Bài tập lớn môn họC: DÂn số VÀ TÀi nguyên môi trưỜNG


Bài học từ di cư tại Việt Nam



tải về 205.52 Kb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích205.52 Kb.
#51913
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6
Nhóm-2-Dân-số, TL-DSPT, Nhóm-4-Dân-số (1)

2. Bài học từ di cư tại Việt Nam


Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, Việt Nam có 86 triệu người trong đó 6,6 triệu người đã di cư 5 năm trước cuộc tổng điều tra. Cuộc điều tra không tính người di cư tạm thời (sẽ quay trở về) và di cư theo thời vụ cũng như những người di cư không đăng ký tạm trú, như vậy tổng số người di cư trong nước thực tế cao hơn rất nhiều. Năm 2009, người nhập cư có đăng ký tạm trú chiếm 20% tổng dân số của Hà Nội, còn tại thành phố Hồ Chí Minh con số này chiếm một phần ba tổng dân số của thành phố. Người nhập cư chủ yếu lao động trong lĩnh vực vận tải; dịch vụ nhà hàng khách sạn; giúp việc gia đình; chế tạo cơ khí và xây dựng; người nhập cư ở thành phố chủ yếu là tự kinh doanh. Người nhập cư thường chuyển phần lớn số tiền kiếm được về cho người thân ở quê nhà và đôi khi nhận lương thực từ quê nhà gửi lên. Nam giới thường chuyển tiền về quê nhiều hơn phụ nữ, họ có thu nhập cao hơn và số tiền chuyển về chỉ chiếm 10% thu nhập của họ, trong khi con số này ở phụ nữ là 17%.
Có một số yếu tố đẩy và kéo dẫn đến di cư. Theo nghiên cứu của Chun và Sang (2012), nguyên nhân chính dẫn đến di cư tại Việt Nam là việc làm không ổn định và thu nhập thấp tại khu vực nông thôn, trong khi việc đó đoàn tụ gia đình và thu nhập cao hơn tại các thành phố là yếu tố kéo. Sở hữu nhà và/hoặc đất sản xuất tại vùng nông thôn là yếu tố hạn chế tình trạng di cư.
Theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bình đẳng, bao gồm cả người nhập cư, như quyền được làm việc, học tập, tiếp cận với các dịch vụ y tế, tự do đi lại và cư trú. Luật Lao động và Luật Cư trú đều công nhận các quyền này thông qua các quy định cụ thể. Tuy nhiên, Hệ thống Đăng ký Hộ khẩu quyết định khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và dịch vụ công ích, đất đai và nhà ở của các hộ dân. Các quy định của hệ thống này cũng đã được đơn giản hóa từ thập niên 90, tuy nhiên nó vẫn tạo ra những rào cản đối với những người không thường trú (bao gồm cả người nhập cư) trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và các quyền cơ bản. Các hộ gia đình được phân chia thành 4 loại theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, từ thường trú đến tạm trú, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người nhập cư tạm thời tại các thành phố không đăng ký tạm trú. Người nhập cư không có hộ khẩu, nhất là một số người tạm cư ít có cơ hội tiếp cận với một số dịch vụ. Các thành phố xử lý vấn đề nhập cư theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện để người nhập cư có thể tiếp cận tốt hơn với vấn đề nhà ở, trong khi Hà Nội lại áp dụng nhiều quy định hạn chế hơn đối với người nhập cư, điều này được thể hiện trong Luật Thủ đô năm 2012.
Nhiều người nhập cư có độ tuổi tương đối trẻ, chưa lập gia đình và sống độc thân. Nữ giới thường có xu hướng nhập cư ở độ tuổi trẻ hơn đôi chút so với nam giới và chiếm số đông trong lực lượng nhập cư bởi vì các khu công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao đối với nữ công nhân. Nam giới thường làm việc trong lĩnh vực xây dựng, còn phụ nữ thường là giúp việc gia đình hoặc công nhân trong các nhà máy. Một nghiên cứu gần đây tại khu vực phía nam Việt Nam cho thấy phụ nữ nhập cư trong các nhà máy có thể bị bạo hành liên quan đến giới từ những người làm cùng và các cá nhân trong cộng đồng vì họ không nhận được sự bảo vệ của gia đình và thiếu các mạng lưới xã hội tại khu vực người nhập cư sinh sống.
Di cư có thể gây nhiều tác động đối với trẻ em vì chúng phải đối mặt với sự chia ly, cuộc sống xa cách gia đình, quá trình học tập bị gián đoạn và thiếu các mạng lưới xã hội. Trẻ em nam chủ yếu lao động trong các ngành đòi hỏi phải có sức khỏe như xúc than hay đánh bắt thủy sản, hoặc buôn bán và buôn lậu ma túy, còn trẻ em nữ thường làm lao động giúp việc gia đình, một số em bị đẩy vào con đường mại dâm. Nhiều thanh niên nhập cư không đăng ký tạm trú, phải làm việc nhiều giờ, tiền công lao động thấp hơn, và/hoặc bị suy giảm và lạm dụng thể chất và tinh thần.
Gia đình có người cư dân đều để lại tác động đối với những người ở lại, bao gồm cả người già và nhiều phụ nữ (ở độ tuổi trung niên). Những người ở lại phải trông nom, nuôi dạy con cái của người di cư và phải làm việc ngoài đồng. Chính sách và thực tiễn thường thiên vị người Kinh hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác, ví dụ như cơ hội tiếp cận đất đai trong quá trình di cư tại khu vực Tây Nguyên. Người nhập cư cũng gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở tại các thành phố. Người tạm cư và nhập cư không có hộ khẩu thường trú không có việc làm ổn định; các công việc đó hiếm khi cung cấp bảo hiểm y tế và trợ cấp thất nghiệp, không được hưởng chế độ nghỉ ốm đau, bệnh tật, thai sản. Người nhập cư thường có trình độ tay nghề thấp hơn so với người dân thành phố, đây có thể là lý do họ được trả lương thấp hơn đôi chút so với mặt bằng thu nhập chung của người dân thành phố, nhất là đối với người nhập cư là phụ nữ và người dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ cũng có thể là một rào cản đối với người dân tộc thiểu số nhập cư tại các khu đô thị.
Tại Việt Nam, người nhập cư cả nam giới và phụ nữ làm nên một lực lượng lao động dồi dào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đa chiều của người nhập cư tại các thành phố vẫn tồn tại, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và hệ thống bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, không có cơ quan nhà nước ở trung ương chịu trách nhiệm bảo trợ xã hội cho người nhập cư tự do, do đó những thách thức và nhu cầu cụ thể của họ thường không được quan tâm giải quyết.

tải về 205.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương