Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang9/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   61
Để xác định lại một lần nữa: Như vậy không phải vì biết trước được người sẽ kế nhiệm mình, nên quyết định từ chức của Ngài đã trở nên dễ dàng hơn?
Không. Đoàn hồng y có sự tự do và năng động riêng của họ. Không thể nói trước được, ai là người sẽ được bầu.
Có nhiều cái mới nơi giáo tông Phan-sinh: Ngài là tu sĩ dòng tên đầu tiên ngồi vào ngai thánh Phê-rô; người đầu tiên lấy tên Phan-sinh. Và nhất là: vị đầu tiên tới từ „thế giới mới“. Điều này ảnh hưởng thế nào trên cấu trúc của Giáo Hội công giáo hoàn vũ?
Điều đó có nghĩa là Giáo Hội vốn uyển chuyển, năng động, không đóng kín và vẫn tiến tới trong những bước đi mới của mình. Giáo Hội không đông đặc trong một mô hình nào đó, nhưng luôn mở ra cho ta những ngạc nhiên bất ngờ. Giáo Hội bao hàm trong nó một động năng giúp mình tự cải tiến. Quả là đẹp và phấn kích, khi được thấy ngay cả trong thời đại chúng ta có những điều bất ngờ xẩy ra và chúng chứng tỏ cho thấy là Giáo Hội sống động và đong đầy những khả năng biến chuyển.

Mặt khác, hi vọng rồi đây Nam Mĩ sẽ đóng một vai trò quan trọng. Đây là lục đại công giáo lớn nhất, đồng thời cũng là miền đất đau khổ và có nhiều vấn đề nhất. Lục địa này quả thật có nhiều giám mục nổi tiếng và, dù lắm đau khổ và nhiều vấn đề, đó là một Giáo Hội đầy năng động. Như thế, qua việc bầu này, có thể nói thời điểm của Nam Mĩ đã tới. Lại nữa vị Giáo Tông mới vừa có gốc Ý lẫn Nam Mĩ, nên trong ngài có sự quyện lẫn của hai thế giới cũ và mới cũng như có sự hợp nhất của lịch sử.


Với giáo tông Phan-sinh, Giáo Hội công giáo hoàn vũ không còn quy hướng về Âu châu nữa, ít ra là vai trò của Âu châu từ nay bị yếu đi.
Rõ ràng Âu châu không còn đương nhiên là trung tâm của Giáo Hội hoàn vũ nữa và Giáo Hội giờ đây phổ quát hơn với sự đồng cân của nhiều đại lục. Âu châu vẫn có trách nhiệm và những nhiệm vụ đặc trưng của nó. Nhưng đức tin của Âu châu đã hao mòn đến độ không còn là xung lực chính cho Giáo Hội hoàn vũ và cho đức tin trong Giáo Hội nữa. Và chúng ta cũng đã thấy, nhờ các yếu tố như yếu tố phi châu, nam mĩ hoặc phi-luật-tân, mà Giáo Hội lại có được nguồn động năng mới; năng lực này thổi gió mát vào một Phương Tây mỏi mệt, xua tan sự mệt mỏi và đánh thức đức tin của nó trở dậy. Khi tôi nghĩ về nước Đức, tôi thấy ở đó cũng có một đức tin sống động và nhiều tâm hồn hăng say phục vụ Chúa và con người. Nhưng mặt khác cũng thấy đây đó sức nặng của nạn bàn giấy, đức tin bị lí thuyết hoá, xã hội bị chính trị hoá và thiếu sinh lực; sinh lực này xem ra nhiều lúc lại gần như bị đè bẹp bởi các cơ cấu quá nặng nề. Trong hoàn cảnh như thế, việc trỗi dậy của các lục địa khác trong Giáo Hội là điều phấn khởi; và Âu châu hi vọng sẽ được tái truyền giáo từ ngoài.
Người ta nói, Thiên Chúa thường sửa lỗi mỗi vị giáo tông qua người kế nhiệm của mình. Giáo tông Phan-sinh sẽ sửa lỗi Ngài về điểm gì?
(Cười.) Đúng, tôi có thể nói, về thái độ ân cần trực tiếp với con người. Tôi nghĩ, đây là điểm mấu chốt. Ngài cũng là một Giáo Tông mang nhiều suy tư. Khi đọc tông thư Evangelii gaudium (Niềm vui Tin Mừng) hoặc khi nghe các bài phỏng vấn, tôi nhận ra ngài là người nhiều suy tư, thao thức với những câu hỏi thời đại. Và đồng thời cũng là một người trực tiếp đến với con người, luôn quen sống giữa con người. Ngài không ở trong dinh Palazzo, mà ở Santa Marta, là có ý muốn quần tụ với con người. Tôi nghĩ rằng, điều này cũng có thể làm được ở trên đó [trên dinh Palazzo], nhưng ngài muốn tạo một dấu nhấn mới. Có thể tôi quả thật đã không sống gần với con người đủ. Và nữa, có thể nói, ngài cũng là người can đảm khi đề cập và tìm cách giải quyết các vấn đề.
Ngài có nghĩ là vị kế nhiệm của mình hơi quá vũ bão, hơi thái quá?
(Cười.) Mỗi người mang một tâm tính khác nhau. Người này có lẽ hơi thiếu cởi mở, người kia có lẽ quá năng động hơn mình tưởng. Nhưng tôi thấy, việc ngài trực tiếp đi tới với người khác, là điều tốt. Dĩ nhiên tôi vẫn tự hỏi, không biết ngài giữ được tới bao lâu. Vì mỗi ngày thứ tư với hai trăm lần bắt tay hoặc hơn cũng đòi hỏi khá nhiều sức lực. Nhưng hãy để cho Chúa lo liệu.


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương