BÁo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜng và XÃ HỘI (esia)


PHỤ LỤC C2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DO TIẾNG ỒN



tải về 2.32 Mb.
trang38/41
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32003
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41

PHỤ LỤC C2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DO TIẾNG ỒN


Mọi hoạt động của con người, thiết bị trên công trường sẽ phát sinh ra tiếng ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra đến môi trường tiếp nhận. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong công trường xây dựng và dân cư khu vực xung quanh.

Bảng C2.1. Mức ồn tối đa (dBA) từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới



TT

Loại máy móc

Mức ồn ứng với khoảng cách 1m

Mức ồn ứng với khoảng cách

Khoảng

TB

5m

10m

20m

50m

100m

200m

1

Xe tải

82-94

88

74,0

68,0

62,0

54,0

48

42

2

Máy trộn bê tông

75-88

81,5

67,5

61,5

55,5

47,5

41,5

35,5

3

Máy đào đất

75-98

86,5

72,5

66,5

60,5

52,5

46,5

40,5

4

Máy xúc

75-86

80,5

66,5

60,5

54,5

46,5

40,5

34,5

5

Máy đầm nén

75-90

82,5

68,5

62,5

56,5

48,5

42,5

36,5

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn: 70dBA (từ 6h-21h) và 55dBA (từ 21h-6h)

Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997

Ghi chú:

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động cũng như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng C2.2. Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người



Mức ồn (dBA)

Tác động đến người nghe

0

Ngưỡng nghe thấy

100

Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim

110

Kích thích mạnh màng nhĩ

120

Ngưỡng chói tai

130 ÷ 135

Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp

140

Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên

145

Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn

150

Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ

160

Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm

190

Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm

Nguồn: Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động

Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án là chủ yếu. So với QCVN 26:2010/BTNMT, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn từ khoảng cách 10m trở đi là đạt yêu cầu, do đó hoạt động của Dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể.

Độ rung phát sinh do quá trình đào, xúc đất đá và hoạt động của các thiết bị thi công xây dựng. Các hoạt động tạo nên độ rung lớn trên công trường gồm có:


  • Búa máy 8 tấn với cơ năng đóng khoảng 48 KJ có thể tạo ra độ rung 12,9 mm/s ở khoảng cách 10 m.

  • Thiết bị nện nền đất cơ năng 30 KJ có thể tạo ra độ rung 4,3 mm/s ở khoảng cách 10 m.

  • Búa máy diezel đóng có thể tạo ra độ rung 7 mm/s ở khoảng cách 10m.

Độ rung thường xuyên sẽ gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động; độ rung từ 5,0 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình xây dựng. Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công trường chỉ tác động trong khu vực thi công, ảnh hưởng tới công nhân trên công trường ở các khoảng cách 15 m từ nguồn phát sinh.



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương