Bài tập lớn môn họC: DÂn số VÀ TÀi nguyên môi trưỜNG


Bài học về công tác tái định cư tại Việt Nam



tải về 205.52 Kb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích205.52 Kb.
#51913
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6
Nhóm-2-Dân-số, TL-DSPT, Nhóm-4-Dân-số (1)

3. Bài học về công tác tái định cư tại Việt Nam


Chương trình tái định cư của nhà nước đã có một quá trình phát triển lâu dài tại Việt Nam. Các chương trình tái định cư hiện tại rất đa dạng, bao gồm tái định cư cho người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và một số nhóm đối tượng khác. Giải pháp này được thực hiện nhằm giải quyết mức độ phơi bày trước hiểm họa và tổn thương khi đối mặt với lũ lụt và các hình thức suy thoái môi trường khác (ví dụ như sạt lở bờ sông).
Hàng loạt chính sách tái định cư nhằm giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa khí hậu và môi trường đã được ban hành, nhất là từ năm 1996 trở đi. Đặc biệt từ sau trận lũ lịch sử năm 2000 tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình sống chung với lũ đã được triển khai thực hiện như là một giải pháp thích ứng, chương trình này được tiếp tục mở rộng nhiều lần với nỗ lực tái định cư cho người dân ra khỏi những vùng không an toàn. Chương trình bao gồm các hoạt động xây dựng và nâng cấp cụm tuyến dân cư. Tuyến dân cư là các khu vực được nâng cốt nền lên cao dọc bờ sông, kênh rạch nơi thuyền bè có thể lưu thông; cụm dân cư là nơi sinh sống của các nhóm hộ dân trên nền đất được nâng cao và có khả năng tiếp cận với các dịch vụ công ích cơ bản.
Hàng loạt cụm dân cư với hạ tầng cơ bản đã được xây dựng và các hộ dân đã được di dời đến sinh sống. Theo Kế hoạch Thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai năm 2009, đến năm 2015 phấn đấu di dời 130.000 hộ dân, trong đó 70% số hộ được di dời khỏi vùng ngập lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các hộ dân ở khu vực miền núi phía bắc sẽ được di dời khỏi các vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất; người dân ở một số khu vực thuộc Đồng bằng sông Hồng cũng sẽ được di dời để tránh hiện tượng sạt lở bờ sông và sạt lở vùng ven biển; di dời dân ở khu vực Tây Nguyên để tránh lũ lụt; di dời dân vùng Đông Nam Bộ để tránh ngập lụt của sông Đồng Nai và Sài Gòn. Chương trình tái định cư cho người dân vạn đò (sinh sống trên thuyền) cũng được tăng cường thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế với mục tiêu di dời và ổn định cuộc sống người dân vạn đò trên bờ. Năm 2009, có khoảng 1.000 hộ dân sinh sống trên phá Tam Giang và hơn 400 hộ sinh sống trên sông Hương. Năm 2010, khoảng 555 hộ trên phá Tam Giang và 343 hộ trên sông Hương đã được tái định cư trên bờ (Huế 2010).
Tuy nhiên kết quả của các chương trình tái định cư thường bị pha trộn. Mức độ phơi bày trước hiểm họa môi trường và khí hậu cực đoan đã giảm đi đáng kể. Theo báo cáo, các khu tái định cư có điều kiện sinh sống tốt hơn, khả năng tiếp cận các dịch vụ công ích được cải thiện, người dân được cung cấp nước sạch và tiếp cận điện lưới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Ở một số nơi, quan hệ xã hội đã được tăng cường. Tuy nhiên, mức độ dễ bị tổn thương và khả năng chống chịu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, nhất là cơ hội cải thiện sinh kế. Các hộ tái định cư trên phá Tam Giang không có đất sản xuất nông nghiệp và quỹ đất cho công tác tái định cư còn hạn chế, tuy nhiên việc tái định cư cũng mở ra nhiều cơ hội cho chăn nuôi, lao động làm công và cung cấp dịch vụ. Người dân tái định cư tại Đồng bằng sông Cửu Long mất nhiều thời gian đi lại hơn để đến được ruộng của mình hoặc khu vực đánh bắt thủy sản do quãng đường đi lại đã tăng lên. Chăn nuôi là một nguồn thu nhập quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên người dân lại không được phép chăn nuôi tại các cụm dân cư. Ngoài ra, người dân dọc tuyến dân cư tại tỉnh Long An thường phàn nàn về điều kiện nhà ở.
Phương thức hỗ trợ vốn vay của các chương trình tái định cư, ví dụ như để nâng cốt nền và làm nhà, cũng đã gây nhiều khó khăn của cho các hộ nghèo và cận nghèo trong việc trả nợ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Phá Tam Giang, các hộ dân vạn đò chuyển lên bờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này mở ra cơ hội để họ có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên các ngân hàng thường không sẵn sàng trong việc hỗ trợ các hộ dân vay vốn vì cho rằng việc trả nợ đối với họ là hết sức khó khăn. Tại tỉnh Đồng Tháp và Long An, các hộ tái định cư thường rơi vào cảnh nợ nần từ các khoản vay của chương trình tái định cư để tôn nền và làm nhà ở.
Bản thân quá trình tái định cư cũng chứa đựng nhiều bất cập, như chất lượng quy hoạch còn yếu kém, trách nhiệm quản lý tài chính không rõ ràng, sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế, các khoản vay và hỗ trợ xây dựng nhà ở thiếu minh bạch và chưa có sự nhất quán. Quy chế dân chủ cơ sở đã tạo tiền đề quan trọng để người dân thực hiện quyền tham gia ở cấp cơ sở trong các chương trình tái định cư, điều đó có nghĩa là các hộ bị ảnh hưởng phải được cung cấp thông tin đầy đủ, họ cần được tham gia thảo luận, được tham vấn ý kiến, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các dự án tại địa phương. Quy chế này chưa được thực hiện rộng rãi trong quá trình tái định cư tại Đồng bằng sông Cửu Long.

tải về 205.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương