trên toàn bộ 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh trên cả nước.

Đến nay đã có trên 40 doanh nghiệp tham gia với gần 90 Hợp đồng tuyển chọn lao động cho các thị trường như: Lybia, UAE, Angiêria, Đài Loan, Malyasia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập xê út, Macao v.v. và bước đầu đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

Khoảng 10.000 lao động các huyện nghèo đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 8500 lao động được sơ tuyển (đáp ứng về sức khoẻ và trình độ văn hoá). Sau khi sơ tuyển, các doanh nghiệp đã phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho khoảng 8000 lao động. Trên 140 lao động của Thanh Hoá, Yên Bái, Quảng Ngãi được đào tạo tiếng Hàn để tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn quốc, trong đó có 85 lao động đã trúng tuyển kỳ thi tiếng Hàn tháng 4/2010, tỷ lệ đỗ đạt 68%, đến hết tháng 4/2011 đã có gần 70 lao động trong số này đã xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

Hiện nay (từ tháng 2/2011 đến nay), Cục Quản lý lao động ngoài nước đang phối hợp với các tỉnh có huyện nghèo và Trường trung cấp nghề số 17 của Bộ Quốc phòng đào tạo tiếng Hàn cho trên 800 lao động thuộc 62 huyện nghèo trên cả nước để tham dự kỳ thi tuyển tiếng Hàn vào tháng 8/2011.

Trên 180 lao động của Quảng Trị, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hoá, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Giang, ... đã được đối tác Nhật Bản lựa chọn để đào tạo và đưa sang tu nghiệp tại Nhật Bản, đến hết tháng 4/2011 có 130 học viên đã tốt nghiệp khoá đào tạo và có khoảng 100 lao động trong số này đã xuất cảnh. Gần 5500 lao động (Năm 2009: 900 lao động, năm 2010: 3600 lao động và 4 tháng đầu năm 2011 có khoảng gần 1000 lao động) đã xuất cảnh sang các thị trường khác như Lybia, Malaysia, UAE, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập xê út, Đài Loan v.v…, trong đó lao động thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 95% .



Về thị trường: Trong số gần 5500 lao động đã xuất cảnh thì thị trường Malaysia khoảng 2800 lao động, chiếm khoảng 50,9%, UAE: khoảng 550 lao động, chiếm khoảng 10%, Libya: 560 lao động, chiếm khoảng 10%, Lào: 400 lao động chiếm khoảng 7,3%; Ả rập xê út: 150 lao động, chiếm khoảng 2,8%, số còn lại đi Macao, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Một số địa phương đã đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định 71. Thanh Hoá khoảng 1250 lao động, Quảng Ngãi đưa được khoảng 1000 lao động, Quảng Nam: 480 lao động, Quảng Trị: 400 lao động, Bắc Kạn: 230 lao động, Bắc Giang: 190 lao động, Yên Bái: 170 lao động, Lào Cai khoảng trên 200 lao động, Kon Tum: 200 lao động, Điện Biên: khoảng 250 lao động, Sơn La: khoảng 250 lao động, Bình Định khoảng 100 lao động số còn lại thuộc các tỉnh Nghệ An, Cao Bằng, Phú Thọ, Lâm Đồng, Lai Châu...

Nhìn chung, số lao động các huyện nghèo đã đi làm việc ở nước ngoài đều có việc làm và thu nhập ổn định, trung bình khoảng 5,5 - 6,5 triệu đồng/tháng ở thị trường Libya, UAE và Ả rập xê út và Macao; từ 4,5 – 5,5 triệu đồng/tháng ở thị trường Malaysia; 15-20 triệu đồng/tháng ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

Về tín dụng ưu đãi: Đến hết 31/12/2010 Ngân hàng CSXH đã giải ngân trên 100 tỷ đồng cho khoảng trên 4000 lao động thuộc trên 4000 hộ gia đình thuộc địa bàn của hầu hết 62 huyện nghèo trên cả nước vay vốn đi xuất khẩu lao động theo Quyết định 71, đạt khoảng trên 60% chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2010. Trong đó, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 93,7%.

Về kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, BDKTCT: tính hết tháng 12/2010, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tạm ứng 70% số tiền hỗ trợ cho người lao động huyện nghèo để học nghề, ngoại ngữ, và bồi dưỡng kiến thức cần thiết thông qua các doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề trên 30 tỷ đồng.

Có thể nói, chính sách hỗ trợ lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài là một chính sách xã hội mang tính nhân văn cao. Chính sách chỉ có thể thực hiện thành công nếu những lao động tham gia chương trình có quyết tâm cao, thực sự có mong muốn thoát nghèo. Để người dân có quyết tâm tham gia chương trình thì các cấp chính quyền, đoàn thể và gia đình cần có những chuyển biến trong nhận thức. Các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương phải thực sự coi đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương mình, cần tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân, tổ chức học tập, phổ biến kinh nghiệm thành công của các địa phương đi trước, giúp nhân dân thấy được đây thực sự là một giải pháp thoát nghèo bền vững để giáo dục, động viên và lựa chọn những lao động có quyết tâm và mong muốn thoát nghèo tham gia. Các cơ quan quản lý nhà nước cần chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác hợp đồng, thẩm định và lựa chọn những hợp đồng tốt, phù hợp với đặc điểm lao động các huyện nghèo; Chỉ đạo và giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, tổ chức quản lý và trợ giúp người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Phối hợp vơí cơ quan ngoại giao giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.




ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ

ĐẾN NĂM 2015
Vụ Kế hoạch Tài chính - Tổng cục Dạy nghề
I. Tổng quan

Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề (tháng 3 năm 1998); trên cơ sở nhận thức sâu sắc những nội dung có liên quan đến dạy nghề, đặc biệt là những yếu kém, hạn chế, nguyên nhân cũng như các mục tiêu, giải pháp định hướng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực, chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động để khắc phục những tồn tại, hạn chế với các nhiệm vụ trọng tâm:

- Một là, nhanh chóng xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý dạy nghề các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó chủ động gắn kết chặt chẽ công tác phát triển dạy nghề với công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo.

- Hai là, tập trung xây dựng hệ thống hành lang pháp lý về lĩnh vực dạy nghề, làm nền tảng vững chắc cho công tác dạy nghề phát triển theo chủ trương, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về dạy nghề thời gian qua là đã xây dựng và ban hành được Luật Dạy nghề - văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất về dạy nghề, chuyển hệ thống dạy nghề từ hai loại chương trình đào tạo (dài hạn và ngắn hạn) sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề); coi trọng kỹ năng thực hành nghề và chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Ba là, tăng cường công tác dự báo và kế hoạch, quy hoạch phát triển dạy nghề; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai có hiệu quả Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1999-2000; Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010; Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề giai đoạn 2006-2010;

- Bốn là, triển khai xây dựng, ban hành và trình ban hành nhiều cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về lĩnh vực dạy nghề, trong đó đặc biệt là các chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động bị thu hồi đất; chính sách dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nội trú; chính sách dạy nghề cho người nghèo; chính sách dạy nghề cho người tàn tật; chính sách dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ…

- Năm là, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chí, chuẩn về kiểm định chất lượng dạy nghề; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề; phát triển đội ngũ giáo viên; xây dựng chương trình khung dạy nghề cho từng nghề ở các cấp trình độ theo phương pháp tiên tiến của thế giới với sự tham của các doanh nghiệp và những người sử dụng lao động; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho dạy nghề theo hướng xã hội hóa.

- Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực dạy nghề: là cơ quan đi đầu trong việc thí điểm đổi mới việc giao chỉ tiêu và kế hoạch ngân sách cho dạy nghề theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu; ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền để phân cấp triệt để, tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi và chủ động cho các Bộ, ngành, địa phương (thí dụ: trao cho địa phương và các bộ ngành quyền thành lập, hoặc cho phép thành lập trường Trung cấp nghề, TTDN; trao cho các cơ sở dạy nghề quyền lựa chọn hình thức tuyển sinh và chủ động tổ chức tuyển sinh dạy nghề; trao quyền cho người đứng đầu cơ sở dạy nghề được tổ chức in bằng, chứng chỉ nghề theo mẫu quy định). Triển khai công tác giao quyền tự chủ tài chính và mở rộng hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ đối với các cơ sở dạy nghề;

- Bảy là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các cơ quan quản lý dạy nghề ở Trung ương và địa phương và các CSDN về yêu cầu của công tác dạy nghề trong tình hình mới, đặc biệt là các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển mạnh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề.

II. Thực trạng dạy nghề giai đoạn 1998-2010

1. Kết quả đạt được

Đến năm 2010 lĩnh vực dạy nghề phát triển mạnh mẽ, toàn diện và đạt được các kết quả chủ yếu sau:

- Hình thành hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ (Sơ cấp nghề, TCN, CĐN) thay thế hệ thống dạy nghề ngắn hạn và dài hạn trước đây; từng bước đáp ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động, trong đó có nguồn nhân lực trình độ kỹ năng nghề cao;

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp trên toàn quốc: số trường dạy nghề tăng 3,3 lần (từ 129 trường dạy nghề lên 429 trường CĐN, TCN, trong đó có: 123 trường CĐN, 306 trường TCN); trung tâm dạy nghề tăng 5,3 lần (từ 150 TTDN lên 800 TTDN). Xóa được tình trạng không có trường dạy nghề trên địa bàn ở 15 tỉnh; không có trường dạy nghề của địa phương ở 27 tỉnh, không có trung tâm dạy nghề tại 40 tỉnh, phát triển cơ sở dạy nghề tư thục. Trên 1000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở giáo dục khác có dạy nghề;

- Quy mô tuyển sinh học nghề tăng gần 3,24 lần (từ 525,6 ngàn người năm 1998 lên 1.707 ngàn người năm 2009), trong đó: dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề (dạy nghề dài hạn) tăng 3,79 lần (từ 75,6 ngàn lên 287 ngàn); dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề ngắn hạn) tăng 3,15 lần (từ 450 ngàn người lên 1.420 ngàn người);

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Đã ban hành danh mục 301 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 385 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp (Danh mục nghề đào tạo năm 1992 có 226 nghề đào tạo dài hạn);

- Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã được cải thiện: đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, trong đó số lượng giáo viên tại các trường nghề, trung tâm dạy nghề năm 2009 khoảng 29.444 người (gấp 2,95 lần năm 1998); nhiều chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, đến hết năm 2009 đã xây dựng được 164 bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề theo phương pháp tiên tiến của thế giới; hầu hết các CSDN đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực; khoảng trên 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%;

- Đã triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề: đến hết năm 2009 đã thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề cho 35 trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; xây dựng được 85 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thí điểm đánh giá kỹ năng nghề cho lao động của 2 nghề thuộc nhóm nghề thủ công mỹ nghệ;

- Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hầu hết các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Phòng dạy nghề hoặc bộ phận quản lý dạy nghề;

- Đa dạng hoá hình thức, phương thức đào tạo nghề: dạy nghề chính quy, dạy nghề thường xuyên; dạy nghề tập trung, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề. Đã thí điểm triển khai đặt hàng đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, đối tượng bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số;

- Đã ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn; chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên;

- Đầu tư cho dạy nghề ngày càng tăng, trong đó, ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, năm 2009, đầu tư cho dạy nghề chiếm khoảng 8% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Dự án nâng cao năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và các dự án ODA về dạy nghề trong những năm qua đã đầu tư tập trung vào nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, phát triển chương trình theo phương pháp tiên tiến, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hạt nhân và hình thành hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và thí điểm một số mô hình trong dạy nghề tạo tiền đề phát triển dạy nghề;

- Xã hội hoá dạy nghề đã đem lại kết quả bước đầu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các CSDN. Năm 2009, số CSDN ngoài công lập chiếm 33 %, trong đó số trường, trung tâm dạy nghề ngoài công lập chiếm 32%.

Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia dạy nghề và tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề.

Tóm lại, trong 10 năm qua, dạy nghề đã được phục hồi sau một thời gian dài suy giảm và có bước phát triển mới, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về số lượng cho thị trường lao động, chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực.

2. Tồn tại

- Dạy nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung;

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng nhanh, nhưng quy mô nhỏ, phân bố chưa hợp lý, tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị; cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều cơ sở dạy nghề hiện nay còn nhiều thiết bị còn lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động của các doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào tạo trong nước, của các nước trong khu vực và thế giới, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào tạo;

- Quy mô đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động trình độ tay nghề cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, xuất khẩu lao động và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn;

- Cơ cấu ngành nghề đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa phù hợp với nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường lao động;

- Chất lượng dạy nghề còn hạn chế do các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được đầu tư đồng bộ chưa tương xứng với việc tăng quy mô đào tạo và quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến đào tạo nghề, nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở nước ta nên khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì không có đủ nguồn lao động chất lượng cao, qua đào tạo nghề để làm việc tại các doanh nghiệp địa phương đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao tại các doanh nghiệp hiện nay.



3. Nguyên nhân

- Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng còn một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Bộ, ngành vẫn chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội: Nhà nước chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của Bộ, ngành hầu như chưa đề cập đến phát triển nhân lực nói chung và dạy nghề nói riêng; chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho dạy nghề; các địa phương chưa ưu tiên dành quỹ đất cho việc mở rộng và thành lập mới các CSDN;

- Cơ chế, chính sách về dạy nghề chưa thay đổi kịp với việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; chính sách tiền lương đối với giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng; chưa có chính sách tiền lương cho người tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ đào tạo nghề; một số chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế, chính sách dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề; một số chính sách đã được ban hành nhưng việc triển khai chậm như: chính sách tín dụng, chính sách giao, cho thuê đất, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với CSDN;

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề còn hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng;

- Hệ thống đảm bảo chất lượng (kiểm định chất lượng và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia) mới được hình thành và đang được triển khai thí điểm;

- Mạng lưới CSDN: số lượng CSDN còn ít, quy mô nhỏ, phân bố chưa hợp lý, đặc biệt là khu vực nông thôn; mạng lưới mới chỉ đuợc quy hoạch phân bổ cơ sở dạy nghề theo ngành, vùng, miền, chưa quy hoạch theo nghề, cấp trình độ đào tạo; các trường dạy nghề chuyên sâu bị mai một, chưa có các trường có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước phát triển của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế:

+ Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và hạn chế về chất lượng, nhất là kỹ năng thực hành nghề, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, phương pháp giảng dạy;

+ Chương trình, giáo trình dạy nghề chậm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

+ Cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế: diện tích nhỏ so với quy mô đào tạo; thiếu xưởng thực hành; trang thiết bị dạy nghề thiếu về chủng loại, số lượng và lạc hậu về công nghệ; thư viện nhỏ, số lượng đầu sách, tài liệu ít; ký túc xá, khu thể dục thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Định mức chi thường xuyên đối với dạy nghề và mức thu học phí quy định từ năm 1998 đến nay chưa được sửa đổi, nên thu không thể đủ bù đắp chi phí đào tạo. Các chương trình, dự án về dạy nghề đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số trường, trung tâm dạy nghề, nhưng chưa chú trọng đến việc đầu tư tập trung và đồng bộ cho các nghề công nghệ cao, mũi nhọn và nghề trọng điểm;

- Quan hệ giữa các CSDN với các doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm và lợi ích của mình trong công tác dạy nghề;

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề là một trong những con đường lập thân, lập nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của mình;

Thực trạng trên cho thấy, những năm qua dạy nghề tuy đã có bước phát triển, đổi mới và đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất - kinh doanh, dịch vụ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.



III. Định hướng và chính sách về dạy nghề giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020

- Đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng để phổ cập nghề cho người lao động nhất là lao động nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động;

- Đào tạo nghề trình độ CĐN, TCN nhằm hình thành đội ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp đạt chuẩn quốc gia đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động, trong đó đào tạo một số nghề thuộc lĩnh công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn đạt chuẩn quốc gia, đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới.

IV. Các giải pháp phát triển dạy nghề đến năm 2015

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Quan điểm

a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

b) Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;

c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương;

d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;

đ) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.



1.2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã;

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

- Giai đoạn 2009 - 2010

+ Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục tiêu của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục- đào tạo đến năm 2010 (Dự án 7) bằng các chính sách của Đề án này;

+ Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%;

+ Phấn đấu hoàn thành “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2006 - 2010” được phê duyệt theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Giai đoạn 2011-2015

Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó:

+ Khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã.

- Giai đoạn 2016-2020

Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó:

+ Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%;

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.



1.3. Đối tượng của Đề án

a. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

b. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

1.4. Chính sách của Đề án

a. Chính sách đối với người học

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.

- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.



b. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên

- Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc;

- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông;

- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000đ/giờ; người dạy nghề là các tiến sỹ khoa học, tiến sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000đ/ buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

c. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- 61 huyện nghèo được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30-50% mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3-5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm;

- 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3-4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm;

- 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm;

- 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường;

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006-2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm;

- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Các chính sách quy định trong Đề án này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và biến động kinh tế- xã hội hàng năm và từng thời kỳ.



1.5. Giải pháp thực hiện Đề án

a. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn

b. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo

- Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013;

- Hỗ trợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống;

- Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập huyện đã được thụ hưởng Dự án 7 nhưng ở mức thấp;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục



c. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn;

- Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

d. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Hoàn thành chỉnh sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200 chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 300 nghề.

e. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ

1.6. Các hoạt động của Đề án

a) Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Nội dung chủ yếu

+ Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn;

+ Triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội nông dân;

+ Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn;

+ Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Kinh phí dự kiến: 125 tỷ đồng.

b) Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

- Nội dung chủ yếu:

+ Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;

+ Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ;

+ Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;

+ Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020;

+ Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.

- Kinh phí dự kiến: 15 tỷ đồng.

c) Hoạt động 3: Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

- Nội dung chủ yếu:

Dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho 18.000 lao động nông thôn gồm 4 nhóm: nhóm lao động làm nông nghiệp (ở các vùng núi, vùng chuyên canh); nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm nông dân chuyển nghề sang công nghiêp, dịch vụ (ở vùng núi và vùng đồng bằng, trung du) và nhóm đánh bắt xa bờ ở các tỉnh duyên hải miền Trung (học sửa chữa máy tàu thủy; chế biến và bảo quản thủy sản...).

- Kinh phí dự kiến: 54,4 tỷ đồng để thực hiện trong 2 năm 2009-2010.

d) Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

- Nội dung chủ yếu:

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập gồm: 220 huyện mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 (30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30-50%; 74 huyện vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; 116 huyện vùng đồng bằng); 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống. Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư ở mức thấp trong những năm trước đây.

- Kinh phí dự kiến: 3.905 tỷ đồng.

đ) Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

- Nội dung chủ yếu

+ Xây dựng 500 chương trình, học liệu dạy nghề (giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng, đĩa hình…) để đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu của thị trường lao động;

+ Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp của 300 nghề.

- Kinh phí dự kiến: 90 tỷ đồng.

e) Hoạt động 6: Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

- Nội dung chủ yếu

+ Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề và người dạy nghề: chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề về nghiệp vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm;

+ Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 7.500 người để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập và các trung tâm dạy nghề đã thành lập nhưng chưa đủ cơ số giáo viên cơ hữu;

+ Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn cho 12.000 lượt người.

- Kinh phí dự kiến: 76,5 tỷ đồng.

g) Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

- Nội dung chủ yếu

+ Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) và đặt hàng dạy nghề cho 6,54 triệu lao động nông thôn;

+ Đặt hàng dạy nghề cho khoảng 512 ngàn lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế;

- Kinh phí dự kiến: 20.308,2 tỷ đồng.

h) Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

- Nội dung chủ yếu

+Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án; thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; xây dựng phần mềm quản lý Đề án; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp;

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;

+ Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Kinh phí dự kiến là 120 tỷ đồng.

1.6. Kinh phí thực hiện Đề án

a. Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, gồm:

- Kinh phí dạy nghề lao động nông thôn: 24.694 tỷ đồng.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 1.286 tỷ đồng.

b. Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện

- Giai đoạn 2009-2010: 1.894 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 65,5 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2011-2015: 11.363 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 593,5 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2016-2020: 12.723 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 627 tỷ đồng).

c. Kinh phí của Đề án theo tính chất nguồn vốn

- Vốn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề: 3.905 tỷ đồng.

- Vốn sự nghiệp: 22.075 tỷ đồng.


Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 416.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương