BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)


PHỤ LỤC D1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỊCH HẠI



tải về 2.32 Mb.
trang40/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

PHỤ LỤC D1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỊCH HẠI


1. Mục tiêu

a, Mục tiêu chung

Tăng cường công tác bảo vệ thực vật ở địa phương, giảm lượng thuốc sử dụng trên đồng ruộng, nâng cao hiệu quả phòng trừ, quản lý tốt thuốc bảo vệ thực vật và quá trình sử dụng thuốc, nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm do thuốc BVTV đối với môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người



b, Mục tiêu cụ thể

Hỗ trợ Chi Cục bảo vệ thực vật của tỉnh Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý dịch hại và quản lý thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các kế hoạch hành động quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu và các công ước quốc tế có liên quan mà Chính phủ đã phê chuẩn



  • Tăng cường năng lực của chương trình IPM của Tỉnh, bao gồm cả các nhóm nông dân nhằm thực hiện huấn luyện IPM chất lượng và các hoạt động nghiên cứu hành động với người nông dân sản xuất lúa, rau… nhằm cải thiện cuộc sống, sản xuất cây trồng khỏe hơn và bền vững, giảm thiểu nguy cơ do thuốc bảo vệ thực vật.

  • Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ tăng cường vai trò của ký sinh thiên địch; giảm dư lượng thuốc BVTV, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm ô nhiễm môi trường (nguồn nước, đất, không khí)

  • Nâng cao hiểu biết cho nông dân: phân biệt các loại sâu bệnh chủ yếu, thứ yếu; nhận biết các thiên địch và vai trò của chúng trên đồng ruộng; hiệu rõ tác dụng hai mặt của thuốc BVTV, biết sử dụng thuốc hợp lý; biết cách điều tra sâu bệnh hại, và sử dụng ngưỡng phòng trừ; hiểu biết và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo IPM tăng thu nhập cho nông dân.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong khung IPM

Các nguyên tắc sau đây sẽ được áp dụng cho tất cả Tiểu dự án có khả năng gia tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu:



  • “Danh sách cấm”: Khi xác định trong các tiêu chí sàng lọc ở ESIA, Dự án sẽ không tài trợ cho việc mua thuốc trừ sâu với số lượng lớn. Tuy nhiên, nếu xảy ra dịch hại phá hoại nghiêm trọng trong khu vực, Dự án sẽ hỗ trợ để mua số lượng nhỏ thuốc trừ sâu; Việc mua bán, loại thuốc trừ sâu, lưu trữ và vận chuyển sẽ được tuân theo quy định của chính phủ và không có sự phản đối của Ngân hàng thì việc mua thuốc trừ sâu có thể thực hiện. Những loại thuốc BVTV thuộc danh sách cấm sẽ không được lưu hành và sử dụng

  • Chương trình IPM và hỗ trợ dự án: Tất cả các lợi ích của tiểu dự án từ việc cải tạo hệ thống thủy lợi được hỗ trợ bởi dự án và thực hiện chương trình IPM là một phần của ESMP cho Tiểu dự án. Dự án hỗ trợ sẽ bao gồm hỗ trợ kỹ thuật (tư vấn) để thực hiện các lựa chọn không hóa chất và ưu tiên hỗ trợ cho các dịch vụ khuyến nông, bao gồm cả chi phí vận hành gia tăng. Ngân hàng hỗ trợ kinh phí cho chương trình phòng trừ tổng hợp của Tiểu dự án sẽ được yêu cầu hoặc thông qua một chương trình độc lập hoặc như một phần của kế hoạch quản lý môi trường (ESMP). Một khoản kinh phí dự kiến đã được phân bổ để thực hiện các chương trình IPM cho các vùng dự án (trong hợp phần C). Kế hoạch chi tiết công việc sẽ được hoàn thiện thông qua tham vấn chặt chẽ với nông dân, cơ quan, địa phương, và địa phương tổ chức/các tổ chức PCP.

  • Dự án sẽ áp dụng chương trình IPM như một phương pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm tàng trong việc gia tăng sử dụng phân bón và hoá chất. Tuy nhiên, việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón và hoá chất đều phải thông qua các chuyến khảo sát nghiên cứu và các lớp đào tạo trong công việc về việc lựa chọn an toàn và sử dụng hoá chất cũng như lựa chọn không hóa chất và các kỹ thuật khác, đang được điều tra và/ hoặc áp dụng tại Việt Nam. Chương trình IPM Quốc gia cũng đã có những tổng kết về kết quả thực hiện và rút ra những bài kinh nghiệm. Dự án sẽ áp dụng các kết quả của chương trình IPM Quốc gia và có hướng dẫn kỹ thuật quy định chi tiết.

  • Chương trình IPM của tiểu dự án có thể được thiết lập để hỗ trợ thực hiện các chính sách của Chính phủ với mục tiêu cần tập trung vào việc giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

  • Trong điều kiện bình thường, nếu sử dụng thuốc trừ sâu được xem là một lựa chọn cần thiết thì chỉ có những loại thuốc đã được đăng ký với chính phủ và được Quốc tế công nhận mới được sử dụng và các dự án cũng sẽ cung cấp thông tin kỹ thuật và kinh tế cho nhu cầu sử dụng đối với hóa chất. Cần xem xét các lựa chọn trong việc quản lý hoá chất không gây hại mà cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu. Các biện pháp sẽ được đưa vào thiết kế của dự án để giảm bớt rủi ro liên quan đến việc xử lý và sử dụng thuốc trừ sâu đến mức độ có thể cho phép và được quản lý bởi người sử dụng.

  • Việc lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm thiểu và hoạt đông khác sẽ được thực hiện chặt chẽ với các cơ quan chức năng, thẩm quyền và các bên liên quan, bao gồm cả các nhà cung cấp hóa chất, để tạo điều kiện cho phối hợp và hiểu biết lẫn nhau.

3. Phương pháp tiếp cận trong IPM

Chú trọng nhiều hơn về các nguy cơ do việc lạm dụng và sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Các cây trồng được quan tâm là lúa, rau, chè...những cây trồng có xu hướng phun thuốc trừ sâu nhiều.

Tập trung vào giáo dục cộng đồng, các nghiên cứu khảo sát ban đầu sẽ được đưa vào nhiệm vụ với mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân gốc rễ của việc lạm dụng và sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật và các nguy cơ kèm theo. Hỗ trợ việc xây dựng năng lực của người hướng dẫn (giảng viên) IPM. Các chương trình hiện hành sẽ cần được rà soát lại và các modul mới sẽ được bổ sung nhằm tăng cường các phần liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ của thuốc bảo vệ thực vật. Chương trình đào tạo sẽ được làm phong phú thêm với sự lồng ghép nhiều hoạt động như Hệ thống thâm canh lúa (System Rice Intensification – SRI), làm đất tối thiểu (minimum tillage), cộng đồng sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hóa chất bảo vệ thực vật… những hoạt động tập huấn, ứng dụng sẽ được thực hiện trong các mô hình áp dụng diện rộng.

Để thực hiện các nôi dung này cần thực hiện các bước sau:



  • Bước 0: Thuê chuyên gia tư vấn: Một nhóm chuyên gia tư vấn (tư vấn IPM) sẽ được thuê để giúp ban QLDA trong việc thực hiện các chương trình IPM bao gồm cả việc đảm bảo kết quả và hợp tác giữa các cơ quan, người nông dân, và các bên liên quan. Nhiệm vụ cho các nhà tư vấn sẽ được thực hiện ở giai đoạn đầu của việc thực hiện dự án.

  • Bước 1: Thiết lập yêu cầu cơ bản và đăng ký chương trình của nông dân. Bước này nên được thực hiện càng sớm càng tốt với bảng câu hỏi phù hợp để xác lập cơ sở 2013 cho việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong các khu vực dự án. Tư vấn với các cơ quan chủ chốt về việc tiến hành đào tạo, đăng ký tham gia chương trình của nông dân.

  • Bước 2: Thiết lập mục tiêu chương trình và chuẩn bị kế hoạch làm việc. Dựa trên kết quả từ các câu hỏi và tham khảo ý kiến ​​ở Bước 1, kế hoạch công tác và lịch trình sẽ được chuẩn bị, bao gồm cả ngân sách và các đối tượng thực hiện. Kế hoạch làm việc sẽ được trình lên Ban QLDA phê duyệt và WB để xem xét và nhận xét.

  • Bước 3: Thực hiện và đánh giá hàng năm. Sau khi phê duyệt kế hoạch công tác, các hoạt động sẽ được thực hiện. Tiến độ thực hiện sẽ được đưa vào báo cáo tiến độ dự án. Một báo cáo đánh giá hàng năm sẽ được thực hiện bởi Ban QLDA và Chi cục bảo vệ thực vật.

  • Bước 4: Đánh giá tác động. Một chuyên gia tư vấn độc lập sẽ được thuê để thực hiện việc đánh giá tác động. Điều này là để đánh giá hoạt động của dự án và đưa ra các bài học kinh nghiệm. Ban QLDA sẽ thuê một nhà tư vấn trong nước để thực hiện đánh giá tác động của chương trình IPM.

4. Các nội dung thực hiện ở Tiểu dự án

(i) Thu thập thông tin và lựa chọn giải pháp

Trước khi triển khai chương trình IPM, tư vấn phải có những điều tra ban đầu để có những thông tin cần thiết như:



  • Điều tra thu thập số liệu về: cây trồng chủ lực có ý nghĩa kinh tế tại vùng thực hiện dự án: giống, mùa vụ, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật canh tác,

  • Điều tra thu thập số liệu về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu ở địa phương

  • Điều tra tình hình sâu bệnh hại chính, quy luật phát sinh gây hại,thiệt hại kinh tế của chúng gây ra trên cây trồng chính tại các vùng thực hiện dự án

  • Điều tra thành phần, vai trò của ký sinh thiên địch của sâu hại trên loại cây trồng chính tại các vùng thực hiện dự án

  • Điều tra tình hình thực tế các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV và hiệu quả của chúng tại địa phương

  • Điều tra điều kiện kinh tế xã hội: thu nhập, hiểu biết về kỹ thuật, tập quán…

Trên cơ sở các kết quả điều tra, đánh giá tiến hành đề xuất các biện pháp IPM sẽ áp dụng trên các đối tượng cây trồng cụ thể tại các vùng, địa phương như:

  • Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; luân canh, xen canh; thời vụ thích hợp; gieo, trồng mật độ hợp lý; sử dụng phân bón hợp lý; các biện pháp chăm sóc phù hợp

  • Sử dụng giống : các giống truyền thống và các giống đề xuất sử dụng

  • Các biện pháp sinh học: lợi dụng thiên địch sẵn có trên đồng ruộng, sử dụng chế phẩm sinh học…

  • Xác định mức gây hại và ngưỡng phòng trừ

  • Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc an toàn với thiên địch; theo ngưỡng kinh tế; sử dụng thuốc 4 đúng;

(ii) Xây dựng mô hình trình diễn IPM

Phần này do Cục trồng trọt thực hiện, dựa trên các đặc điểm thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, trình độ canh tác… Cục Trồng trọt sẽ đề xuất cho TDA các khu cánh đồng mẫu lớn về phát triển sản xuất nông nghiệp với những cây trồng chính có hiệu quả cao. Các hoạt động IPM trong khu mẫu sẽ phục vụ cho việc tham quan và hướng dẫn thực hành.

Một số nội dung chính khi xây dựng IPM trong khu mẫu như sau:


  • Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp IPM đã đề xuất ở trên

  • Mô hình xây dựng có sự tham gia của người dân với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật

  • Trong mô hình cần xây dựng các nông dân hạt nhân, tổ trưởng

  • Bên cạnh sự hỗ trợ về kỹ thuật nên có sự hỗ trợ về vật tư, giống… cho các hộ tham gia mô hình trình diễn

  • Biên soạn tài liệu hướng dẫn IPM đối với các loại cây trồng chính: Lúa, rau…

  • Quy mô của mô hình: tùy loại cây trồng, điều kiện kinh tế… cụ thể mà các mô hình được xây dụng với quy mô khác nhau: 5-10 ha/mô hình

(iii) Huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM

TOT (Training of trainers) và Farmer Field School (FFS):



  • Mỗi TDA sẽ tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM. Nội dung các lớp huấn luyện bao gồm:

  • Phân biệt các loại sâu bệnh hại chủ yếu và thứ yếu

  • Nhận biết các loài thiên địch của sâu, bệnh hại trên đồng ruộng

  • Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại

  • Hiểu rõ tác động 2 mặt của thuốc BVTV, cách sử dụng hợp lý thuốc BVTV

  • Các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo những nguyên tắc IPM

  • Kỹ thuật canh tác tiến bộ

  • Các hiểu biết này phải được huấn luyện về mặt lý thuyết và vận dụng trên thực tế đồng ruộng. Các nội dung trên có thể được huấn luyện theo các nhóm chuyên đề: chuyên đề canh tác, chuyên đề nhận biết và phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại và thiên địch của chúng, chuyên đề về các biện pháp kỹ thuật IPM trong sản xuất…

  • Đối tượng huấn luyện: Các cán bộ kỹ thuật thuộc phòng nông nghiệp, Chi cục BVTV, Trung tâm khuyến nông huyện, xã, hợp tác xã. Các học viên này sẽ là người đi huấn luyện lại cho nông dân tại các vùng thực hiện dự án, thực hiện các mô hình

  • Qui mô của mỗi lớp học từ 20-30 học viên, tổ chức lớp học theo từng huyện. Thời gian học tập theo từng đợt theo các chuyên đề mỗi đợt học có thể 3-5 ngày vừa học lý thuyết, vừa thực hành

  • Giảng viên: thuê các chuyên gia từ các trường ĐH, Viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông….

(iv) Huấn luyện và đào tạo nông dân

Training of Farmers (TOF) dạy theo kiểu Farmer Field School (FFS):



  • Huấn huấn luyện lý thuyết và dựa vào thực tế đồng ruộng của nông dân và mô hình mẫu về IPM trình diễn trong khu mẫu

  • Nội dung, phương pháp huấn luyện như đối với cán bộ IPM

  • Đối tượng tham gia: nông dân tham gia dự án, nông dân trực tiếp thực hiện các mô hình và nông dân bên ngoài nếu có quan tâm

  • Tổ chức lớp huấn luyện theo từng xã

  • Giáo viên dạy là do các cán bộ đã tham dự lớp TOT giảng dạy

(v) Tổ chức đánh giá và tham quan đầu bờ dựa trên các mô hình trình diễn và ruộng áp dụng IPM theo mô hình của nông dân

Tiến hành tổ chức tham quan hội nghị đầu bờ, các nông dân thực hiện mô hình là các báo cáo viên, các nông dân trực tiếp thực hiện mô hình cùng với các đại biểu, nông dân tham quan sẽ tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế, rút ra bài học kinh nghiệm, những hạn chế cần khắc phục, những việc đã làm được, chưa làm được cần khắc phục



(vi) Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả, trao đổi thông tin kinh nghiệm, mở rộng mô hình

Mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan tham gia đánh giá, phân tích đánh giá bổ xung, hoàn thiện quy trình; các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan khuyến nông tuyên truyền, chuyển giao mở rộng các kết quả, các tiến bộ kỹ thuật tới các hộ nông dân, các vùng sản xuất có điều kiện tương tự



5. Các kết quả dự kiến và các hoạt động của dự án

Dự kiến dự án sẽ đạt được các kết quả sau:



  • Các nguy cơ về an toàn thực phẩm và môi trường được giảm thiểu thông qua việc thực hiện Quy định trong quản lý hiện kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các quy định khác trong chính sách quốc gia và việc thực thi.

  • Năng lực của Chi cục BVTV tỉnh, các giảng viên nông dân được nâng cao đáp ứng công tác đào tạo, tập huấn IPM và tuyên truyền thực hành IPM được duy trì.

  • Hỗ trợ cho các nhóm nông dân sau khi đã học IPM tiếp tục thực nghiệm để xác định những tiến bộ kỹ thuật ứng dụng có hiệu quả hơn trong sản xuất và phổ biến cho cộng đồng.

  • Hỗ trợ cho địa phương cấp xã tăng cường, củng cố công tác quản lý thuốc BVTV bao gồm việc thực hiện và thi hành các văn bản pháp quy kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật. Xây dựng và phân phát một danh mục ngắn các thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu đề xuất sử dụng cho sản xuất lúa, rau an toàn.

6. Tổ chức thực hiện chương trình IPM

Hiện nay ở Việt nam đang thực hiện chương trình IPM quốc gia, vì vậy TDA cần có kế hoạch phối kết hợp và lồng ghép giữa chương trình IPM của dự án với chương trình IPM Quốc gia để thực hiện hiệu quả hơn trong phạm vi của từng tiểu dự án.



  • Ban quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO):

  • Hướng dẫn TDA xây dựng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM

  • Chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và theo dõi tiến độ thực hiện chương trình IPM của Tiểu dự án

  • Ban quản lý dự án địa phương PPMU:

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình IPM

  • Có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo thực hiện định kỳ, để báo cáo CPO, WB. Kế hoạch cuối cùng và kinh phí sẽ được hoàn thành và thảo luận với CPO. Tất cả các tài liệu sẽ được lưu trong hồ sơ dự án.

  • Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh:

  • Cung cấp chính sách và hướng dẫn kỹ thuật cho việc thực hiện các chương trình IPM.

  • Tham gia xây dựng khu mẫu IPM

  • Tham gia huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM

  • Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện

  • Phối hợp với cán bộ IPM thực hiện huấn luyện và đào tạo nông dân thực hiện IPM thông qua việc tiếp cận và cung cấp kiến thức, hỗ trợ cho nông dân việc sử dụng an toàn thuốc trừ sâu khi cần thiết.

  • Hướng dẫn danh mục các loại thuốc BVTV bị cấm sử dụng

  • Kiểm tra các cơ sở phân phối cung cấp thuốc BVTV để đảm bảo cung cấp các loại thuốc an toàn cho nông dân

  • UBND cấp xã

  • Tổ chức cho nông dân quyết định duy trì nếp sinh hoạt IPM đã hình thành từ lớp tập huấn bằng cách tự tổ chức thành các câu lạc bộ IPM hoặc nhóm nông dân với những cấp độ tổ chức và cơ cấu khác nhau cùng nhiều hoạt động đa dạng (trong đó có lồng ghép cả nội dung về chăn nuôi gia súc, cho vay tín dụng, tiếp cận thị trường, v.v...)

  • Các hộ dân trong vùng dự án:

  • Thực hiện IPM theo chương trình đã được đào tạo

  • Các hội viên trong câu lạc bộ IPM cùng hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển hoạt động nông nghiệp chung của họ. Họ cũng đóng vai trò trung tâm trong nhiệm vụ tổ chức các chương trình IPM cộng đồng cũng như lập kế hoạch nông nghiệp chung ở xã và huyện.

  • Tư vấn giám sát an toàn môi trường

  • Giám sát việc thực hiện chương trình IPM của các TDA

  • Hướng dẫn Ban QLDA địa phương thực hiện chương

  • Kiến các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình IPM của các TDA

7. Kinh phí thực hiện chương trình IPM

TDA dự toán kinh phí thực hiện chương trình IPM bao gồm các hạng mục:



  • Kinh phí nghiên cứu và thử nghiệm ban đầu

  • Kinh phí xây dựng mô hình trình diễn

  • Kinh phí huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM: Tính cho việc tổ chức lớp học theo từng huyện = đơn giá x số huyện của mỗi TDA

  • Kinh phí huấn luyện và đào tạo nông dân: Tính cho việc tổ chức lớp học theo từng xã = đơn giá x số xã của mỗi TDA

  • Kinh phí tổ chức đánh giá và tham quan đầu bờ dựa trên các mô hình trình diễn và ruộng áp dụng IPM theo mô hình của nông dân. Mỗi huyện tổ chức 1 hội nghị tham quan đầu bờ trong 1 ngày

  • Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả, trao đổi thông tin kinh nghiệm, mở rộng mô hình. Mỗi huyện tổ chức 1 hội thảo khoa học

Tùy thuộc vào số lượng đơn vị hành chính ở Tiểu dự án mà Sở NN tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Bảng D1.1. Dự toán chi phí thực hiện IPM



No.

Nội dung thực hiện

Đơn giá

Số lượng

Tổng


1

Nghiên cứu và thử nghiệm ban đầu

50

1

50

2

Kinh phí xây dựng mô hình trình diễn

50

1

50

3

Kinh phí huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM

50

1

50

4

Kinh phí huấn luyện và đào tạo nông dân

30

1

90

5

Kinh phí tổ chức đánh giá và tham quan đầu bờ

40

1

40

6

Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả, trao đổi thông tin kinh nghiệm, mở rộng mô hình. Mỗi huyện tổ chức 1 hội thảo khoa học


30

1

30

7

Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động IPM

10

1

10




Tổng







320


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương