Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang6/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
Ngài có sợ ai đó sẽ tìm cách cản ngăn mình?
Không (cười đùa), tôi biết sẽ có người cản, nhưng tôi chẳng sợ, vì đã biết chắc rằng, mình phải làm điều này, và như vậy thì chẳng ai có thể ngăn cản mình được.
Bản văn từ chức được viết lúc nào và do ai?
Do tôi. Lúc này tôi không còn nhớ chính xác là lúc nào nữa, nhưng trễ lắm là đã viết ra trước ngày thông báo quyết định mười bốn ngày.
Tại sao lại viết bằng tiếng La-tinh?
Vì chuyện quan trọng thường được viết bằng tiếng La-tinh. Vả lại, La-tinh là thứ ngôn ngữ tôi nắm vững tới mức có thể viết đúng đắn. Tôi cũng có thể viết bằng tiếng Í, nhưng sợ có thể vấp phải vài lỗi.
Ban đầu Ngài tính từ chức trong tháng 12, nhưng sau lại quyết định vào ngày 11 tháng hai, nhằm vào ngày lễ hội hoá trang, ngày lễ Mẹ hiện ra ở Lộ-đức. Có ý nghĩa biểu tượng nào khi chọn ngày đó không?
Tôi không biết đó là ngày lễ hội hoá trang. Vì thế nó đã gây ra những xáo động ở Đức. Nhưng đó là ngày Mẹ hiện ra ở Lộ-đức. Ngày lễ thánh Bernadette ở Lộ-đức cũng lại gần dịp sinh nhật của tôi. Tôi cho đó là ngày thích hợp cho quyết định của mình.
Như vậy thời điểm đó…
…vâng, nó có một liên hệ nội tâm.
Ngài còn nhớ gì về ngày lịch sử hôm đó? Hẳn là cả đêm đã không ngủ?
Nhưng cũng không đến nỗi xấu. Đối với công luận, dĩ nhiên đó là một bước đi lạ và gây choáng ngợp. Riêng tôi, nhờ đã suy nghĩ chuẩn bị từ lâu, nên đã vượt qua tương đối dễ. Vì thế đó không phải là ngày đặc biệt đau buồn cho tôi.
Và mọi sự đã như bình thường vào ngày hôm sau?
Vâng, có thể nói như thế.
Vẫn những lời cầu nguyện như cũ…
Vẫn những cầu kinh như cũ, nhưng dĩ nhiên có thêm một số lời cầu đặc biệt cho giờ phút đó.
Không thức dậy sớm hơn, không ăn sáng trễ hơn?
Không. Không.
Gần bảy mươi hồng y ngồi trong căn phòng đẹp Sala del Consistoro (phòng mật nghị). Đó là buổi họp để thông báo về một số trường hợp được phong thánh sắp tới. Khi Ngài bước vào phòng, đã chẳng ai nghĩ tới chuyện gì sẽ xẩy ra?
Vâng, chúng tôi đã ấn định với nhau về một vài án phong thánh.
Mọi người kinh ngạc, khi nghe Ngài bắt đầu nói bằng tiếng La-tinh: „Các Hồng Y thân mến, tôi không chỉ mời Anh Em về để thông phần vào việc phong thánh, nhưng tôi còn có điều này quan trọng muốn thông báo với Anh Em.“ Cả phòng họp hồi hộp. Khi nghe Ngài đọc thư từ chức, một vài khuôn mặt trở nên bất động, những người khác hoài nghi, hoang mang, ngỡ ngàng. Chỉ sau khi hồng y niên trưởng Angelo Sodano phát biểu, mọi người mới hiểu ra câu chuyện. Liền đó Ngài có bị chất vấn hay tấn công gì không?
(Cười.) Không thể có chuyện đó xẩy ra. Sau buổi nghị hội, Giáo Tông trịnh trọng bước ra khỏi phòng, và đã không bị ai tấn công. Trong một hoàn cảnh như thế giáo tông là người làm chủ tình thế.
Ngài đã nghĩ gì trong ngày lịch sử đó?
Dĩ nhiên về câu hỏi, thiên hạ sẽ nói gì và tôi sẽ phải ăn nói làm sao? Đó là một ngày buồn trong nhà của tôi. Suốt hôm đó tôi đặc biệt thưa chuyện với Chúa. Ngoài ra chẳng có gì đáng nói.
Trong bản văn từ chức Ngài nói tới lí do không còn sức. Nhưng mất năng lực có là lí do đủ để từ chức không?
Dĩ nhiên người ta có thể trách tôi về điểm này, đây có lẽ là một sự hiểu lầm về chức năng. Người kế vị Phê-rô không chỉ mang trên mình một phận vụ, song người đó phải làm sao để được như ngài. Như vậy, phận vụ chẳng phải là tiêu chuẩn duy nhất. Mặt khác: Giáo tông còn phải làm những việc cụ thể, phải nắm vững toàn bộ tình hình, phải biết cái gì là ưu tiên cần làm, và vân vân. Bắt đầu với việc tiếp các nguyên thủ quốc gia, các giám mục, qua đó mình phải đủ khả năng suy xét để có được những quyết định mỗi ngày. Có người bảo, thì có thể bỏ bớt đi một số công việc đó! Dù vậy, vẫn còn biết bao sự việc quan trọng phải làm, nếu muốn thực thi vai trò cách đúng đắn. Rõ ràng: Nếu khả năng mình không còn đủ để làm những chuyện ấy nữa, thì cũng nên từ chức – đối với tôi thì như vậy, với những người khác có thể khác.
Trong một bài thuyết trình, Ngài có đề cập tới hồng y Reginald Pole (1500-1558). Vị này có lần phát biểu: Chỗ đúng đắn nhất của vị đại diện Chúa Ki-tô là thập giá; nơi ưu quyền giáo tông có một cấu trúc tử đạo.
Câu này thời đó gây chấn động rất mạnh. Tôi đã cho một sinh viên viết luận án về đề tài này. Nó vẫn còn đúng, là vì giáo tông phải là nhân chứng mỗi ngày cho Chúa, phải vác thập giá mỗi ngày và cũng luôn phải sẵn sàng đón nhận Martyria, nghĩa là đón nhận sự đau khổ và những vấn nạn của thế giới. Đấy là một điều gì rất quan trọng. Khi một giáo tông chỉ nhận được tiếng hoan hô mà thôi, thì vị đó phải tự hỏi, mình đã làm gì sai chăng. Là vì ngay từ đầu, khởi đi từ chính đức Ki-tô, thông điệp của Người đã là chuyện điên rồ. Luôn luôn tồn tại mâu thuẫn, và giáo tông luôn vẫn là dấu chỉ của sự mâu thuẫn. Đó là một tiêu chuẩn cho người kế vị tông đồ Phê-rô. Nhưng đây không có nghĩa là người đó phải bị chết chém.


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương