BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)


PHỤ LỤC B6. KẾ HOẠC VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ



tải về 2.32 Mb.
trang35/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   41

PHỤ LỤC B6. KẾ HOẠC VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ


  1. Tổ chức quản lý hiện tại và các quy định về khai thác, quản lý vận hành công trình

Hồ chứa nước Khe Chè do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều quản lý.

Việc khai thác, quản lý vận hành công trình phải tuân theo các qui định sau:



  • Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

  • Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

  • Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/07/2007 sửa đổi bổ sung thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

  1. Vận hành

Vận hành hệ thống bao gồm những công việc chính sau đây:

  • Quản lý vận hành hồ chứa và các công trình đầu mối cần phải lập kế hoạch hằng năm để theo dõi, quan sát tình hình nước đến, nước dùng, nước lũ... Cần bố trí người trực 24/24 giờ vào những lúc cao điểm như mùa lũ, các đợt tưới vụ ... Lập kế hoạch chi tiết về vận hành điều tiết hồ, vận hành van điều tiết cống lấy nước đầu mối; kiểm tra theo dõi và ghi chép các biến dạng của các công trình đầu mối, sự hoạt động của kho nước, công trình đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước.

  • Quản lý vận hành hệ thống kênh và công trình trên kênh, bao gồm: Lập kế hoạch tưới chi tiết cho tuần, đóng / mở các cửa cống điều tiết nước theo kế hoạch; kiểm tra và bảo vệ hệ thống kênh, cống, tràn; theo dõi ghi chép sự hoạt động của toàn bộ hệ thống kênh.

  • Quản lý nước tại mặt ruộng, bao gồm: Lập kế hoạch tưới chi tiết cho từng loại cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng; đóng/mở các cửa cống điều tiết kênh nhánh theo kế hoạch; kiểm tra, bảo vệ hệ thống kênh, cống, tràn; theo dõi ghi chép sự hoạt động của các kênh nhánh và kênh nội đồng.

  1. Bảo trì

  • Bảo trì thường xuyên

  • Vớt rác trên kênh / cống / tràn.

  • Nạo vét bùn đất trước / sau cống, tràn và kênh

  • Sửa chữa các hư hỏng nhỏ.

  • Sửa chữa các hư hỏng nhỏ trên đường quản lý vận hành.

  • Bảo trì định kỳ

  • Qua mỗi vụ canh tác, mỗi năm, đơn vị trực tiếp quản lý công trình phải có biên bản kiểm tra, đánh giá tình trạng công trình đầu mối bao gồm các biến dạng, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng đối chiếu với hồ sơ hoàn công nghiệm thu để làm cơ sở sửa chữa và duy tu định kỳ. Trên cơ sở kiểm tra thực tế và kế hoạch vốn phân bổ cho công tác duy tu, bão dưỡng công trình hàng năm.

Đối với các công trình đầu mối: Phân bổ nguồn vốn hợp lý và tổ chức sửa chữa định kỳ, nhất là trước và sau mỗi mùa mưa lũ nhằm đảm bảo công trình vận hành liên tục, ổn định và nâng cao tuổi thọ.

  1. Bố trí thực hiện

  • Công tác vận hành toàn bộ hệ thống gồm 01 tổ vận hành đầu mối với ít nhất 02 người.

  • Bảo trì thường xuyên hệ thống công trình chính sau khi cải tạo, nâng cấp do bộ phận sửa chữa bảo trì công trình của Công ty TNHH MTV thủy lợi Đông Triều đảm nhận trên cơ sở công việc và chi phí.

  • Bảo trì định kỳ được thực hiện căn cứ vào báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.



PHỤ LỤC B7. KẾ HOẠCH SẴN SÀNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP


  1. Mục đích

Mục đích của các Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp là hỗ trợ các cơ quan chức năng có trách nhiệm đối với vấn đề an ninh công cộng thực hiện các biện pháp đúng đắn cần thiết để phòng ngừa thương vong và hạn chế các thiệt hại vật chất do các tai nạn dự đoán trong trường hợp xảy ra sự cố vỡ đập.

  1. Yêu cầu mức độ nghiên cứu

Hồ Khe Chè có quy mô lớn; phạm vi ảnh hưởng ở hạ du lớn, có khả năng ảnh hướng tới 8 xã và thị trấn Đông Triều ở hạ du nếu xảy ra vỡ đập, vì vậy các phương án ứng cứu khẩn cấp trong EPP sẽ được lập với phạm vi, mức độ như sau:

Đối với khu vực hồ chứa và công trình đầu mối, các phương án chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sẽ được lập chi tiết cho toàn bộ khu vực công trình đầu mối;

Đối với vùng hạ du, các phương án được lập đến cấp thôn.


  1. Dự kiến các kịch bản (tình huống) khẩn cấp

  • Trường hợp công trình xả lũ bình thường (trường hợp 1):

Đây là trường hợp vận hành công trình bình thường ứng với lũ đến với các tần suất khác nhau. Các trường hợp điển hình như sau:

  • Trường hợp 1A: Lũ đến P = 1,0%, tràn làm việc bình thường

  • Trường hợp 1B: Lũ đến P = 0,2%, tràn làm việc bình thường. Mưa trên các lưu vực sông tần suất 0,2%.

  • Trường hợp có sự cố xảy ra khi xuất hiện lũ kiểm tra (trường hợp 2)

Đây là các trường hợp có sự cố xảy ra với đập khi xuất hiện lũ kiểm tra trên hồ và mưa 0,2% trên các lưu vực liên quan. Các kịch bản điển hình:

Trường hợp: Đập đất bị vỡ khi xảy ra lũ kiểm tra p = 0,2%. Mưa trên các lưu vực sông tần suất 0,2%.



  1. Chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp

Để đảm bảo hiệu quả của Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp, bản kế hoạch này phải bao gồm các nội dung sau:

  1. Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng trong điều kiện khẩn cấp

Giới thiệu tóm tắt công trình;

Quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan;

Tổ chức quan sát, đánh giá, phát hiện, dự báo, phân loại mức độ khẩn cấp và cơ chế thông báo;

Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (tại hồ chứa và khu vực hạ du).



  1. Hoạt động ứng phó khẩn cấp

Quyết định ban hành lệnh ứng phó khẩn cấp;

Hoạt động ứng phó khẩn cấp tại hồ chứa;

Hoạt động ứng phó khẩn cấp khu vực hạ du;

Hoạt động sau tình huống khẩn cấp.



  1. Lập và phân tích các tình huống vỡ đập

Căn cứ trên điều kiện thực tế công trình, quy trình vận hành và số liệu tính toán lũ 0,01%, phân tích đưa ra các kịch bản gây vỡ đập. Từ các kịch bản nói trên và số liệu đầu vào, dùng các mô hình toán tính toán quá trình vỡ đập cũng như quan hệ giữa lưu lượng nước qua các lỗ vỡ theo thời gian, tạo số liệu đầu vào cho quá trình lập các bản đồ ngập lụt và di dời.

  1. Lập các bản đồ

Thu thập các bản đồ địa hình, bản đồ viễn thám nhằm cập nhật địa hình, địa vật vùng chịu tác động của sóng vỡ đập. Điều tra cập nhật điều kiện dân sinh, kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở giao thông thủy lợi vùng hạ lưu chịu ảnh hưởng của vỡ đập. Dựa vào các kịch bản vỡ đập và bản đồ địa hình, dùng mô hình toán 3 chiều phân tích quá trình ngập lụt vùng hạ lưu đập theo thời gian.

  1. Lập phương án báo động

Các cấp báo động thể hiện mức độ nguy hiểm của khả năng gây vỡ đập, đây cũng là cơ sở của các chuẩn bị cần thiết của phương án di dời khẩn cấp và phương án cứu hộ đập. Phương án báo động được lập dựa trên các dấu hiệu mất an toàn của hồ, đập như: quá trình diễn biến mực nước hồ, các hiện tượng thấm, hiện trạng về sự vận hành các công trình tháo lũ và khả năng di dời cũng như mức độ nguy hiểm của các khu vực dân cư hạ lưu đập. Việc lập xây dựng các phương án báo động cần được xem xét cân nhắc một cách kỹ càng nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch di dời chính xác và không gây hoang mang một cách không cần thiết trong cộng đồng.

  1. Lập phương án thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc kịp thời và chính xác trong công tác cứu hộ là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc cứu hộ, cứu nạn. Phương án thông tin liên lạc phải được xây dựng một cách chặt chẽ, cập nhật để đảm bảo thông tin được thông suốt kịp thời, cần có kế hoạch về thiết bị, nguyên tắc và cập nhật các đối tượng cần liên lạc theo các cấp báo động và theo thời gian.

  1. Lập phương án di dời, cứu hộ

Các sự cố vỡ đập có thể được ngăn chặn được nếu các cấp quản lý nắm rõ quá trình diễn biến các yếu tố gây bất lợi cho đập và hồ chứa. Bằng các quan sát, quan trắc và kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện sớm các rủi ro tiềm tàng nhằm ngăn chặn sự cố cho công trình. Bên cạnh đó, khi xảy ra sự cố đối với đập và các hạng mục liên quan khác của hồ chứa, với từng mức độ và giai đoạn nhất định cần có các biện pháp cứu hộ công trình cho phù hợp. Việc cứu hộ kịp thời không những hạn chế sự phát triển mà còn có thể ngăn chặn các sự cố vỡ đập, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu công trình.

Trong trường hợp bất khả khả kháng, quá trình vỡ đập sẽ tạo thành sóng lũ tập trung nhanh sẽ tràn qua các vùng thấp trũng của hạ lưu công trình. Sự ảnh hưởng về con người và cơ sở vật chất phụ thuộc vào sự lan truyền và ngập lụt, quá trình này diễn biến theo thời gian và không gian phụ thuộc vào sự phát triển của lỗ vỡ đập và đặc điểm địa hình khu vực hạ du công trình. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch di dời dân cư và tài sản kịp thời, chính xác sẽ giảm thiểu tổn thất về vật chất và con người.



  1. Các phụ lục, hướng dẫn thực hiện kèm theo

  • Bản đồ khu hồ chứa và lưu vực hồ, vị trí các trạm quan trắc khí tượng thủy văn.

  • Các bảng biểu, biểu đồ tra cứu lũ đến hồ. Các bảng tóm tắt kết quả tính toán các bài toán xả lũ và vỡ đập,

  • Các bản đồ ngập lụt, hệ thống mốc cốt xác định ranh giới ngập,

  • Bản đồ thể hiện các phương án sơ tán trong các tình huống khẩn cấp khác nhau, thể hiện hệ thống đường sá sơ tán (đường vào khu vực sơ tán, đường đến nơi sơ tán), vị trí các địa điểm sơ tán, tập kết dân và tài sản, các điểm chỉ huy điều hành, trạm liên lạc (bưu điện) v.v…

  • Bảng quy định các cấp báo động ứng với các tình huống khẩn cấp,

  • Bảng sơ đồ tổ chức chỉ huy, thông tin liên lạc

  • Bảng quy định chức trách nhiệm vụ cán bộ các cấp,

  • Bảng danh bạ điện thoại, email, web-site các cá nhân, đơn vị liên quan cần liên lạc,

  • Các mẫu báo cáo, thông báo v.v…

  • Các tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền về EPP và các tài liệu cần thiết khác


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương