Bán nguyệt san – Số 245 – Chúa nhật 29. 03. 2015



tải về 0.71 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.71 Mb.
#37767
1   2   3   4

 

CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG


        



TÂN PHÚC ÂM HÓA BẢN THÂN TU SĨ VÀ CỘNG ĐOÀN



(DÒNG THÁNH TÂM HUẾ THƯỜNG HUẤN - Ngày 16-24/7/2014)

Phần Hai

TÂN PHÚC ÂM HÓA CỘNG ĐOÀN, YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA TU SĨ.


(Tiếp theo)

VII. CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG


Không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu thương các người anh em, không thể yêu Thiên Chúa ngoài Giáo Hội: Không thể hiệp thông với Thiên Chúa mà không hiệp thông trong Giáo Hội, và chúng ta không thể là các kitô hữu tốt, nếu không cùng với tất cả mọi người tìm theo Chúa Giêsu như một dân tộc duy nhất, một thân mình duy nhất và đó là Giáo Hội7.

1. Nhận định chung


Tại sao chúng ta cần suy tư thần học về cộng đoàn hiệp thông? - Vì đó là nhu cầu và xác tín của tu sĩ chúng ta, được huấn quyền Giáo Hội xác nhận. Quả thế, cộng đoàn tu sĩ được khai sinh bởi một lời mời gọi của Thiên Chúa và là kết quả của một lời đáp trả của con người. Huấn thị Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn tuyên bố: “Tình yêu Chúa Kitô đã qui tụ một số đông môn đệ để họ trở nên một, để như Ngài và nhờ Ngài, trong Chúa Thánh Thần, qua dòng lịch sử, họ có thể đáp lại tình yêu của Chúa Cha, yêu mến Ngài ‘hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn’ (x. Dnl 6,5) và yêu thương cận nhận như chính mình (x. Mt 22,39)8.
Được sinh ra không phải “bởi ý muốn xác thịt”, cũng không phải do sự hấp dẫn của con người hay bởi những động lực nhân loại, song bởi Thiên Chúa, cộng đoàn tu sĩ là dấu chỉ sống động của tình yêu ưu tiên của Chúa, Đấng thực hiện những điều kỳ diệu, và cũng là dấu chỉ của tình yêu cho Chúa và cho anh chị em, như đã được Chúa Kitô biểu lộ và thực hành. Bởi đó, cộng đoàn tu sĩ là một thực tại thần học, vốn là kết quả của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Vì thế, chúng ta cần học hỏi và suy tư về cộng đoàn tu sĩ với tinh thần đức tin. Mục tiêu của cuộc học hỏi này là suy tư có tính cách thần học về nguồn gốc, sự hiện hữu và mục đích của cộng đoàn tu sĩ. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến: nền tảng Thánh Kinh của cộng đoàn tu sĩ, với chú ý đặc biệt về các linh hứng Phúc âm; sự tăng trưởng có tính cách thần học và tu đức của cộng đoàn tu sĩ bên trong lịch sử Giáo Hội; căn tính của cộng đoàn tu sĩ trong Giáo Hội hiện đại và sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới hôm nay.

2. Tình trạng phân mảnh


Kinh nghiệm chung của con người hôm nay là sự phân mảnh, ở mọi cấp độ và mọi lãnh vực cuộc sống. Chúng ta thấy sự phân mảnh hiện nay về các thực thể địa lý, chính trị. Cả những tương quan về giống cũng bị phân mảnh và sự bất cân đối nam-nữ vẫn chưa được chữa lành. Toàn cầu hóa đem các dân nước xích lại gần nhau, nhưng cũng không tránh được tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng. Trong nhiều quốc gia, người nghèo, phụ nữ và trẻ em bị gạt ra bên lề. Việc phá hủy môi trường tự nhiên, phá hủy văn hóa bản xứ và làm băng hoại các giá trị nhân bản càng gây thêm sâu hơn nữa tình trạng phân mảnh.

Sự phân mảnh cũng tác động ở mức độ cá nhân: Cuộc sống cá nhân xem ra đánh mất sự duy nhất nội tâm, cũng như sự phô diễn ra bên ngoài và định hướng về tương lai, vì bị lèo lái bởi những thúc đẩy của tình trạng phân tán, phân mảnh và tha hóa. Do đó lời mời gọi thăng tiến những liên hệ của tình liên đới trở nên cấp bách. Phải thay đổi tình trạng loại trừ, gạt ra bên lề và bất bình đẳng do nền văn hóa phân mảnh ngày nay mang lại. ĐTC Phanxicô thường mạnh mẽ tố cáo “văn hóa loại trừ” và tích cực cổ vũ nền “văn hóa gặp gỡ”. Cũng cần nuôi dưỡng một não trạng sinh thái, nghĩa là tất cả mọi vật được tạo thành đều kết nối với nhau, bổ túc lẫn nhau, có cùng một số phận, phá hủy một cái sẽ gây nên những hậu quả sinh tử cho toàn thể.


Đứng trước bối cảnh phân mảnh đó, tìm kiếm hiệp thông quả thật là một việc phức tạp. Nó bao trùm mọi cấp độ và mọi khía cạnh của cuộc sống: liên chủng loại, liên sắc tộc, liên quốc gia, liên cộng đồng, liên nhân vị và nội tại trong mỗi con người nữa. Cái mà con người ngày nay cần đến là một hiệp thông đời sống vừa trao ban vừa nhận lãnh cách hỗ tương.

3. Kinh nghiệm tìm kiếm hiệp thông


Ở Nhật, người ta thiết lập những đường điện thoại dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần tư vấn, và cũng mở ra cho những người cần có ai đó để nói chuyện. Một buổi tối nọ, nhà tư vấn tâm lý Nishiga nhận một cú điện thoại. Một cậu bé hỏi: “Tôi có thể nói chút việc được không ạ?” Rồi cậu thêm: “Mà xin lỗi, đừng cúp máy nhé!” Nishiga bảo đảm với cậu bé rằng ông vẫn giữ đường dây. Rồi cậu bé hỏi: “Tôi muốn cảm nhận như đang nói với một người nào đó, được không ạ?” Nishiga lại bảo đảm với cậu bé là cậu cứ việc nói. Cậu bé đáp: “Cám ông ông”. Rồi cậu im lặng. Ba phút sau, cậu lên tiếng hỏi: “Ông có còn đó không ạ?” Nishiga hỏi cậu đang nghĩ gì. Và cậu bé trả lời: “Tôi rất vui vì có một người chịu để mất thời giờ cho một ai đó như tôi.” Và cậu còn thêm: “Tôi có thể gọi lại không ạ?” Rồi cậu cúp máy.
Rõ ràng cậu bé cần kết nối hiệp thông. Cậu tìm một người đồng hành. Biết bao nhiêu người trẻ trên thế giới cùng trải qua kinh nghiệm tìm kiếm ấy. Thật chẳng may, nhiều người trong họ kết cục nhập bọn với đám trẻ đường phố, hay tương tự như thế. Nhiều người lớn cũng đi tìm người đồng hành, tìm tình bạn. Và nhiều người đã gia nhập vào bất cứ nhóm nào họ gặp: đủ thứ câu lạc bộ và hiệp hội, nhóm cầu nguyện, ngay cả các nhóm giáo phái.9 Ngày nay những hoạt động tư vấn đa dạng đang được mở rộng. Chúng ta hết lòng cảm tạ Chúa, Giáo Hội và Hội Dòng luôn cung ứng cho chúng ta món quà quí báu là sự đồng hành thiêng liêng, linh hướng. Và trong hoàn cảnh chưa có được như mong muốn thì chúng ta cũng có thể tìm được cách nào đó qua cha giải tội nơi tòa xưng tội. Trong các dịp tĩnh tâm, cha giảng phòng luôn sẵn sàng phục vụ lắng nghe, xin anh em đừng có ngại.

4. Khao khát hiệp thông là rất người


Hiệp thông là cái con người hôm nay tha thiết ao ước. Henri Nouven nói: “Chúng ta thực sự ao ước cái gì? Khi tôi cố gắng lắng nghe ước muốn sâu xa nhất của chính tôi, cũng như ước muốn của kẻ khác, thì xem ra từ ngữ tốt nhất để tóm tắt ước muốn của trái tim con người là HIỆP THÔNG. Hiệp thông có nghĩa là “hiệp nhất với”. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một trái tim sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi nào tìm được hiệp thông trọn vẹn với Ngài”. Chúng ta tìm sự hiệp thông nơi tình bạn, tình yêu trong cộng đoàn, cả nơi sự khao khát thân mật giới tính, dù phải đối mặt với những nguy hiểm. Hiệp thông là một khao khát do Chúa ban, một ước ao có khi mang lại đau khổ miên man, có khi vui sướng bao la. Nhưng sự khao khát hiệp thông của chúng ta sẽ không ra vô ích, mà sẽ được lấp đầy bởi Đấng đã ban cho chúng ta khao khát ấy.

Những khoảnh khắc hiệp thông chóng qua chỉ là dấu hiệu lờ mờ của Hiệp thông mà Chúa hứa cho chúng ta là hiệp thông với Ngài. Nếu không có khao khát hiệp thông thì cuộc sống chúng ta mất đi sức sống và con tim chúng ta ra giá lạnh. Một đời sống thiêng liêng đích thực là một đời sống trong đó chúng ta không tìm được an nghỉ cho đến khi nào được nghỉ ngơi trong vòng tay của Chúa, Đấng là cha là mẹ của mọi khao khát, như thánh Augustinô từng nói: “Lạy Chúa, linh hồn con luôn khắc khoải cho đến khi nào được an nghỉ trong Chúa”.


5. Hiệp thông với Chúa


(Đâu Chỉ Là)

Cựu Ước thấm đậm ý muốn sáng tạo - hiệp thông của Giavê và khao khát hiệp thông với Thiên Chúa của Israel (nhân loại). Sự khao khát hiệp thông hỗ tương này bắt nguồn từ ý muốn tự do cao cả của Giavê, khi tuyển chọn và thiết lập với Israel một mối liên hệ mật thiết. Chúng ta lùi lại thời điểm sáng tạo để thấy ước muốn hiệp thông của Thiên Chúa với nhân loại khi Ngài phán: “Chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta…”10. Việc sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa nhằm đến cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Tạo Hóa dựng nên một tạo vật tương ứng với Ngài: một ai đó mà Ngài có thể nói với và kẻ đó lắng nghe Ngài. Nhưng phải lưu ý rằng từ ngữ “con người” là một từ ngữ tập thể. Vì thế, liên quan đến việc sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ đến một con người cá vị, mà phải nghĩ đến tất cả mọi người.


Tên “Giavê” được mạc khải cho Mosê và cho dân chúng chỉ rõ ý tưởng của Thiên Chúa là “ở với”. Giavê “ở với” Israel: sự hiện diện trở nên hữu hình trong cuộc giải phóng của biến cố Xuất Hành và xuyên suốt lịch sử của dân được tuyển chọn. Thiên Chúa hằng sống luôn xuất hiện cho Israel như vị Thiên Chúa gẩn gũi, một Thiên Chúa luôn mong muốn đem con người đi theo mình. Ước muốn hiệp thông hay sự gần gũi của Thiên Chúa với con người là một đề tài rất được nhấn mạnh. Chẳng hạn trong những mô tả liên quan đến các tổ phụ: Enoch “bước đi với Chúa”11, Noe “một người công chính bước đi với Chúa”12. Nhưng tương quan trực tiếp với Chúa không được tái lập sau Đại hồng thủy: sự yếu đuối của con người đặt ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người, tạo nên một hố sâu giữa con người và Thiên Chúa, ngay cả với Abraham cũng đã được nói “bước đi trước mặt Chúa” chứ không phải “bước đi với Chúa”13. Thiên Chúa không đến “bước đi với” con người nữa, mà chỉ đơn giản hiện ra trong thị kiến14.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng với Abraham, Thiên Chúa bắt đầu phục hồi sự hiệp thông của Ngài với con người. Ngài muốn là Chúa của Abraham và miêu duệ ông15, một diễn tả nhắm đến sự đi theo, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân Người. Những biến cố lớn của nỗ lực về phía Thiên Chúa để phục hồi sự hiệp thông của Ngài với con người là: Lời hứa cam kết vĩnh viển với Abraham và miêu duệ ông, cuộc giải phóng Israel khỏi ách nô lệ Ai cập16, và việc xây dựng Đền Thờ, nhờ đó Ngài luôn luôn hiện diện giữa dân17. Điều đòi hỏi Israel phải cam kết là chu toàn các chỉ thị phượng tự và tuân giữ giới răn của Chúa. Trong sách Lêvi, Thiên Chúa tuyên bố: “Nếu các ngươi theo các quy tắc của Ta, tuân giữ các mệnh lệnh của Ta và đem ra thực hành, Ta sẽ đặt nơi ở của Ta giữa các ngươi, và sẽ không chán ghét các ngươi. Ta sẽ đi đi lại lại giữa các ngươi; Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, còn các ngươi sẽ là dân của Ta18.
VỀ MỤC LỤC

KỈ NIỆM 400 NĂM CHỮ QUỐC NGỮ RA ĐỜI (1615-2015)




 

  Nhân dịp kỷ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ ra đời, 390 năm Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt chân lên đất Việt, chúng tôi dự kiến sẽ trình bày lại để cho độc giả các tác phẩm đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Giáo sĩ Đắc Lộ xuất bản tại Rôma năm 1651.

 

Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên của Alexandre de Rhodes đã khởi đầu cho một nền văn tự mới của Việt Nam, đã ghi cột mốc quan trọng cho lịch sử tiếng Việt, nhờ nó mà các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo hoặc từ nó mà trở về tầm nguyên các giai đoạn trước nữa. Không một nhà nghiên cứu lịch sử Việt ngữ học nào lại không khởi đi từ các phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên, đặc biệt là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La này. Từ điển Việt - Bồ - La là một trong những nguồn cứ liệu gần như bắt buộc và Phép giảng tám ngày là một trong những tài liệu tham khảo cần quan tâm trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Thiết nghĩ đây là dịp để nhắc nhớ biến cố kỉ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ ra đời trong năm 2015 này.

 

Để tiện cho những ai quan tâm nghiên cứu, chúng tôi có vài thông tin như sau.



 

Chúng tôi sẽ không cho in lại trọn vẹn Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên này, vì lý do giá thành của sách sẽ rất mắc, tính hữu dụng và việc phổ biết đến người nghiên cứu không cao. Chúng tôi không muốn in những cuốn sách chỉ để trên giá sách. Vì thế, với ý định phổ biến tác phẩm giúp cho những ai quan tâm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành:

   

Post tất cả các bản gốc của Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên này trên website: www.conggiaovietnam.net (đầy đủ), và một vài tác phẩm có liên quan.

 

 ​



 0.Tu dien Viet Bo La.pdf

​​

 PHEP GIANG 8 NGAY (TVST) - (ban goc).pdf

​​

 DaiNamQuocAmTuVi-1.pdf

​​

 DaiNamQuocAmTuVi-2.pdf

 

   


         Sách in sẽ gồm 2 phần:

 

Phần I: Ba tác phẩm của Cha Đắc Lộ xuất bản tại Roma năm 1651 (bản dịch – để sử dụng). 

Ngữ pháp tiếng Việt (Lingvae Annamiticae Seu Tvnkinesis Brevis declaratio – Báo cáo tóm tắt về tiếng Annam hay Đông kinh), bản dịch của Đỗ Quang Chính - Hoàng Xuân Việt - Thanh Lãng. 

Từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm ope), bản dịch của Đỗ Quang Chính - Hoàng Xuân Việt - Thanh Lãng. 

Phép giảng tám ngày (Cathechismvs in Octo dies diuisus), phần tiếng Việt bản gốc và phần tiếng Việt viết theo chữ Quốc ngữ hiện đại.

 

Phần II: Hai bảng từ giúp tra cứu và sử dụng Từ điển Việt - Bồ - La của nữ tu Bùi Thị Minh Thùy.  



  •  

Bảng 1: Thống kê tất cả các mục từ gồm từ đầu mục, từ hệ thuộc, các ví dụ trong Từ điển Việt - Bồ - La, sắp theo thứ tự a,b,c,... giúp tra cứu cách dễ dàng.  

  •  

Bảng 2: Thống kê toàn bộ các hình thức chữ Quốc ngữ cổ, các chữ giống hiện nay nhưng đã được ghi bằng hình thức khác trong tiếng Việt hiện đại toàn dân (ví dụ: nhít-nhất; nhệt-nhật; lịnh-lệnh; mềnh-mình...), sau đó ghi chú hình thức chữ Quốc ngữ hiện nay song song để giúp nhiều người có thể sử dụng Từ điển Việt - Bồ - La  cách dễ dàng. 

 

Trong bản in sắp tới này, chúng tôi sửa lại bản dịch của Từ điển Việt - Bồ - La cho chính xác hơn dựa theo bản Appendix (phụ trương - còn gọi là bản đính chính) của Đắc Lộ ở cuối nguyên bản mà ba dịch giả trước đã bỏ sót và nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội đã quên đính chính. Phần dịch bản phụ trương của linh mục Nguyễn Công Đoan Sj.



Hiện nay chúng tôi đã post các bản gốc, quý vị mở các đường link bên dưới để tải về, bản in sẽ trình làng trong thời gian sớm nhất.

 0.Tu dien Viet Bo La.pdf

​​

 PHEP GIANG 8 NGAY (TVST) - (ban goc).pdf

​​

 DaiNamQuocAmTuVi-1.pdf

​​

 DaiNamQuocAmTuVi-2.pdf

 

Thiết nghĩ đây là một đóng góp có ý nghĩa của Giáo Hội Việt Nam cho đất nước Việt Nam.



 

Nhớ ơn Cha Đắc Lộ

Nhớ ơn các dịch giả

Kỉ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ ra đời

 

Nữ tu Bùi Thị Minh Thùy

Dòng Đa Minh Rosa Lima

VỀ MỤC LỤC


KHOẢNG CÁCH THẾ HỆ



Chuyên viên kinh tế Văn Khánh tâm sự với bạn bè: “Năm nay mình hơn bốn chục tuổi rồi mà ông bố vẫn coi mình như còn con nít. Có chuyện vui chia sẻ với cụ thì cụ sẵn sàng dồn cho mấy lời khuyên bảo, mà chẳng bao giờ để ý tới cách thức mình đã giải quyết khó khăn”…



Bà mẹ của cô con gái 29 tuổi tới thăm cháu ngoại. Bà tự động dọn dẹp phòng của cháu, thay đổi hướng giường, nói là nằm thế này để tránh gió độc. Trước khi ra về, bà còn dặn con gái là phải ăn uống thế này thế kia cho có nhiều sữa. Và chớ có cho cháu ngoại của bà ăn nhiều rau cải kẻo nó đi tướt...
Thực là lòng cha mẹ thương con cháu như trời như biển. Chăm lo cho con từ lúc nằm ngửa, phơi chim, cho tới khi trưởng thành, nên ông nên bà.
Vậy mà cũng có con than phiền, bảo rằng chẳng để chúng yên, xía vào đời tư của chúng, coi chúng như còn thơ dại.

Các cụ coi có tức hay không cơ chứ!!!

 

Vâng, đó là những cảnh ngộ thường thấy trong mọi xã hội. Người ta nói tới khoảng cách giữa người già và người trẻ ngoài xã hội, giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.



 

Sử gia kiêm chính khách Pháp Alexis de Tocqueville (1805-1859) có nói: “Trong các quốc gia dân chủ, mỗi thế hệ là một bộ lạc mới (people)”.

 

Tại các quốc gia Âu Mỹ, có 4 lớp thế hệ được nêu ra:


- Thế hệ cựu chiến binh sinh ra từ 1922-1943,  tôn trọng truyền thống và sống thích hợp với hậu quả của Thế chiến I.  

- Thế hệ trẻ em bùng phát, (babyboomers), nhiều lý tưởng sanh từ 1946-1964

- Thế hệ X, tự lập, thành thạo kỹ thuật mới, rất linh động  sinh từ 1965-1979,

- Thế hệ Y, millennis ra đời trong thời gian 1980-1994 có thái độ lạc quan, tự tin, thực tế, đa dạng và nghĩ tới cá nhân nhiều hơn.

 

Danh từ Generation Gap, Khoảng Cách Thế Hệ được dùng tại các xã hội Âu Mỹ vào thập niên 1960. Mỗi thế hệ cách nhau từ 20-30 năm là thời gian trung bình để trẻ em lớn lên và thành người lớn thực thụ.


Tự điển Oxford định nghĩa generation gap là sự khác biệt về “thái độ” (Attitude) giữa những người ở thế hệ khác nhau. Thái độ bao gồm sự suy nghĩ và thấy thế nào về một sự việc hoặc một người nào đó. Như là:
- Sự khác nhau trong quan điểm về nếp sống hoặc thiếu sự hiểu biết lẫn nhau giữa lớp thanh niên và lớp người già.

- Khác biệt tuổi tác, giữa những người ở giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

- Khác biệt thế hệ, giữa những người sinh trưởng trong  thời gian khác nhau, hình thành trong điều kiện xã hội khác nhau.

Khoảng cách tạo ra những khác biệt về tâm lý, hành động, và đối xử.Vì họ không hiểu nhau, có những không giống nhau về chính kiến, kinh nghiệm và bản chất.


 

Thực ra, chuyện này cũng chẳng có gì mới lạ. Nó đã hiện diện trong nếp sống con người từ lâu, nhưng rõ ràng hơn kể từ khi có những tiến bộ về khoa học, kỹ thuât.


Thái độ người già

Thuở xưa, khi nhu cầu đời sống được đáp ứng bằng sức lực và sự khôn ngoan của con người, thì người già, nói chung, được trọng nể vì kinh nghiệm của họ.


Với tuổi đời, họ tích lũy được những hiểu biết về canh tác săn bắn, về cách sống, về sự đối phó với khắc nghiệt của thiên nhiên, về quan hệ xã hội cũng như về văn hóa, nghệ thuật. Các kinh nghiệm này rất cần thiết cho con cháu, mới vào đời, cho nên vai trò của họ được coi như kim chỉ nam cho giới trẻ trong việc mưu sinh, lập nghiệp.
Ngoài ra, họ cũng là người nắm giữ tài sản gia đình giòng họ, có quyền sắp đặt, phân phát cho nên sự nhờ vả, tôn trọng của giới trẻ đối với họ là điều dễ hiểu.
Trong xã hội, có những tôn-ti-trật-tự, kính-trên-nhường-dưới, nuôi già, dạy trẻ, kính già, già để tuổi cho. Cha mẹ nào cũng muốn con cái theo gương cha mẹ, để “chẳng giống lông cũng giống cánh” và để giữ sự kế tục, danh dự dòng họ. Mà nói đến kế tục thì nhiều cụ thấm nhuần Nho học đều muốn ‘hãy nối tiếp, làm theo và không được thay đổi” những gì tiền nhân để lại.
Do đó, cha mẹ nào cũng thích khuyên nhủ, dậy dỗ con cái. Có nhiều lý do được nại ra để trao cho con những kinh nghiệm từ bản thân của họ. Vì đã biết rõ con từ tấm bé khi con chưa biết gì, nên cứ giữ ý kiến là con bây giờ cũng còn non dại.
Vì lo lắng cho con, sợ con phạm lầm lỗi.

Vì muốn cho là mình còn cần thiết cho con cái.

Vì nghĩ rằng khuyên con vẫn còn là trách nhiệm và quyền hạn của cha mẹ.

Và cũng vì vẫn muốn kiểm soát con cái.

 

Tuy nhiên, phải vô tư mà thấy rằng, kinh nghiệm của người già có thể có tính cách chủ quan, cá nhân về một lãnh vực nào đó. Vậy mà nhiều cụ cứ cho là có thể áp dụng trong mọi trường hợp, vào mọi thời điểm với hoàn cảnh khác nhau.Do đó họ khư khư bảo vệ ý kiến mình, không chịu chấp nhận ý kiến của  trẻ, có thể hợp thời đại hơn.


Ngày nay, khoa học kỹ thuật quá tiến bộ, bất cứ kiến thức mới nào cũng dễ dàng tìm kiếm qua báo chí, internet, do đó giới trẻ cũng bớt lệ thuộc vào giới già ở học hỏi kinh nghiệm. Khi đưa ra ý kiến, nhiều khi các cụ có thái độ gia trưởng, truyền lệnh. Thay vì “nên thế này thế kia” thì họ lại “bố mẹ muốn như vậy”.
Họ cũng đa nghi, cho là ý tưởng của giới trẻ không có căn bản nên không chịu bàn giao công việc, trách nghiệm…

Họ cũng không muốn thay đổi, đảo lộn những sinh hoạt mà họ đã quen thuộc từ nhiều năm. Thực ra có thể là họ không thích ứng được với hoàn cảnh mới, kỹ thuật mới và không theo kịp với mức độ nhậm lẹ của sự việc. Từ đó, hành động của các cụ quá đắn đo, dè dặt.


Không ít cụ rất dễ xúc động, có mặc cảm tự ty, cho rằng mình bây giờ đã về hưu, bớt lợi tức, đâu còn quyền uy đối với con cái. Ngày xưa thì cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó. Giờ đây đổi đòi, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó. Chúng tự do lựa chọn phối ngẫu tương lai rồi thông báo mẹ cha. Đám cưới chúng giới hạn số bạn bè mình được mời. Muốn tới thăm cháu, phải hẹn trước. Rồi các cụ hờn dỗi, tủi thân vì nhiều  chuyện vẩn vơ, không đâu.

Thái độ giới trẻ

Bản chất giới trẻ cũng có một số điều cần lưu ý, như là:


- Có thể nông cạn về lẽ sống

- Nhẹ tình cảm gia đình, quê hương, cội nguồn dân tộc.

- Nhiều hoài bão, không thỏa mãn với cái đã có.

 

Trước hết, phải thừa nhận là con cái bây giờ có nhiều điểm thuận lợi hơn cha mẹ già. Các con có kiến thức cao, suy luận thực tế, khoa học hơn, tính tình cởi mở, dám nghĩ dám làm việc khó, việc lớn


Các con khỏe mạnh hơn, nhiều nhiệt huyết hơn, có thể làm  nhiều việc trong một thời gian định sẵn. Tầm nhìn của con cái thoáng rộng và thực tế hơn. Họ có nhiều dự tính cho tương lai và luôn luôn nghĩ tới sự tranh đua, phấn đấu.
Đối với cha mẹ, các con cũng có một cái nhìn hơi e ngại dè dặt, ít thổ lộ, ít tiếp xúc. Lý do là văn hóa giáo dục khác biệt. Một bên nghiêm khắc, kín đáo, một bên ồn ào cởi mở. Một bên dùng những ngôn từ “thời đại” mà phía kia, mù tịt, chẳng hiểu ất giáp gì. Như là “phần mềm, ổ cứng”…trong máy computer.
 

Tuy nhiên, con người dù tài ba đến mấy chăng nữa cũng phải có nguồn gốc, có cha mẹ:

 

Con người có bố, có ông



Như cây có cội, như sông có nguồn”

 

Vì thế cũng nên luôn luôn nhớ câu “uống nước, nhớ nguồn”, dù cha mẹ có không hoàn hảo, vẹn toàn.



 

Vả lại:


Tuổi già hiu hắt ngọn đèn

Trước cơn gió lớn, sức bền còn không”.

Và:


 

Sống thì con chẳng cho ăn



Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi”.

 

Nhiều cháu có thể có cả một kho tàng kiến thức nhưng nếu được kết hợp với sự thấu đáo, kinh nghiệm, với sự khôn ngoan của mẹ cha thì kiến thức của mình sẽ đạt được nhiều thành công hơn.


Các cháu nhiều sức lực, trí óc tươi trẻ nên hành động nhanh nhẹn hơn. Nhưng “đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây”. Cha mẹ chậm chạp, nhưng đôi khi chậm mà chắc.
Một số cháu cứ nghĩ rằng cha mẹ già yếu, trở thành vô dụng.
Thực ra già vẫn còn sức mạnh của sự già: sức mạnh của kiên nhẫn, tôi luyện từ nhiều chục năm lăn lội trường đời. Họ vẫn còn khả năng làm việc, nhưng để hoàn tất, họ cần thời gian lâu hơn. “Có còn hơn không”, phải không các cháu?.

Nhìn chung

Nói ra thì nhiều, nhưng đi vào thực tế, phải công nhận là có một khoảng cách dài ngắn, những khác biệt nào đó giữa các thế hệ khác nhau trong cộng đồng, giữa cha mẹ, con cái. Khác biệt về suy nghĩ, hành động, về quan niệm sống, về cách diễn tả tình cảm, tâm trạng.


Sông có khúc, người có lúc thì mỗi lứa tuổi cũng có đặc điểm, cá tính của mỗi thế hệ, mỗi lớp tuổi.
Không nên coi khác biệt đó là mâu thuẫn gây trở ngại cho hài hòa gia đình, xã hội mà là một lẽ đương nhiến trong đời sống, có già có trẻ. Tre già sát cánh măng non. Cũng như có âm thì có dương, có sáng thì có tối, có tốt phải có xấu.
Chẳng nên tìm cách xóa bỏ cách biệt mà nên “biết người biết mình”, để hòa hợp chung sống.
Thích nghi, chấp thuận với khác biệt của nhau, miễn là những khác biệt này không mang tính cách hủy hoại lẫn nhau.
Giúp nhau gọt rũa khác biệt cho dần dần ăn khớp với nhau.
Sẵn sàng lắng nghe nhau, phân tích dị biệt, bàn cãi thẳng thắn rồi chấp nhận nhau.
Tổng kết các điểm đã thông cảm, thỏa thuận thành đường lối chung cho đại gia đình.

 

Mọi người nên nghĩ đời sống  là một cái vòng luẩn quẩn, như diễn tả của bác sĩ  Milton Greenblatt (1914-1994), nhà tiền phong Hoa Kỳ vể chăm sóc sức khỏe tâm bệnh:


Trước hết, chúng ta là con của cha mẹ

Rồi là cha mẹ của bầy con

Sau đó sẽ  trở lại làm cha mẹ của cha mẹ

Cuối cùng là con của bầy con »

Để mà thông cảm, chung sống với nhau.

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức www.bsnguyenyduc.com

Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ

Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách "Câu Chuyện Thầy Lang" và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.

http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos

VỀ MỤC LỤC


Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân



- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ


giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA

1 x. PIÔ XI, Thông điệp Ubi Arcano, 23.12.1922: AAS 14 (1922) tr. 659; PIÔ XII, Thông điệp Summi Pontificatus, 20.10.1939: AAS 31 (1939), tr. 442-443.

2 x. LÊÔ XIII. Thông điệp Rerum Novarum: AAS 23 (1890-91), tr. 647; PIÔ XI, Thông điệp Quadragesimo Anno: AAS 23 (1931), tr. 190; PIÔ XII, Sứ điệp truyền thanh, 1.6.1941: AAS 33 (1941), tr. 207.

3 x. GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), tr. 402.

4 x. GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), tr. 440-441.

5 x. GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), tr. 442-443.

6 x. PIÔ XII, Huấn từ cho Hội Pax Romana M.I.I.C, 25.4.1957: AAS 49 (1957), tr. 298-299. Và nhất là GIOAN XXIII, Diễn văn tại Hội nghị “Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp” Liên Hợp Quốc (F.A.O.), 10.11.1959: AAS 51 (1959), tr. 856,866.

7 ĐTC Phanxicô nói trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 25/6/2014.

8 Huấn thị Đời sống huynh đệ cộng đoàn, số 1a.

9 Khi buồn, Thầy gọi ai?

10 St 1, 26.

11 St 5,22, 24.

12 St 6,9.

13 x. St 17, 1.

14 x. St 3,8; 17,1; 35,9.

15 x. St 17, 8b.

16 x. Xh 6, 6-7.

17 x. Xh 25,8; 29, 45-46.

18 Lv 26, 3, 11-12.




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương