Bản dịch “Việt Nam Khai Quốc” (The Birth of Vietnam) Vài ý kiến đóng góp với bản dịch “Việt Nam khai quốc” (kỳ 1)



tải về 238.01 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích238.01 Kb.
#19660
1   2   3   4

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 2 (sách trang 144-151)






bản dịch

nguyên văn (Wade-Giles)

Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Nguyễn Cảnh Trọng

Yüan Ching-chung

元景仲

Yuán Jǐngzhòng

Nguyên Cảnh trọng

2

Âu dương Nguy

Ou-yang Wei

歐陽頠

Ōuyáng Wěi

Âu dương Ngỗi

3

Âu dương Hốt

Ou-yang Ho

歐陽紇

Ōuyáng Hé

Âu dương Hột

4

Thái Ngung

Ts’ai Ning

蔡凝

Cài Níng

Thái/Sái Ngưng

5

Đại Hoàng

Tai Huang

戴晃

Dài Huǎng

Đái Hoảng

6

Trần Khắc

Shen K’o

沈恪

Shěn Kè

Thẩm Khác

7

Phượng Tần

Fang T’ai

方泰

Fāng Tài

Phương Thái

8

Trần Quân cảo

Shen Chün-kao

沈君高

Shěn Jūngāo

Thẩm Quân cao

9

Li

Li







10

Dương Hựu phổ

Yang Hsiu-p’u

楊休浦

Yáng Xiūpǔ

Dương Hưu phố

11

Lý Hữu Vinh

Li Yu-jung

李幼榮

Lǐ Yòuróng

Lý Hữu (Ấu) Vinh

Chú giải

9- Vào thế kỷ V, Lý (俚) là tiếng để chỉ người thuộc các bộ lạc miền núi phía Nam. Sang thế kỷ VI thì nó lại được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số (không phải Hán) đã chuyển xuống định cư ở vùng thấp, vùng đồng bằng.

11- Chữ “Hữu” tác giả lại chú bằng chữ Ấu “幼”. Có lẽ là nhầm lẫn. Lý Hữu Vinh là tên Việt.

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 3 (sách trang 151-155)






bản dịch

nguyên văn
(Wade-Giles)


Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Khuất Liễu

Ch’ü-liao

屈獠

Qūliáo

Khuất Liệu

2

Điển Triết

Tien-cheh

典澈

Diǎnchè

(hồ) Điển Triệt

3

Âu dương Ngụy

Ou-yang Wei

歐陽頠

Ōuyáng Wěi

Âu dương Ngỗi

4

Âu dương Hốt

Ou-yang Ho

歐陽紇

Ōuyáng Hé

Âu dương Hột

5

Cao Nương

Kao Niang

杲娘

Gǎo Niáng

Cảo Nương

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 4 (sách trang 155-158)






bản dịch

nguyên văn
(Wade-Giles)


Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Tăng Thiện

T’an Ch’ien

曇遷

Tán Qiān

Đàm Thiên

2

Trí Nghi

Chih I

智顗

Zhì Yǐ

Trí Ỷ

3

Tuệ Khả

Hui K’o

慧可

Huì Kě

Tuệ/Huệ Khả

4

Trần Quân cảo

Shen Chün-kao

沈君高

Shěn Jūngāo

Thẩm Quân cao

5

Pháp Hiển

Fa Hsien

法賢

Fǎ Xián

Pháp Hiền

6

Lý Hữu Vinh

Li Yu-jung

李幼榮

Lǐ Yòuróng

Lý Hữu (Ấu) Vinh

7

Lý Xuân

Li Ch’un

李春

Lǐ Chūn

Lý Xuân

8

chùa Chung Thiên

temple of Chung-thiên







chùa Chúng Thiện

9

ba tông phái Thiền Phật giáo










ba Thiền phái lớn ở Việt Nam

Chú giải

1- sư Đàm Thiên (542-607).

3- Huệ Khả là học trò của Bồ đề đạt ma, là Nhị Tổ của Thiền tông Trung Quốc. Chữ 慧 có âm Hán Việt là Tuệ, nhưng tiền nhân vẫn thường nói là (Nhị Tổ) Huệ Khả.

5- theo tác giả chú chữ Hán 法賢 thì ta phải đọc là Pháp Hiền. Ông thuộc thế hệ thứ nhất của Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi.

8- theo mục “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” trong Wikipedia thì: Nay lại có Pháp Hiền thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò.

9- Phật Giáo có 10 tông, như Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông, Mật tông, Thiền tông…, là những nhánh lớn. Trong nhánh lớn lại có những cành con, gọi là phái. Ở đây tác giả muốn nói đến một trong 3 phái của Thiền tông tại Việt Nam. Ta không nên lẫn lộn giữa tông và phái. Thiền thì đương nhiên thuộc về Phật giáo rồi, ta nói Thiền Phật giáo là thừa.



Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 5 (sách trang 158-165)






bản dịch

nguyên văn
(Wade-Giles)


Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Thái Ngung

Ts’ai Ning

蔡凝

Cài Níng

Thái/Sái Ngưng

2

Đại Hoàng

Tai Huang

戴晃

Dài Huǎng

Đái Hoảng

3

Dương Hữu phổ

Yang Hsiu-p’u

楊休浦

Yáng Xiūpǔ

Dương Hưu phố

4

Dương Khiêm

Yang Chien

楊堅

Yáng Jiān

Dương Kiên

5

Ninh Mãnh lực

Ning Meng-li

寗猛力

Nìng Měnglì

Nịnh Mãnh lực

6

Lý Phổ Định

Li P’u-ting

李普鼎

Lǐ Pǔdǐng

Lý Phổ Đỉnh

7

27 tiểu đoàn

army of twenty-seven batalions







27 nghìn quân

8

đèo Đỗ Long

Do-long pass

都隆

Dūlóng

Đô Long

9

Dương Tấn

Yang Chien

楊堅

Yáng Jiān

Dương Kiên

10

Lưu Phương

Liu Fang

劉方

Liú Fāng

Lưu Phương

11

Chu Diên, Ô Diên

Wu-yüan

烏鳶

Wūyuān

Ô Diên

Chú giải

4- và 10- Dương Kiên (楊堅) hay Tùy Văn đế, người sáng lập nhà Tùy.

7- Tiếng Anh trong nguyên bản dùng “army of twenty-seven batalions”, nếu dịch là “một đạo quân 27 tiểu đoàn” như trong bản tiếng Việt thì đúng quá rồi còn gì. Thế nhưng ở Trung Quốc thời cổ đại và trung đại, chắc chắn người ta không phân chia các đơn vị quân đội và gọi là tiểu đoàn, trung đoàn v.v… như hiện nay. Với trực giác tôi chỉ có cảm thấy là dùng từ “tiểu đoàn” trong văn cảnh này có điều gì đó không ổn, vì đây là thời nhà Tùy, nhưng chưa rõ là nên dịch thế nào, tìm ở đâu. Nghĩ nát óc mà chưa ra, đã rơm rớm nước mắt, thì Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?” Tôi thưa lại sự tình thì Bụt chỉ bảo: “Con đã xem phim ‘Xích Bích’ của đạo diễn Ngô Vũ Sâm (John Woo) chưa? Câu trả lời ở trong ấy.” Nói xong thì ngài biến. Tôi vội chạy đi thuê phim về xem. Y như rằng, nhờ phim có phần phụ đề thuyết minh bằng cả hai thứ chữ: chữ Anh và chữ Hán, là thứ mà tôi có thể đánh vần được, tôi đã tìm được đáp số. Ở đoạn Tào Tháo ngồi xem quân mình đá bóng (xưa gọi là đá cầu) có một anh chàng đá rất giỏi, ghi nhiều bàn thắng. Sau trận đấu, Tào Tháo gọi anh ta đến và nói: “Từ nay ta phong cho ngươi là Thiên phu trưởng (千夫長)” (phần chữ Hán). Đây là chức võ quan chỉ huy đơn vị gồm một ngàn quân. Phần chữ Anh thì thuyết là: “Từ nay ta phong cho ngươi là Tiểu đoàn trưởng.” Thì ra ông Mẽo dùng chữ Tiểu đoàn cho Thiên phu. Cái tổ con chuồn chuồn đây rồi. Ta cũng biết là ngày xưa người ta chia quân đội thành những đơn vị 10 người, 50 người, 100 người, 1 nghìn người, 1 vạn người và tương ứng có các chức vụ Thập phu trưởng, Ngũ thập phu trưởng, Bách phu trưởng, Thiên phu trưởng, Vạn phu trưởng.

Vậy thì ở đây ta có thể dịch là “một đạo quân 27 nghìn người”.



Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 1 (sách trang 166-177)






bản dịch

nguyên văn
(Wade-Giles)


Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Tiêu Thiết

Hsiao Hsien

蕭銑

Xiāo Xiǎn

Tiêu Tiển

2

Lâm Sĩ hoàng

Lin Shih-hung

林士弘

Lín Shìhóng

Lâm Sĩ hoằng

3

Cao Sĩ liên

Kao Shih-lien

高士廉

Gāo Shìlián

Cao Sĩ liêm

4

kinh đô Trường Sa

Ch’ang An

長安/ 长安

Cháng’ān

Tràng (/Trường) An

Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 3 (sách trang 181-187)






bản dịch

nguyên văn
(Wade-Giles)


Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Huệ Minh

Hui Ming

慧命

Huì Mìng

Huệ Mệnh

2

Văn Kí

Yün Ch’i

運期

Yùn Qí

Vận Kỳ

3

Mộc Xoa Đề

Mokṣadeva

木叉提婆

Mù-chā-tí-pó

Mộc-xoa-đề-bà

4

Huệ Diễm

Hui Yen

慧琰

Huì Yǎn

Huệ Diệm

5

Đại Thắng Đặng

Ta Sheng Teng

大乘燈

Dàshèngdēng

Đại Thặng Đăng

6

Lữ Tổ thượng

Lu Tsu-shang

盧祖尚

Lú Zǔshàng

Lô/Lư Tổ thượng

7

Văn Bi

Wan Pei

萬備

Wàn Bèi

Vạn Bị

8

Lý Nghĩa phủ(ở dưới nữa: Nghĩa Phụ)

Li I-fu

李義府

Lǐ Yìfǔ

Lý Nghĩa phủ

9

Lý Thọ

Li Yu

李友

Lǐ Yǒu

Lý Hữu

10

Nghiêm Thiên tư

Yen Shan-ssu

嚴善思

Yán Shànsī

Nghiêm Thiện tư

11

Lăng Dư Khánh

Lang She-ch’ing

郎佘慶

Láng Shéqìng

Lang Xà khánh

12

Thẩm Toàn kỳ

Shen Ch’üan-ch’i

沈佺期

Shěn Quánqí

Thẩm Thuyên kỳ

13

Lý Sao

Li Ch’ao

李巢

Lǐ Cháo

Lý Sào

14

Biển Trang

Chang (Sea)

漲海

Zhǎng (hǎi)

Trướng hải

15

Trang vương của nhà Châu

King Cheng of Chou

周成王

Zhōu Chéng wáng

Châu Thành Vương

Chú giải

2- Pháp sư Vận Kỳ là một trong sáu vị tăng sĩ Việt Nam từng qua Ấn Ðộ du học vào cuối thế kỷ thứ bảy đầu thế kỷ thứ tám.

3- Pháp sư Giải Thoát Thiên từng qua Ấn Ðộ bằng đường thủy, tham bái Bồ Ðề Ðạo

Tràng (Ðại Giác Tự) và các thánh tích quanh đó. Tên của ông theo Phạn ngữ là Mokṣadeva (Mộc Xoa Ðề Bà). Ông mất lúc khoảng 25 tuổi.

4- Pháp sư Huệ Diệm là đệ tử của thiền sư Vô Hành người Trung Hoa. Ông họ Hứa, đã cùng du hành đi Tích Lan và ở luôn tu học tại đây.

5- Thiền sư Ðại Thừa Ðăng, (hay Đại Thặng Đăng), tên Phạn ngữ là Ma Ha Dạ Na Bát Ðịa Dĩ Ba (Mahayanapradipa).

14- Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) hay biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam). Thời Hán và thời Nam Bắc triều gọi là Trướng hải (漲海), Phí hải (沸海). Từ thời Đường trở về sau gọi là Nam hải (南海).

15- Sách Việt sử lược chép: Đến đời Thành Vương nhà Chu, Việt Thường Thị mới đem dâng con chim trĩ trắng. Đoạn này dịch là Trang vương của nhà Châu thì không đúng.

Châu Thành vương Cơ Tụng (姬誦) trị vì từ 1042 đến 1021 trước CN.

Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 4 (sách trang 187-194)






bản dịch

nguyên văn
(Wade-Giles)


Hán tự

pinyin

Hán-Việt

1

Ưng Huệ Vương

Yung-hui period (650-655)

永徽

Yǒnghuī

Vĩnh Huy

2

người Lao

Lao



Lǎo

Lão

3

Lý Tự Tiến / Lý Tư Hiến

Lý Tự Tiên     (Li Ssu-hsien)

李嗣先

Lǐ Sìxiān

Lý Tự Tiên

4

Đinh Kiên

Đinh Kiến   (Ting Chien)

丁建

Dīng Jiàn

Đinh Kiến

5

Đường Cao Hoàng

Emperor Kao

唐高宗

Táng Gāozōng

Đường Cao tông

6

Ching Tsung Hoàng Đế

Chung Tsung (705-707)

唐中宗

Táng Zhōngzōng

Đường Trung tông

7

Phúc Lâm

Ch’ü Lan

曲覽

Qū Lǎn

Khúc Lãm

8

Ching Lung Hoàng đế

Ching Lung period (707-709)

景龍

Jǐnglóng

Cảnh Long (707-710)

9

Núi sông Hoan Diên




驩演

Huān Yǎn

Hoan Diễn

10

Thẩm Toàn Kỳ

Shen Ch’üan-ch’i

沈佺期

Shěn Quánqí

Thẩm Thuyên kỳ

11

Chin Li  (Kim Lân)

Chin-lin

金鄰

Jīnlín

Kim Lân

12

Quang Sở Khánh

Kuang Ch’u-k’e

光楚客

Guāng Chǔkè

Quang Sở khách

13

She-pô

She-p’o

闍婆

Shépó hay Dūpó

Đồ bà

Chú giải

1- Vĩnh Huy (650-655) là một trong những niên hiệu của Đường Cao tông Lý Trị.

5- Đường Cao tông (高宗 Gāozōng) Lý Trị (李治 Lǐ Zhì) 650-683.

6- và 8- Cảnh Long (707-710) là một trong những niên hiệu của Đường Trung tông (中宗 – Zhōngzōng) Lý Hiển (李顯 Lǐ Xiǎn).

13- Đồ bà chính là đảo Java của Indonesia.


Каталог: groups -> 14966065
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
14966065 -> VĂn bút nam california ra mắt ban chấp hàNH
14966065 -> Phnom penh, ngàY Ấy còN ĐÂU kim thanh
14966065 -> 10 chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới
14966065 -> Nghề Nuôi Ếch Conraua goliath (8 lbs hơn 3 kg) Bufo marinus
14966065 -> Gao gia (Fake Rice)

tải về 238.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương