BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011



tải về 416.94 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích416.94 Kb.
#16916
1   2   3   4   5   6   7

2.2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:


Phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo; tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề, một số nghề đào tạo đạt chuẩn quốc gia, một số nghề đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; tăng quy mô đào tạo nghề để vào năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%.

b) Mục tiêu cụ thể:


- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Dạy nghề cho 10 triệu người (5,2 triệu người lao động nông thôn), trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 2,23 triệu người (khoảng 15 nghìn sinh viên được học chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới); đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề cho 15.000 người để làm giáo viên, giảng viên dạy nghề.

+ Đến năm 2015:

Mạng lưới có 190 trường cao đẳng nghề, 300 trường trung cấp nghề và 920 trung tâm dạy nghề, trong đó: 05 trường cao đẳng nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới; 08 trường cao đẳng nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực; 70 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề đạt chuẩn quốc gia;

85% giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề đạt chuẩn; 25% giảng viên dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; tỷ lệ giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên quy đổi là 1/18; bồi dưỡng giảng viên dạy nghề theo chương trình sư phạm dạy nghề của nước phát triển trên thế giới; 100% nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chương trình khung; áp dụng 30 chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; biên soạn 100 bộ chương trình, giáo trình đào tạo cho các nghề phổ biến; 70% nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chuẩn danh mục thiết bị dạy nghề;

+ 60% trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, 30% trung tâm dạy nghề, 50% chương trình đào tạo nghề của các trường trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề được kiểm định chất lượng; có 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; 150 nghề có ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; 2 triệu lượt người lao động được đánh giá kỹ năng nghề.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Dạy nghề cho 11,2 triệu người (dạy nghề cho lao động nông thôn là 6 triệu người) trong đó: trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 2,92 triệu người (khoảng 40 nghìn sinh viên được học chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới); đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề cho 25.000 người để làm giáo viên dạy nghề.

+ Đến năm 2020:

Mạng lưới có 230 trường cao đẳng nghề và 310 trường trung cấp nghề, 1050 trung tâm dạy nghề, trong đó: 12 trường cao đẳng nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới; 20 trường cao đẳng nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực; 140 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, mỗi trường có từ 3 đến 5 nghề đạt chuẩn quốc gia;

100% giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề đạt chuẩn; 40% giảng viên dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ; tỷ lệ giáo viên, giảng viên quy đổi/học sinh, sinh viên quy đổi ở các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 1/15; có khung chương trình trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho 100% nghề đào tạo; áp dụng 60 chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới; 100% nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chuẩn danh mục thiết bị dạy nghề;

+ 90% trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, 70% trung tâm dạy nghề; 70% chương trình đào tạo nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề; có 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; 400 nghề có ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; 6 triệu lượt người lao động được đánh giá kỹ năng nghề.



2.3. Các giải pháp chủ yếu:

a) Đổi mới cơ chế tài chính và hoàn thiện chính sách về dạy nghề:



    - Đổi mới cơ chế tài chính về dạy nghề: chuyển từ cơ chế cấp phát và quản lý ngân sách nhà nước cho các cơ sở dạy nghề công lập sang cơ chế đặt hàng dạy nghề, đấu thầu chỉ tiêu đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các cơ sở dạy nghề. Tăng tỷ trọng ngân sách chi cho dạy nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo. Xây dựng và phân bổ ngân sách chi thường xuyên căn cứ vào mức chi phí đào tạo cho từng nhóm nghề ở từng cấp trình độ đào tạo và kết quả thực hiện chỉ tiêu đào tạo của năm trước. Ngân sách trung ương được sử dụng đầu tư tập trung đồng bộ theo nghề để hình thành các trường CĐN, TCN chất lượng cao, nhất là các nghề đạt trình độ tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

- Đổi mới, hoàn thiện chính sách về dạy nghề:

+ Chính sách đối với người học nghề: bổ sung chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên học các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề khó tuyển sinh; hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động chưa có nghề ở đô thị; cử sinh viên đi đào tạo tại các nước phát triển;

+ Chính sách đối với giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: bổ sung phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giảng viên, giáo viên vừa dạy lý thuyết và vừa dạy thực hành; người được cơ sở dạy nghề cử đi học các khoá học đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề được Nhà nước cấp kinh phí; giảng viên, giáo viên dạy nghề được cử đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài, ưu tiên đối tượng nữ; người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học được tuyển dụng làm giáo viên, giảng viên dạy nghề cơ hữu được nhà nước hoàn trả học phí đào tạo;

+ Chính sách đối với trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề: Nhà nước hỗ trợ đầu tư đồng bộ theo nghề cho trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập, trường doanh nghiệp nhà nước để đào tạo một số nghề được đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới hoặc đạt chuẩn quốc gia; các trường công lập và trường doanh nghiệp nhà nước không thuộc các đối tượng trên được hỗ trợ đầu tư nâng cao chất lượng dạy nghề (trường nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ của các trường công lập); hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề đối với các trường có đào tạo những nghề thuộc danh mục các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề khó tuyển sinh được hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề và được giao chỉ tiêu đặt hàng đào tạo nghề;

+ Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề: doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề được tham gia đào tạo theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước; doanh nghiệp tự tổ chức dạy nghề cho người lao động và tuyển dụng họ vào làm việc cho doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí dạy nghề;

+ Chính sách đối với người lao động qua học nghề: Nhà nước ban hành chính sách tiền lương cơ bản tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo nghề; hỗ trợ chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động;

+ Chính sách xã hội hóa dạy nghề: Nhà nước có chính sách khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề; có chính sách huy động doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề.


Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 416.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương