Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh


(4). Đánh giá môi trường chiến lược



tải về 1.72 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.72 Mb.
#14405
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

(4). Đánh giá môi trường chiến lược

  • Giới thiệu về dự án

Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lần này chủ yếu tập trung rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược 35, những vấn đề vẫn còn phù hợp, những vấn đề bất cập cần điều chỉnh, bổ sung. Những nội dung chủ yếu được đề nghị điều chỉnh, bổ sung bao gồm một số quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số giải pháp chính sách.

  • Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược

Trong phần Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chủ yếu điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển, giãn tiến độ xây dựng một số dự án do chưa bố trí được nguồn lực đầu tư, tập trung nguồn vốn vào một số dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, công trình có tính đột phá.

Trong quá trình điều chỉnh chiến lược, không đề xuất các dự án mới vì vậy, tác động đến môi trường khi thực hiện chiến lược là không lớn, chủ yếu là theo hướng giảm nhẹ tác động đến môi trường do giãn tiến độ đầu tư xây dựng các công trình giao thông so với Chiến lược 35.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến ưu tiên đầu tư các dự án sau:


  1. Về đường bộ

- Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A 4 làn xe (từ Hà Nội đến Cần Thơ)

- Nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh

- Xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc thuộc cao tốc Bắc – Nam

- Xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc khác như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Hạ Long, Biên Hòa – Vũng Tàu (GĐ1 Biên Hòa – Phú Mỹ), Bến Lức – Long Thành



  1. Về đường sắt

- Hoàn thành xây dựng tuyến Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân

- Nâng cấp tuyến Bắc – Nam hiện tại

- Xây dựng tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu


  1. Về đường thủy nội địa

- Cải tạo 2 tuyến đường thủy phía Nam (WB5)

- Kênh Chợ Gạo

- Cải tạo đoạn tuyến Việt Trì – Hải Phòng và Cửa Đuống Lạch Giang – WB6


  1. Về đường biển

- Cảng Lạch Huyện, tàu 100.000 DWT

- Cảng Cái Mép – Thị Vải, tàu 100.000 DWT

- Luồng Sông Hậu 40km, tàu 10.000 DWT


  1. Về hàng không

- Cảng HKQT Nội Bài (Nhà ga T2 10 triệu HK/n)

- Nâng cấp cảng HKQT Cát Bi 4 triệu HK/n

- Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (nâng cấp nhà ga quốc nội, đường CHC) Khai thác B747-400;23,5triệu HK/n

- Cảng HKQT Long Thành (giai đoạn 1: 25 triệu HK/n)

Việc triển khai xây dựng các công trình giao thông nêu trên sẽ có tác động nhất định đến các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên, khu quân sự, các công trình kiến trúc, văn hóa, di tích lịch sử, trường học, v.v. Làm ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình do mất đất canh tác, đất ở, đời sống của một bộ phận người dân sẽ gặp khó khăn do không còn đất để canh tác,...

Việc xây dựng các công trình giao thông cũng ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường tự nhiên, có thể làm cản trở hoặc thay đổi dòng chảy, thay đổi chế độ thủy văn, có thể gây ô nhiễm nguồn nước, thay đổi cấu trúc nền đáy do xây dựng trụ cầu, v.v.



  • Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 chủ yếu đưa ra các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số giải pháp chính sách. Các phương án, hướng tuyến, vị trí triển khai xây dựng các công trình giao thông cụ thể được thể hiện trong các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư. Vì vậy, cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch chuyên ngành GTVT; cần tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay từ khi lập quy hoạch các chuyên ngành.

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch các chuyên ngành, quy hoạch chi tiết các tuyến đường, công trình giao thông cần hết sức thận trọng khi lựa chọn tuyến cụ thể nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và KT-XH ở vùng tuyến đường đi qua ( như khu di tích lịch sử, khu vực đông dân cư, khu vực đô thị, trường học, cơ quan,... và hạn chế tối đa việc lấy đất trồng lúa để xây dựng các công trình giao thông)

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông cần nghiêm túc thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Cần giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng và khai thác các công trình giao thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng, khai thác các công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong hoạt động giao thông nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trồng cây xanh, xây tường chắn ở những nơi có tuyến đường đi qua các khu đô thị và các thị trấn nhằm ngăn cách đường xe chạy với khu dân cư sinh sống, giảm tiếng ồn, ngăn bụi, cảnh quan,...

v.v.

Các dự án ưu tiên đầu tư chính giai đoạn đến 2020 xem bảng sau:



Bảng 2.15. Danh mục một số dự án ưu tiên đầu tư chính

TT

Tên dự án

Quy mô

Thời gian thực hiện

I

Đường bộ







1

Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A

4 làn xe




2

Nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh

1342 km




3

Các đoạn tuyến thuộc cao tốc Bắc – Nam







-

Ninh Bình – Thanh Hóa

121 km, 4 làn xe

2014-2018

-

Đà Nẵng – Quảng Ngãi

125 km, 4 làn xe

2012-2016

-

La Sơn (Huế) – Đà Nẵng

79 km, 4 làn xe

2013-2017

-

Dầu Giây – Phan Thiết

100 km, 4 làn xe

2013-2017

-

Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ

86 km, 4 làn xe

2013-2018

4

Các tuyến cao tốc khác







-

Hà Nội – Hải Phòng

105 km, 6 làn xe

2008-2015

-

Hà Nội – Lào Cai

264 km, 4 làn xe

2009-2014

-

Hà Nội – Thái Nguyên

62 km, 4 làn xe

2009-2013

-

Nội Bài – Hạ Long

147 km, 4 làn xe

2015-2020

-

Biên Hòa – Vũng Tàu (GĐ1 Biên Hòa – Phú Mỹ)

70 km, 4 làn xe

2014-2018

-

Bến Lức – Long Thành

48 km, 4 làn xe

2012-2017

-

Vành đai 3 Tp Hồ Chí Minh

89 km, 6-8 làn xe

2013-2020

-

Vành đai 4 Hà Nội

98 km, 6-8 làn xe

2013-2020

II

Đường sắt







1

Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân

130 km, khổ lồng

2008-2013

2

Nâng cấp tuyến Bắc – Nam hiện tại

1760km, 1000mm

2012-2020

3

Biên Hòa – Vũng Tàu

78 km, 1435mm

2013-2018

III

Đường thủy nội địa







1

2 tuyến đường thủy phía Nam (WB5)

400km cấp III; 100km cấp IV,V;

2008-2013

2

Kênh Chợ Gạo

28,5km cấp III;

2011-2015

3

Việt Trì – Hải Phòng và Cửa Đuống Lạch Giang – WB6

370km cấp II;

2008-2013

IV

Đường biển







1

Cảng Lạch Huyện

Tàu 100.000DWT

2013-2015

2

Cảng Cái Mép – Thị Vải

Tàu 100.000DWT

2009-2013

3

Luồng Sông Hậu

40km, tàu 10.000DWT

2010-2012

V

Hàng không







1

Cảng HKQT Nội Bài (Nhà ga T2)

(10 triệu HK/n)

2011-2014

2

Nâng cấp cảng HKQT Cát Bi

4 triệu HK/n

2013-2018

3

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (nâng cấp nhà ga quốc nội, đường CHC)

Khai thác B747-400;23,5triệu HK/n

2013-2020

4

Cảng HKQT Long Thành (giai đoạn 1)

25 triệu HK/n

2014-2020


2.3. Nội dung Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi được điều chỉnh

1. Quan điểm phát triển

1. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

2. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống GTVT hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá hướng thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng công tác bảo trì đưa công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

4. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng ngày càng được nâng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.

5. Kết hợp đầu tư mới với cải tạo, nâng cấp, đầu tư theo chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp GTVT hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tầu, chế tạo ô tô và đầu máy toa xe để sử dụng trong nước và xuất khẩu.

6. Phát triển hệ thống GTVT đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống GTVT trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

7. Nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn (trước mắt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.

8. Phát triển GTVT địa phương, gắn kết được mạng lưới GTVT địa phương với mạng GTVT quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

9. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

10. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch đất sử dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương.

2. Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Đến năm 2020, hệ thống GTVT nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. VÒ tổng thể, cơ bản hình thành được một hệ thống GTVT theo hướng đồng bộ, hợp lý giữa các phương thức vận tải, từng bước đi vào hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.



a)Về vận tải

1. Phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải:

Vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình.

Vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa đường dài hoặc trung bình, khối lượng lớn; vận tải hành khách đường dài, hành khách liên tỉnh, liên thành phố, và vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn.

Vận tải đường biển chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hoá dầu. Nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lên 25÷30%. Phát triển tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo.

Vận tải đường thuỷ nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, ximăng, phân bón, vật liệu xây dựng…) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

Vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới.

2. Phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên các hành lang vận tải. Đối với các hành lang vận tải chủ yếu (từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các cửa ngõ, các đầu mối vận tải...), ngoài đường bộ phải phát triển đường sắt, đường biển và các phương thức khác (nếu có).



  1. Tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến năm 2020:

Tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu HK, trong đó đường bộ đảm nhận 86-90%; đường sắt 1-2%; đường thủy nội địa 4,5-7,5% và hàng không 1-1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65-70%; đường sắt 1-3%; đường thủy nội địa 17-20%; đường biển 9-14% và hàng không 0,1-0,2%.

4. Phát triển phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường.

b) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Trục dọc Bắc - Nam

- Ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển.

- Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao.



- Phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình “trục-nan” với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh.

Khu vực phía Bắc

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào các nhiệm vụ sau:



- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc- Nam, các tuyến đ­ường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến hướng tâm và vành đai vùng thủ đô Hà Nội. Hoàn thành nâng cấp, đ­ưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc.

- Hoàn thành nâng cấp và hiện đại hóa đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có trong khu vực, đưa vào cấp các tuyến đường sắt hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn.

- Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện tiếp nhận tàu có trọng đến 100.000 DWT (8.000TEU); ­tiếp tục phát triển các cảng biển, các bến container và các bến cảng chuyên dùng; xây dựng cảng khách tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Hoàn thành đ­ưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa quan trọng. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa nh­ư Ninh Phúc, Đa Phúc, Việt Trì, Hòa Bình, cảng container Phù Đổng. Nâng cấp, xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hành khách tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.



- Tập trung, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của Miền Bắc. Đảm bảo an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả cảng hàng không Điện biên; khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Nà Sản, Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh, cảng hàng không Lào Cai.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đư­ờng bộ cao tốc thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đ­ường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các n­ước láng giềng nh­ư Lào, Thái Lan, Campuchia; đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đ­ường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.

- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt như đường sắt Vũng Áng- Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đ­ường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển.

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu alumin. Lựa chọn và xây dựng bến cảng hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu t­ư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

- Chỉnh trị và nâng cấp một số đoạn tuyến sông quan trọng; chú trọng tăng chiều dài các đoạn sông được quản lý, khai thác.

- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh. Tiếp tục nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hoá quốc tế của khu vực. Nâng cấp các cảng hàng không Vinh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế.

Khu vực phía Nam

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Nam với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào các nhiệm vụ sau:



- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 khu vực phía Nam với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đư­ờng bộ cao tốc thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới phía Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đ­ưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại.

- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng đ­ường sắt Dĩ An- Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á.



Каталог: Uploads -> File -> word documents
File -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
File -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương