Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang4/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
Cái đó là do mình xa Chúa hay là do sự ngờ vực?
Không phải do ngờ vực, nhưng vì cảm thấy không thể nào vươn tới được cái huyền nhiệm cao cả đó. Dĩ nhiên mình cũng có thêm được những nhận thức mới. Điều này làm cho tôi cảm động và an ủi tôi rất nhiều. Nhưng tôi cũng nhận ra, là không thể nào hiểu thấu được Lời. Nhất là những Lời thịnh nộ, Lời phủ bác, Lời đe doạ phán xét làm cho mình lo sợ và chúng trở nên mạnh mẽ và khủng khiếp hơn xưa.
Người ta cho rằng, một giáo tông, vị đại diện của đức Ki-tô trên trần gian, phải là người đặc biệt sống gần và thân mật với Chúa?
Đúng, cần phải như thế, và tôi cũng không có cảm tưởng là Ngài ở xa tôi. Tôi vẫn luôn có thể thưa chuyện với Ngài. Nhưng dù vậy, tôi chỉ là một con người nhỏ bé đáng thương, không phải bao giờ cũng vươn tới được Ngài.
Cũng có những „đêm tối“ mà nhiều thánh hay nói tới?
Không đến nỗi như thế. Có lẽ tôi cũng chưa thánh đủ, nên chưa rơi vào bóng tối sâu dày như thế. Nhưng ngay trong vòng chuyện con người, trong đó người ta than van, tại sao Chúa lại để cho những thứ đó xẩy ra, thì câu hỏi rất day dứt. Lúc đó mình chỉ biết bám chặt vào niềm tin, là Chúa chắc chắn biết rõ hơn mình.
Trong đời Ngài đã có những „đêm đen“ như thế không?
Có thể nói, chẳng có những đêm thật đen, nhưng lắm khi gặp khó khăn với Chúa trong nhiều hoàn cảnh. Tại sao lại có nhiều sự dữ đến thế? Điều này làm sao phù hợp với sự toàn năng, với lòng nhân từ của Người?
Ngài giải quyết những trường hợp đó ra sao?
Trước hết bằng cách bám chặt vào sự chắc chắn của đức tin, có thể nói là bước vào đứng trong đó. Rồi biết rằng, khi mình không hiểu điều gì, thì không có nghĩa là điều đó sai, mà vì mình quá bé nhỏ nên chưa thể hiểu nổi. Trong một vài trường hợp quả thật tôi từ từ hiểu ra vấn đề. Quả là một quà tặng quý hoá, khi mình bỗng dưng nhìn ra được cái mà trước đó không nhìn ra. Và mình hiểu ra, khi gặp bế tắc với lời Chúa, mình cần phải khiêm tốn chờ đợi, cho đến lúc Chúa mở ra cho mình hiểu.
Và Chúa đã mở ra?
Không phải bao giờ Người cũng mở. Và những lúc mở thì mình thấy chúng quả thật lớn lao.
Một Giáo Tông về hưu có sợ sự chết hoặc ít là có sợ mình chết hay không?
Trên một phương diện nào đó có sợ. Thứ nhất, sợ mình bị tật bệnh lâu dài và trở thành gánh nặng cho kẻ khác. Nếu rơi vào hoàn cảnh này thì tôi buồn lắm. Ba tôi cũng luôn sợ điều đó, nhưng ông đã tránh được. Thứ đến, dù hoàn toàn tin tưởng rằng, Chúa sẽ không thể vứt bỏ mình, nhưng càng gần tới ngày phải ra trước mặt Người, tôi càng cảm thấy mạnh hơn, là mình đã làm quá nhiều điều sai. Vì thế gánh nặng tội lỗi cứ đè nặng lên mình, dù mình vẫn sống trong niềm tin phó thác nền tảng đó.
Điều gì đè nặng Ngài?
Ấy là chuyện mình thỉnh thoảng không đáp ứng đầy đủ cho người khác, không hành xử đúng đắn với họ. Cám ơn Chúa, toàn là chuyện chẳng lớn lao gì, nhưng phải nói là có nhiều điều mình đã có thể và phải làm tốt hơn hoặc đã làm hay hành xử khác hơn đối với nhiều người.
Ngài sẽ nói gì khi đứng trước Đấng Toàn Năng?
Xin Người đoán đến phận hèn yếu của mình.
Ki-tô hữu tin rằng, „sống đời đời“ có nghĩa một cuộc sống trọn đầy.
Điều đó tất nhiên! Rằng như thế là mình đúng đang ở trên quê hương mình.
Ngài chờ đợi gì?
Chuyện này có nhiều lớp. Lớp đầu nặng tính thần học. Ở đây, như thánh An-tịnh (Augustinus) nói, là một niềm an ủi lớn và cũng là một ý tưởng lớn. Ngài cho hay, khi quảng diễn câu thánh vịnh „mãi mãi tìm kiếm khuôn mặt của Người“: Cái „mãi mãi“ này là toàn bộ vĩnh cửu. Thiên Chúa quá lớn, chúng ta không bao giờ thấu hiểu Người. Người luôn luôn mới. Luôn luôn có những khám phá mới và niềm vui mới kéo dài bất tận. Những điều này xoay vào trong một trục về mặt thần học. Đồng thời cũng có mặt khác, hoàn toàn mang tính chất con người, là tôi vui mừng sẽ được gặp lại ba mẹ, các chị, các bạn tôi, và tôi mường tượng cảnh đó cũng sẽ đẹp như thời gian trong gia đình tôi trước đây.
Cánh Chung Luận, môn học về „những điều sau hết“ – chết, luyện ngục, mở ra một thế giới mới – là một trong những đề tài suy tư chính của Ngài. Ngài cho hay, cuốn sách về Cánh Chung Luận là tác phẩm được soạn kĩ nhất của Ngài. Lúc này đây, khi đang cận kề trước những câu hỏi cánh chung, Ngài có thấy những suy tư thần học có giúp mình được gì không?
Có. Chẳng hạn như những suy tư về lửa luyện tội, về đau khổ và ý nghĩa của nó, và rồi về tính chất cộng đoàn của hạnh phúc, nghĩa là có thể nói con người được dầm mình trong đại dương bao la của niềm vui và tình yêu, điều này quả rất quan trọng đối với tôi.


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương