Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh



tải về 1.72 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.72 Mb.
#14405
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Khu vực phía Bắc

Điều chỉnh, bổ sung

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc- Nam, các tuyến đ­ường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến hướng tâm và vành đai vùng thủ đô Hà Nội. Hoàn thành nâng cấp, đ­ưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung việc ”Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe,,...: đã được giải trình ở phần trên.

Điều chỉnh, bổ sung

- Hoàn thành nâng cấp và hiện đại hóa đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có trong khu vực, đưa vào cấp các tuyến đường sắt hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn.



Lý do điều chỉnh, bổ sung:

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung việc ” Hoàn thành nâng cấp và hiện đại hóa đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có trong khu vực,..: đã được giải trình ở phần trên.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung: ”Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn ”.

Việc xây dựng mới đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam cũng chưa thể triển khai như đã nêu trên trục dọc Bắc – Nam; việc xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn cũng chưa thể triển khai được trong giai đoạn này. Vì vậy, cần giãn tiến độ xây dựng do chưa đủ nguồn lực và cần nghiên cứu kỹ hơn.



Điều chỉnh, bổ sung

- Tập trung, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của Miền Bắc. Đảm bảo an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả cảng hàng không Điện biên; khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Nà Sản, Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh, cảng hàng không Lào Cai.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về hàng không:

Các cảng hàng không được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 Phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và các quy hoạch cho từng cảng hàng không.

Quy hoạch khu vực phía Bắc gồm 9 CHK: 2 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi), 7 CHKNĐ (Điện Biên, Nà Sản, Lào Cai, Gia Lâm, Quảng Ninh, Vinh, Đồng Hới).

Quy hoạch khu vực miền Trung gồm 7 CHK: 4 CHKQT (Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cam Ranh), 3 CHKNĐ (Phú Cát, Tuy Hòa, Pleiku).

Quy hoạch khu vực phía Nam gồm 10 CHK: 4 CHKQT (Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc), 6 CHKNĐ (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu).

Quy hoạch các cảng hàng không phân theo khu vực như trên là rất hợp lý. Tuy nhiên, do số lượng các cảng hàng không khá nhiều, để tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn; từ nay đến năm 2020 đối với khu vực phía Bắc cần tập trung ưu tiên đầu tư các CHKQT Nội Bài và Cái Bi.

Về hàng không, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, việc xây dựng mới cảng hàng không Lào Cai, Quảng Ninh là rất khó khăn, cần giãn tiến độ. Hai cảng hàng không Thọ Xuân và Gia Lâm cũng cần được khôi phục hoạt động.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Điều chỉnh, bổ sung

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đư­ờng bộ cao tốc thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đ­ường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các n­ước láng giềng nh­ư Lào, Thái Lan, Campuchia; đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đ­ường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về ” Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe” đã được giải trình ở trên.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt như đường sắt Vũng Áng- Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đ­ường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển.



Lý do điều chỉnh, bổ sung:

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung việc ” Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có ”,..: đã được giải trình ở phần trên.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về ” Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt như đường sắt Vũng Áng- Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đ­ường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển”.

Theo Chiến lược 35: Xây dựng đoạn đường sắt cao tốc thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) và đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng tuyến đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển.

Tuy nhiên, việc xây dựng đoạn đường sắt cao tốc thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam cũng chưa thể triển khai như đã nêu trên trục dọc Bắc – Nam. Việc xây dựng đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) và đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, tuyến đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển cũng khó có khả năng thực hiện do thiếu vốn. Vì vậy, cần giãn tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt này do chưa đủ nguồn lực để đầu tư.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu alumin. Lựa chọn và xây dựng bến cảng hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu t­ư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về việc ”Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu t­ư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong”.

Theo Chiến lược 35 cần hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác 2 bến khởi động cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong tạo tiền đề xây dựng cảng trung chuyển quốc tế có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Cảng Vân Phong được kỳ vọng là cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ khu vực và quốc tế (giai đoạn đầu xây dựng 2 bến khởi động cho tàu 6.000-8.000TEU). Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng các cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải có khả năng tiếp nhận tàu tới 100.000DWT, bước đầu đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu có kết hợp trung chuyển quốc tế, đồng thời khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu tập trung tại khu vực phía Bắc và phía Nam. Vì vậy cần phải xem xét lại vai trò của cảng này về chủ trương cũng như phương thức đầu tư cho phù hợp. Trong điều kiện nguồn vốn NSNN có hạn, cần “Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu t­ư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong”.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh. Tiếp tục nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hoá quốc tế của khu vực. Nâng cấp các cảng hàng không Vinh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về việc ” Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh”.

Theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 Phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khu vực miền Trung gồm 7 CHK: 4 CHKQT (Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cam Ranh), 3 CHKNĐ (Phú Cát, Tuy Hòa, Pleiku).

Quy hoạch các cảng hàng không như trên là hợp lý. Tuy nhiên, do số lượng các cảng hàng không khá nhiều, để tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn; từ nay đến năm 2020 đối với khu vực miền Trung cần tập trung ưu tiên đầu tư các CHKQT Đà Nẵng, Cam Ranh.

Các cảng hàng không quốc tế đã được nâng cấp, cần tiếp tục đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại và tăng cường khai thác có hiệu quả.



Khu vực phía Nam

Điều chỉnh, bổ sung

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 khu vực phía Nam với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đư­ờng bộ cao tốc thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới phía Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đ­ưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về ” Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực phía Nam với quy mô 4 làn xe” đã được giải trình ở trên.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng đ­ường sắt Dĩ An- Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung việc ” Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có”,..: đã được giải trình ở phần trên.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung việc “Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng đ­ường sắt Dĩ An- Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á”.

Theo Chiến lược 35: Xây dựng đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang (thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam), đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu; xây dựng đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh để nối với đường sắt xuyên Á. Xây dựng đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ.

Tuy nhiên, việc xây dựng đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam cũng chưa thể triển khai như đã nêu trên trục dọc Bắc – Nam. Việc xây dựng các tuyến đường sắt như: Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh để nối với đường sắt xuyên Á, đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ cũng khó có khả năng thực hiện, cần được tiếp tục nghiên cứu, giãn tiến độ và triển khai xây dựng vào giai đoạn sau.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vải để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT (8.000TEU). Tiếp tục đầu tư phát triển các cảng, bến còn lại thuộc 3 cụm cảng: Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Chiến lược 35 không nêu rõ quy mô của cảng, nay bổ sung cho phù hợp với quy hoạch cảng biển nhóm 5.

Ngoài ra, trong Chiến lược 35, khu vực Đông Nam Bộ gồm 4 cụm cảng (Cụm cảng Cái Mép, Bến Đình Sao Mai – Vũng Tàu, cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Đồng Nai và cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tầu), nay cần điều chỉnh thành 3 cụm cảng cho phù hợp với Quy hoạch cảng biển nhóm 5.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tiếp tục nâng cấp các cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo; đảm bảo khai thác hiệu quả cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Vũng Tầu. Khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Cũng theo Chiến lược 35: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được xác định có vai trò hỗ trợ trong khai thác đối với cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cảng HKQT Long Thành đến năm 2020 để trở thành cảng trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực là khó khả thi do nguồn lực hạn chế. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định lại vai trò của cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong khu vực khi mà cảng HKQT Long Thành chưa được xây dựng, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển HKQT Long Thành.



Về phát triển giao thông vận tải đô thị

Điều chỉnh, bổ sung

- Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối l­ượng lớn như đường sắt trên cao và tầu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25÷30%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.



*. Lý do điều chỉnh giảm Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2020 đạt 25÷30%

Tiến độ triển khai xây dựng các công trình rất chậm, đặc biệt là xây dựng đường sắt đô thị, đường sắt nội - ngoại ô. Hiện tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới khởi công xây dựng 2-3 tuyến, hiện tượng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn xảy ra thường xuyên. Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng trong những năm qua chỉ đạt 10-12% (mục tiêu chiến lược là 35-45% vào năm 2020).

Trên cơ sở các phương án tổ chức vận tải, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, tiến độ xây dựng các dự án đường sắt trên cao, tàu điện ngầm đang triển khai ở hai thành phố thì đến năm 2020 khả năng tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đạt 35-45% là rất khó, do vẫn chủ yếu và vận tải xe buýt, các tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm mới được hình thành tuyến riêng lẻ, chưa tạo thành mạng lưới đồng bộ. Vì vậy, điều chỉnh lại tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng đến năm 2020 cần giảm tỷ lệ đảm nhận từ 35-45% xuống 25-30% cho phù hợp.

Điều chỉnh, bổ sung

- Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Trong Chiến lược 35 chưa đề cập đến các dự án đường bộ đô thị, đường sắt ngoại ô tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.



Về phát triển giao thông nông thôn

Điều chỉnh, bổ sung

- Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm.

- Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi trọng phát triển giao thông đường thủy.

- Nghiên cứu sử dụng vật liệu tại chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng vùng, chú trọng sử dụng xi măng trong xây dựng nâng cấp đường nông thôn.

- Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Cập nhật các chỉ tiêu phát triển giao thông nông thôn phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.

Trong chiến lược được phê duyêt chưa làm rõ được mục tiêu đến năm 2015 cần đạt 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã (trừ các xã đặc biệt khó khăn). Mới đưa ra được tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60-80%.

Trong chiến lược lần này đã tách được tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đối với đường huyện, đường xã, tỷ lệ mặt đường được cứng hóa đối với đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng (trên cơ sở cập nhật QĐ số 1509/QĐ-BGTVT ngày 8/7/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030) và phù hợp với các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.



c) Về công nghiệp giao thông vận tải

Điều chỉnh, bổ sung

- Công nghiệp tàu thủy: tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 100.000 DWT trở xuống; sửa chữa tầu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 150.000 DWT trở xuống.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về công nghiệp tàu thủy

Điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường về cỡ tàu đóng mới, sửa chữa, với khả năng thực tế của ngành.

Theo quy hoạch vận tải biển Việt Nam, đội tàu biển Việt Nam chủ yếu là các loại tàu có trọng tải dưới 100.000 DWT. Đến năm 2020 các cảng biển Việt Nam cũng chỉ tiếp nhận các tàu có trọng tải tối đa từ 100.000 DWT-150.000 DWT.

Do suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về huy động vốn và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp lớn trong ngành đang cần được tái cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả.



2).2. Tầm nhìn đến năm 2030

Theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg có 5 nội dung trong phần ”Tầm nhìn đến năm 2030”, nội dung số 3 và số 5 cơ bản vẫn còn phù hợp. Điều chỉnh Chiến lược lần này chỉ sửa đổi, bổ sung nội dung số 1, 2 và 4, cụ thể như sau:



Điều chỉnh, bổ sung nội dung số 1

Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới GTVT trong cả nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Nhấn mạnh các chỉ tiêu chất lượng là: chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao và đảm bảo sự kết nối các phương thức vận tải tiện lợi.



Điều chỉnh, bổ sung nội dung số 2

Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Khả năng chỉ có thể triển khai xây dựng được một số đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (ví dụ Hà Nội – Vinh hoặc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang), ....



Điều chỉnh, bổ sung nội dung số 4

Cơ bản hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại; cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO.



*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Sửa đổi bổ sung nhằm khẳng định vị trí, vai trò của cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành.

Bổ sung thêm phần về Hệ thống quản lý hoạt động bay ....đối với đường hàng không cho đầy đủ, toàn diện.

Điều chỉnh, bổ sung thêm 1 nội dung

Hoàn thành đ­ưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu. Các cảng, bến thủy nội địa được cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả. Phát triển mạnh các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Trong Chiến lược 35 không đưa phần phát triển đường thủy nội địa, nay bổ sung cho đầy đủ.



(3). Các giải pháp, chính sách phát triển

Cơ bản vẫn giữ nguyên các giải pháp, chính sách chủ yếu của Chiến lược 35, đề nghị bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp lại thứ tự một số giải pháp, chính sách như sau:



3.1. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển KCHT giao thông

Điều chỉnh, bổ sung

- Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ hàng năm đạt 3,5 ÷ 4,5% GDP, trong đó ưu tiên cho những công trình trọng điểm. Phát hành trái phiếu công trình để đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách, giải quyết tình trạng qúa tải.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều hình thức như BOT, BT, BTO, PPP. Sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư.

- Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn. Cần tính toán kỹ, có bước đi phù hợp để phát huy hiệu quả mô hình PPP giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với tài trợ ODA của các nước, các tổ chức quốc tế.

- Nhanh chóng triển khai Quỹ bảo trì đường bộ. Nghiên cứu hình thành Quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.



Lý do điều chỉnh, bổ sung

Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới ban hành, cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế.

Quỹ bảo trì đường bộ đã được phê duyệt, cần nhanh chóng triển khai thực hiện để có nguồn vốn cho bảo trì đường bộ; cần nghiên cứu hình thành Quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

Điều chỉnh, bổ sung

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực để đến năm 2030 nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

- Trong xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, trong đó tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Điều chỉnh, bổ sung để tránh đầu tư dàn trải, cần trọng tâm, trọng điểm để nâng cao hiệu quả đầu tư.



3.3. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải

Điều chỉnh, bổ sung

- Nghiên cứu tái cơ cấu vận tải toàn ngành để phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Có cơ sở để định hướng phát triển hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo hiệu quả KT-XH, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.



3.4. Giải pháp, chính sách phát triển công nghiệp GTVT

Điều chỉnh, bổ sung

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp GTVT mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.



Lý do điều chỉnh, bổ sung

Để có chiến lược sản phẩm phù hợp, các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và thị trường thì cần phải ”Tập trung vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh”.



3.5. Các giải pháp, chính sách về đảm bảo an toàn giao thông

Điều chỉnh, bổ sung

- Nhanh chóng triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Theo QĐ35 phần đảm bảo an toàn giao thông nằm trong phần mục tiêu phát triển đến năm 2020, nay điều chỉnh đưa về phần giải pháp

Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012, cần nhanh chóng triển khai thực hiện.

3.6.Các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong GTVT

Bổ sung mới giải pháp về môi trường và phát triển bền vững trong GTVT.



- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động GTVT.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong GTVT trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý, phát huy lợi thế về vận tải đường thủy, đường sắt; nhanh chóng phát triển vận tải công cộng ở các đô thị, áp dụng vận tải đa phương thức.

  • Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

  • Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ, phương tiện sử dựng năng lượng hiệu quả; Ứng dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác trong hoạt động GTVT.

Lý do bổ sung thêm

Nhằm phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.



3.7. Giải pháp, chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế

Không điều chỉnh, bổ sung



3.8. Giải pháp, chính sách đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực GTVT

Điều chỉnh, bổ sung

- Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong ngành GTVT trong tất cả các các lĩnh vực vận tải và dịch vụ, xây dựng và công nghiệp GTVT nhằm tập trung nguồn lực vào đúng lĩnh vực hoạt động chủ yếu, sản phẩm chủ yếu, tăng cường năng lực cạnh tranh, trước mắt tập trung vào các Tập đoàn, Tổng công ty.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong ngành GTVT là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay



3.9. Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới

Điều chỉnh, bổ sung

- Triển khai thực hiện hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu mới phù hợp với kế hoạch và lộ trình chuyển đổi trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương với hướng tiếp cận đi thẳng vào công nghệ cao sử dụng vệ tinh và kỹ thuật số.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Bổ sung thêm phần giải pháp, chính sách khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng không.



3.10. Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực

Không điều chỉnh, bổ sung



3.11. Khung thể chế thực hiện Chiến lược

(Bổ sung mới khung thể chế chiến lược)

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh Chiến lược này sẽ thay thế điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trên cơ sở điều chỉnh chiến lược được phê duyệt: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ GTVT thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chiến lược phát triển GTVT; điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT theo các chuyên ngành, theo các vùng, lãnh thổ, cũng như kế hoạch phát triển GTVT những năm tới.

- Tiến hành nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án nhằm cụ thể hóa các nội dung, các giải pháp chính sách trong Chiến lược.

- Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ngành có liên quan nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ từ khâu xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện đầu tư đến quản lý khai thác hệ thống GTVT.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Trong Chiến lược 35 không có phần này. Bổ sung để có Chương trình tổ chức thực hiện chiến lược.



Каталог: Uploads -> File -> word documents
File -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
File -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương