Bài tập quản trị chiến lưỢc bài Xây dựng ma trận efe cho công ty Bảo Việt Cần Thơ dựa trên các yếu tố sau



tải về 47.5 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu21.10.2022
Kích47.5 Kb.
#53622
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
bai tap quan tri chien luoc 2016
BAI TAP HOACH DINH CHIEN LUOC, C u 2 H y x c nh u l nh ng i m m nh v nh ng i m y u c a
Phương hướng sắp tới: Xí nghiệp liên hiệp X đang có dự định:

  • Đưa sản phẩm của xí nghiệp vào tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa, đặc biệt là tại các thành phố lớn nhất Việt Nam.

  • Đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất nước trái cây từ nguyên liệu nước quả cô đặc, sản phẩm nước ép trái cây này sẽ được bán ở thị trường nội địa cũng như sẽ xuất khẩu cho các nước khác.

  1. Hãy cho biết tên gọi chiến lược của xí nghiệp X hiện nay là gì? Sắp tới là gì?

  2. Xí nghiệp X có nên hay không mở ra tất cả các nông trường sản xuất đủ các loại trái cây nhằm khép kín phía đầu vào nhằm chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất hay không? (giả định rằng nó có đầy đủ các yếu tố nhân lực, vốn, đất đai cho việc sản xuất và canh tác các loại trái cây).

  3. Trong chiến lược đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất nước ép trái cây, xí nghiệp nên xem xét những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài và bên trong như thế nào? Hãy sắp xếp các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong theo thứ tự quan trọng.

Bài 15. Những năm qua trong quá trình mở cửa nền kinh tế, các công ty điện tử của Việt Nam do được trang bị công nghệ tương đôi tiên tiên, do đó sản phẩm điện tử của Công ty có chất lượng cao, giá cả hợp lý và được thị trường Việt Nam chấp nhận, hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các công ty sẽ phải cạnh trnah gay gắt sản phẩm điện tử với các công ty điện tứ Đông Nam Á và thế giới.Vì các công ty nước ngoài đang có lợi thế so sánh về trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu.Đây cũng là khó khăn thật sự của các công ty điện tử Việt Nam trong tương lai.Các công ty điện tử tuy đã có đối sách, song vẫn còn lúng túng, chưa có một chiến lược kinh doanh tối ưu. Câu hỏi:

  1. Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty điện tử Việt Nam

  2. Lập bảng ma trận SWOT cho tổng công ty

  3. Đưa ra các chiến lược kết hợp cho tổng công ty.

Bài 16. Honda vào thị trường Mỹ
Khi Honda đưa sản phảm của mình vào thị trường Mỹ, nhu cầu về xe máy còn rất hạn chế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài các lực lượng như cảnh sát hay quân đội phải dùng xe máy trong công việc, xe máy ở Mỹ chỉ thu hút một nhóm nhỏ dân cư. Mặc dù hầu hết các chủ xe là người tao nhà, xe máy vẫn có một hình tượng không hay do những nhóm người thích sử dụng chúng để gây ồn ã. Họ thường gọi xe của họ bằng các tên như: “Thiên thần địa ngục”, “Kẻ nô lệ của quỷ dữ”. Hình ảnh xe máy gắn liền với hình ảnh các chú thanh niên choai choai mặc áo da và chuyên gây phiền nhiễu cho công chúng.
Khi những nhà quản lý của Honda đi nghiên cứu thị trường Mỹ, họ cảm thấy không thoải mái.Họ nói tiếng Anh kém.Họ đếncác đại lý ký gửi và được đối xử không lịch sự lắm. Dường như các đại lý này chỉ quan tâm đến kinh doanh ô tô, Điều khó khăn thứ hai là Bộ tài chính Mỹ chỉ cho Honda chuyển một khoản tiền nhỏ vào Mỹ. Điều đó làm Honda phải bắt đầu đầu tư với quy mô nhỏ.
Honda thành lập chi nhánh đầu tiên của mình trên nước Mỹ vào năm 1959 với tên gọi American Honda Motor Company. Điều này hoàn toàn đối nghịch với các hãng sản xuất nước ngoài khác vì các hãng đó chỉ dựa chủ yếu vào đại lý phân phối. Chiến lược Marketing của Honda được trình bày trong báo cáo năm 1963 như sau: “Với chính sách bán hàng của mình, Honda không phải dành cho những kẻ phiền nhiễu mà cho đa số công chúng, những người trước đây chưa từng bao giờ nghĩ đến xe máy.
Honda bắt đầu sự nghiệp của mình ở nước Mỹ bằng loại xe mã lực nhỏ nhẹ. Loại xe này có 3 số, côn tự động, năm mã lực (xe của Mỹ chỉ có 2,5 mã lực), bộ phận khởi động và một thiết kế thuận tiện cho phụ nữ. Loại xe này thực sự dễ sử dụng. Xe Honda bán với giá 250 đô la trong khi đó xe lớn hơn của Anh và Mỹ bán với giá từ 1000 đến 1500 đôla.
Vào tháng 6 năm 1960, bộ phận nghiên cứu và triển khai của Honda có tới 700 nhân viên, trong khi đó các hãng của Anh và Mỹ dường như chỉ có 100 nhân viên. Năm 1962, năng suất lao động bình quân của một công nhân là 159 đơn vị, cao gấp 2 lần hãng hàng đầu Harley Davidson của Mỹ. Năm 1959, với doanh số 55 triệu đô la, Honda đã trở thành nhà sản xuất mô tô lớn nhất thế giới.
Honda có chính sách phát triển thịtrường qua từng vùng.Họ bắt đầu từ Los Angeles, nơi có nhiều người Nhật thế hệ thứ 2, thứ 3 sinh sống.Chính sách quảng cáo của họ hướng vào các gia đình trẻ với dòng quảng cáo “Bạn gặp người tao nhã nhất trên chiếc Honda”. Đây là chiến dịch có chủ địnhtách biệt Honda với hình tượng những người chuyên gây phiền toái từng gắn với các loại xe của Mỹ và Châu Âu.

  1. Liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của Honda; cơ hội và đe dọa từ môi trường kinh doanh

  2. Lập ma trận SWOT và chỉ ra những chiến lược tạo ra sự thành công của Honda.


tải về 47.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương